Apply to us Apply to us Apply to us

Việt Nam học

Ngành Việt Nam học tại Fulbright

Trong 30 năm qua, ngành Việt Nam học đã mở rộng và phát triển mạnh mẽ không chỉ ở Việt Nam mà còn tại các trường đại học, viện nghiên cứu ở châu Á, châu Âu, Bắc Mỹ và Australia. Việt Nam học đương đại đã vượt ra khỏi khuôn khổ thiên kiến, những câu chuyện về thuộc địa và Chiến tranh lạnh để nhìn nhận Việt Nam cùng với các đặc tính đa chiều của quốc gia này trong lịch sử và thời hiện đại ở cả bối cảnh khu vực lẫn thế giới.

Ngành Việt Nam học vững mạnh luôn là một mục tiêu không thể thiểu trong tầm nhìn ban đầu của những nhà sáng lập trường Đại học Fulbright Việt Nam. Nội dung của ngành Việt Nam học bao gồm nghiên cứu học thuật các văn bản, tài liệu và nguồn thông tin chữ Hán-Nôm, tiếng Pháp, chữ Quốc ngữ cũng như các nghiên cứu quan trọng về chính trị, xã hội, văn hóa và kinh tế Việt Nam. Các nghiên cứu học thuật của ngành Việt Nam học mang bản chất liên ngành và không chỉ bao hàm chủ đề về con người, cộng đồng và thể chế trong phạm lãnh thổ Việt Nam, mà còn có cộng đồng người Việt hải ngoại cũng như Việt Nam trong bối cảnh khu vực Đông Á và Đông Nam Á.

Ngành Việt Nam học được thiết kế cho mọi sinh viên, bất kể xuất thân từ quốc gia hay dân tộc nào, những người muốn theo đuổi ngành nghiên cứu về đất nước Việt Nam từ nhiều góc độ phản biện khác nhau.

Việt Nam học là một lĩnh vực liên ngành nơi các học giả và sinh viên áp dụng lý thuyết và phương pháp của nhiều ngành (bao gồm nhân văn, khoa học xã hội và khoa học tự nhiên) cùng với các phương pháp tiếp cận xuyên ngành trong nghiên cứu về Việt Nam. Các môn học Nâng cao (cấp 300) sẽ giúp sinh viên ngành Việt Nam học bồi dưỡng chuyên môn trong lĩnh vực Việt Nam học và Khu vực học, Lịch sử dân tộc, Quan hệ Quốc tế, Kinh tế Liên ngành (ví dụ: kinh tế môi trường, hoặc kinh tế di sản), Văn hóa học, Giáo dục, Nhân văn số, Văn học và Phim ảnh Việt Nam. Ngoài ra, sinh viên Việt Nam học được khuyến khích đăng ký các ngành khác được giảng dạy tại Fulbright làm ngành phụ hoặc ngành kép.

Do Việt Nam học là một phân nhánh của khu vực học, sinh viên ngành Việt Nam học sẽ học được cách định vị Việt Nam trong cả bối cảnh khu vực và thế giới. Đồng thời, sinh viên cũng có được khả năng nghiên cứu Việt Nam qua góc nhìn so sánh, từ đó có tư duy phản biện và mang tính xây dựng hơn về mối liên hệ của Việt Nam với các quốc gia khác trên thế giới.

Tất cả sinh viên ngành Việt Nam học được yêu cầu học thêm một hoặc nhiều ngôn ngữ liên quan khác ngoài tiếng Anh và tiếng Việt để có thể vận dụng trong quá trình nghiên cứu nâng cao về Việt Nam. Tùy thuộc vào nền tảng hoặc sở thích, sinh viên có thể lựa chọn theo học tiếng Việt hiện đại với chữ Quốc ngữ (nếu tiếng Việt không phải là tiếng mẹ đẻ của sinh viên), Hán ngữ cổ điển hoặc hiện đại, chữ Nôm hoặc kỹ năng đọc hiểu tiếng Pháp hiện đại.

Đảm bảo cam kết của trường Đại học Fulbright Việt Nam về việc mang lại cơ hội học tập trải nghiệm, học tập phục vụ cộng đồng và trao đổi giáo dục, sinh viên ngành Việt Nam học sẽ có chương trình học trên lớp kết hợp với các hoạt động học tập ngoài “thế giới thực” như nghiên cứu thực địa, hoạt động phục vụ cộng đồng, chương trình trao đổi sinh viên và các khóa học liên kết trong khuôn khổ hợp tác cùng với các trường đại học khác.

Tấm bằng Cử nhân Fulbright ngành Việt Nam học với một lĩnh vực trọng tâm và các kỹ năng ngôn ngữ, xã hội sẽ giúp sinh viên tự tin theo đuổi nhiều ngành nghề trong mạng lưới quốc tế – những ngành mà hiểu biết về Việt Nam đóng vai trò quan trọng. Ví dụ, sinh viên có thể làm việc trong lĩnh vực nghệ thuật (như nghệ thuật trình diễn và điện ảnh), báo chí, các tổ chức văn hóa-giáo dục, hoặc các viện nghiên cứu. Ngoài ra, sinh viên Việt Nam học có thể đầu quân cho các tổ chức kinh tế, ngoại giao, tổ chức quốc tế; công ty du lịch, thương mại; và/hoặc các tổ chức chính phủ và phi chính phủ ở Việt Nam và quốc tế – những nơi yêu cầu kiến thức sâu rộng về đất nước Việt Nam. Sinh viên tốt nghiệp ngành Việt Nam học cũng được trang bị hành trang cần thiết cho các chương trình sau đại học với trọng tâm cụ thể vào Việt Nam và các lĩnh vực liên quan tại bất kỳ trường đại học nào trên khắp thế giới.

detail

Chào mừng đến với Ngành Việt Nam học tại Fulbright!

Chúng tôi thúc đẩy nghiên cứu liên ngành, đa lĩnh vực về đất nước Việt Nam trên toàn cầu. Sinh viên ngành Việt Nam học sẽ học cách định vị Việt Nam trong bối cảnh khu vực và quốc tế, từ đó học cách tư duy phản biện, mang tính đóng góp hơn về các mối liên hệ của Việt Nam với các nước khác trên thế giới.

Nơi đây quy tụ nhiều chuyên gia đẳng cấp, nổi tiếng khắp thế giới về lĩnh vực Việt Nam học ngay tại Thành phố Hồ Chí Minh, với tư cách là giảng viên thường trực, giảng viên thỉnh giảng cũng như các học giả thỉnh giảng – những người thường xuyên chia sẻ về những nghiên cứu tiên tiến và kinh nghiệm chuyên môn cho cộng đồng. Sinh viên của chúng tôi đến từ nhiều ngành với những sở thích khác nhau, nhưng tất cả đều có chung một niềm đam mê áp dụng các phương pháp khác nhau để hiểu Việt Nam một cách sâu sắc, toàn diện hơn.

Chúng tôi đặt mục tiêu trở thành ngành học năng động nhất trong khuôn viên trường với nhiều lớp học, sự kiện, hội thảo, hoạt động, cơ sở vật chất chuyên biệt và cơ hội nghiên cứu độc lập được tài trợ. Lấy Việt Nam làm trung tâm, chúng tôi không ngừng vươn tới môi trường quốc tế với nhiều lớp học, hội thảo liên kết, chương trình trao đổi sinh viên, giảng viên hợp tác với các trường đại học hàng đầu Hoa Kỳ, Vương quốc Anh và Châu Âu lục địa. Ngoài ra, chúng tôi kết hợp các học phần của mình với các ngành khác, thúc đẩy việc học không giới hạn trên khắp các tổ chức trên thế giới với tinh thần giáo dục khai phóng Việt Nam của Đông Kinh Nghĩa Thục.

TS. Nicholas Weber

Để biết thêm chi tiết về ngành Việt Nam học, vui lòng liên hệ Giảng viên Điều phối ngành qua email nicolas.weber@fulbright.edu.vn

Tiêu điểm học thuật

academy
Đại học Fulbright Việt Nam trân trọng mời bạn tham dự tọa đàm bàn tròn về Điện ảnh Đài Loan, do Trung tâm Nghiên cứu Việt Nam chủ trì, cùng với sự hợp tác của chương trình Autumn Meeting (Gặp gỡ mùa thu). Buổi tọa đàm sẽ thảo luận về những chủ đề về gia đình với vai trò là hạt nhân của xã hội đương đại từ quan điểm trong nước (từ Đài Loan) và góc nhìn nước ngoài (từ Việt Nam và Hoa Kỳ). Sự hiện diện của điện ảnh Đài Loan và những giải thưởng đạt được trong các cuộc thi, liên hoan phim ảnh quốc tế tiếp tục khẳng định vị thế của nền điện ảnh nước này trên màn bạc toàn cầu, không ngừng đặt ra các vấn đề về nhân văn trong bối cảnh kết nối toàn cầu. Một mặt, những câu chuyện về gia đình phản ánh trong phim Đài Loan hình ảnh đa chiều về một xã hội cụ thể. Mặt khác, vượt ra ngoài những đặc điểm địa phương, các gia đình xuất hiện trong phim gợi nhắc khác giả những câu hỏi về nhân văn toàn cầu hiện diện ở bất kỳ cộng đồng hoặc xã hội trong thế giới hiện nay. See more
academy
Chuỗi sự kiện Fulbright Speaker’s Series là hành trình tìm kiếm kiến thức và hiểu biết từ nhiều góc nhìn sâu sắc của các tác giả nổi tiếng ở cả Việt Nam và thế giới, đi sâu vào vô số các chủ đề: từ phát triển lịch sử và Việt Nam hiện nay trong bối cảnh toàn cầu hóa đến tầm quan trọng của sức khỏe tâm thần khi trở thành một thành viên cộng đồng giàu lòng nhân ái. Kênh Youtube: Chuỗi sự kiện Thế giới qua những trang sách Subscribe here
academy
Trong học kỳ Mùa thu, sinh viên Đại học Dartmouth và Fulbright đã tham gia kỳ học tập tương tác qua các cuộc thảo luận trực tuyến, bài tập nhóm và dự án nghiên cứu. Vào tháng 12 năm 2022, 19 sinh viên trường Dartmouth và 16 sinh viên Fulbright đã tập trung tại Đại học Fulbright Việt Nam để thực hiện nghiên cứu thực nghiệm và trình bày kết quả nghiên cứu trong các tài liệu nghiên cứu và phim tài liệu do các sinh viên thực hiện cùng nhau. Các bạn đã tham gia vào nhiều hoạt động khác nhau, bao gồm thảo luận bàn tròn, phỏng vấn, đào tạo sản xuất video, các buổi bình duyệt và các chuyến đi thực tế đến Rừng ngập mặn Cần Giờ và tỉnh Bến Tre. See more
academy
Đại học Fulbright Việt Nam hân hạnh tổ chức Hội Nghị Nghiên cứu Quốc tế chuyên đề “Đông Kinh Nghĩa Thục & Mô hình Giáo dục Khai phóng Việt Nam” dự kiến diễn ra từ ngày 19-20/11/2022, nhân dịp kỷ niệm 115 năm Đông Kinh Nghĩa Thục (1907-2022, Kỷ niệm 155 năm Ngày sinh Phan Bội Châu (1867-2022), và 150 năm Ngày sinh Phan Châu Trinh (1872-2022). Hội Nghị Nghiên cứu Quốc tế chuyên đề “Đông Kinh Nghĩa Thục & Mô hình Giáo dục Khai phóng Việt Nam See more
Đóng góp cho ngành Việt Nam học

Điều kiện cấp bằng tốt nghiệp

Sinh viên nhận Bằng Cử nhân Khoa học xã hội ngành Việt Nam học sau khi hoàn thành:

Chương trình giáo dục Đại cương:

  • 5 môn Nền tảng (20 tín chỉ) và 8 môn Khám phá (32 tín chỉ), trong đó tối đa hai môn Khám phá (8 tín chỉ) có thể được tính vào ngành chính
  • Học tập Trải nghiệm (4 – 12 tín chỉ).

Yêu cầu chung của Ngành chính:

  • 1 học phần Theory & Methods in Vietnam Studies (tên cũ: Introduction to Vietnamese Studies) (4 tín chỉ)
  • 2 Môn Sơ cấp (8 tín chỉ; cả hai môn đều có thể đáp ứng điều kiện môn Khám phá)
  • 1 học phần Ngôn ngữ Cơ bản (được miễn nếu sinh viên cung cấp chứng chỉ ngoại ngữ hợp lệ hoặc làm kiểm tra đạt mức CEFR A1 HOẶC tương đương) (4 tín chỉ).
  • 1 học phần Ngôn ngữ Trung cấp (được miễn nếu sinh viên cung cấp chứng chỉ ngoại ngữ hợp lệ hoặc làm kiểm tra đạt mức CEFR A2 HOẶC tương đương), HOẶC 1 môn Trung cấp (4 tín chỉ).
  • 2 Môn Trung cấp (8 tín chỉ)
  • 2 Môn Nâng cao (cấp 300) (8 tín chỉ).
  • MỘT trong những lựa chọn sau:
    – 2 Môn Nâng cao (cấp 300) bổ sung (8 tín chỉ); HOẶC
    -Hoàn thành 8 giờ tín chỉ học tập trải nghiệm bổ sung (8 tín chỉ); HOẶC
    -1 Môn Nâng cao (cấp 300) và 4 giờ tín chỉ học tập trải nghiệm bổ sung (8 tín chỉ)
  • 1 Hội thảo Đồ án Tốt nghiệp (2 tín chỉ, tự chọn đối với Khóa 2023, bắt buộc kể từ khóa 2024 trở đi)
  • 1 Môn Tự chọn ở bất kỳ cấp độ nào của ngành Việt Nam học (4 tín chỉ)
  • 1 Môn Nâng cao (cấp 300) (4 tín chỉ)

Minh họa lộ trình học:

Năm 1
  • Môn Nền tảng
  • Môn Khám phá
  • Môn Sơ cấp
  • Cơ bản
  • Học phần Ngôn ngữ
Năm 2
  • Môn Nền tảng
  • Môn Khám phá
  • Theory & Methods in Vietnam Studies Intermediate
  • Học phần Ngôn ngữ
  • Môn Trung Cấp
  • Môn tự chọn
Năm 3
  • Hội thảo Đồ án Tốt nghiệp (đối với sinh viên thực hiện Đồ án Tốt nghiệp)
  • Học tập Trải nghiệm
  • Môn Trung cấp
  • Môn Nâng cao
  • Môn tự chọn
Năm 4
  • Môn Nâng cao
  • Môn Việt Nam học tự chọn
  • Đồ án Tốt nghiệp I (cho sinh viên Xuất sắc)
  • Đồ án Tốt nghiệp II (cho sinh viên Xuất sắc)

Yêu cầu Ngành phụ

Sinh viên ngành Việt Nam học hoàn thành 6 học phần:

  • 1 học phần Theory & Methods in Vietnam Studies (4 tín chỉ)
  • 1 học phần Ngôn ngữ Cơ bản (được miễn nếu sinh viên cung cấp chứng chỉ ngoại ngữ hợp lệ hoặc làm kiểm tra đạt mức CEFR A1 HOẶC tương đương) (4 tín chỉ).
  • 1 Môn Sơ cấp (4 tín chỉ)
  • 2 Môn Trung cấp (4 tín chỉ)
  • 1 Môn Nâng cao (cấp 300) (4 tín chỉ)

Chương trình đào tạo giúp mài giũa khả năng tư duy phản biện, kỹ năng xác định và giải quyết vấn đề, qua đó sinh viên ngành Việt Nam học được trang bị kiến thức xuyên ngành về Việt Nam trong bối cảnh khu vực và quốc tế kết hợp với các kỹ năng ngoại ngữ, nhân văn số. Những hành trang này sẽ giúp sinh viên có năng lực cạnh tranh trong các môi trường làm việc yêu cầu vốn hiểu biết đa chiều về Việt Nam.

Điều kiện để đăng ký Việt Nam học là Ngành chính và Ngành phụ

Để chính thức đăng ký Việt Nam học là Ngành chính, sinh viên cần hoàn thành 2 môn nền tảng, 2 môn sơ cấp và 1 môn trung cấp cùng với 1 học phần ngôn ngữ.

Để chính thức đăng ký Việt Nam học là Ngành phụ, sinh viên cần hoàn thành các môn nền tảng, 1 môn sơ cấp và 1 học phần ngôn ngữ.

Điều kiện Tốt nghiệp hạng Xuất sắc

  • GPA đạt ngưỡng tối thiểu tại học kỳ hè của sinh viên năm 3.
  • Sinh viên phải hoàn thành Đồ án Tốt nghiệp I và Đồ án Tốt nghiệp II
  • Đồ án Tốt nghiệp phải được hạng Xuất sắc

Danh sách học phần minh họa

Theory & Methods in Vietnam Studies (tên cũ: Introduction to Vietnamese Studies) (4 tín chỉ): Môn học bắt buộc này giới thiệu cho sinh viên nhiều khía cạnh quan trọng của ngành Việt Nam học với tư cách là một lĩnh vực liên ngành và là một phân nhánh của ngành khu vực học. Trước hết, sinh viên sẽ tìm hiểu “tính xuyên ngành” và “khu vực học” là gì, khía cạnh khu vực học nào được đề cập khi nói đến ngành Việt Nam học và tại sao chúng lại có vai trò quan trọng trong việc hiểu về một quốc gia và con người ở quốc gia đó. Những khái niệm chính trong trong lĩnh vực khoa học xã hội và nhân văn (như “xã hội”, “văn hóa”, “dân tộc và nhà nước” hoặc “toàn cầu hóa”) sẽ được thảo luận để tạo nền tảng lý thuyết giúp hiểu sâu hơn về “Việt Nam”. Sinh viên sẽ có cơ hội tìm hiểu nhiều nghiên cứu điển hình, chấp nhận hoặc chất vấn các kết quả nghiên cứu với tinh thần phản biện. Ngoài ra, sinh viên cũng có cơ hội học về nghiên cứu khu vực, nhìn nhận tầm quan trọng của việc nghiên cứu các trung tâm đô thị và nông thôn như Thành phố Hồ Chí Minh (trước đây là Sài Gòn), Huế, Hà Nội, Đồng bằng Sông Cửu Long, từ đó bồi đắp vốn hiểu biết về các địa điểm này nói riêng và về Việt Nam nói chung. Các buổi tọa đàm và trò chuyện trực tuyến với các học giả tiêu biểu của ngành Việt Nam học từ Bắc Mỹ, châu Âu, Đông Á và Đông Nam Á, sẽ giúp sinh viên nhìn nhận các khía cạnh toàn cầu của lĩnh vực học thuật đầy hấp dẫn này. Đồng thời, sinh viên cũng được tiếp cận với vô số nguồn tài liệu phục vụ cho việc học và nghiên cứu. Vào cuối học phần, sinh viên được khuyến khích thực hiện một đề tài nghiên cứu tự chọn được hỗ trợ bởi một danh mục tài liệu tham khảo. Cả sinh viên ngành chính lẫn không chuyên của ngành Việt Nam học đều có thể đăng ký học phần này.

Môn Sơ cấp (cấp 100): Với cách tiếp cận liên ngành, các môn sơ cấp sẽ giúp sinh viên làm quen với lĩnh vực nghiên cứu khu vực, qua đó có cơ hội tìm hiểu thêm về Việt Nam:

  • How to become a writer: lessons from Vietnamese and non-Vietnamese writers
  • Introduction to Comparative Politics: Bringing in Vietnam
  • Cultural and Intellectual Foundation of Vietnamese Literary Chinese I
  • Documentary Films from Vietnam: History, Theory, and Practice
  • Literacy upon Image and Moving Image: Examples from Vietnamese and International Cinema
  • Analysis of Vietnamese identities through contemporary Vietnamese cinema
  • Introduction to Champa and Khmer History
  • Digital Humanities in Vietnam Studies Contexts I
  • Modern East Asia

Môn Trung cấp (cấp 200): Sau khi sinh viên đã được trang bị các cách tiếp cận lý thuyết, kiến thức cơ bản về Việt Nam và các khu vực trong nước, ngôn ngữ và những kỹ năng chuyên môn (kỹ năng phỏng vấn lịch sử qua lời kể), các môn trung cấp tập trung hơn vào việc đọc sâu và giải thích một cách cặn kẽ các “văn bản có định nghĩa rộng”. Dưới đây là một số ví dụ minh họa:

  • Going Hand in Hand: Politics and Economic Development in Contemporary Vietnam
  • Vietnamese Cinema from Its Beginning to Present: Tendencies, Operating Mechanism
  • The Challenge of Change: Civil Society and Social Movements in Vietnam
  • The Legacy of the War in Retrospect I
  • Cultural and Intellectual Foundation of Vietnamese Literary Chinese II
  • Digital Creative Writing: Lessons from Vietnamese and Non-Vietnamese Writers
  • Ethics in Practice: Philosophical Buddhist Ethics
  • What Movies Show and Don’t Show: Film Adaptations in Asian Contexts
  • Modern Vietnam and Its Neighbors: Vietnam Diplomatic History
  • Developing Vietnam: History, Environment, and Culture
  • Digital Humanities in Vietnam Studies Contexts II
  • Contending Theories of International Relations: A Comprehensive View of Vietnam and the World
  • Visualizing Vietnam
    A History of ASEAN
  • Global Vietnam War I
  • Global Vietnam War II
  • Literature and Film of the Vietnamese Diaspora
  • Gender and War Studies: The U.S.-Vietnam War
  • Power, Personhood, and Place in Mainland Southeast Asia
  • Development from Below: Indigenous paths to modernity in Vietnam

Môn Cao cấp (cấp 300): Tùy thuộc vào sở thích học thuật, sinh viên có thể chon 3 môn thuộc lĩnh vực mà mình đăng ký là chuyên ngành. Dưới đây là một số ví dụ về các môn:

  • Evolution of Vietnamese Society in the 20th century from a multidisciplinary perspective
  • Sources of Southeast Asian History
    The Legacy of the War in Retrospect II
  • “All the World’s a Stage”: Performance Studies in Vietnam
  • Researching and Writing Vietnamese Diplomatic History
  • Vietnamese Republicanism
  • History of International Communism

Đồ án tốt nghiệp (8 tín chỉ): Đồ án Tốt nghiệp là cơ hội tuyệt vời cho sinh viên thực hiện nghiên cứu kéo dài một năm và trình bày ở dạng luận văn cá nhân hoặc nghiên cứu nhóm. Lấy Việt Nam làm trung tâm, dự án năm cuối này có thể bao quát nhiều chủ đề ở Việt Nam đương đại nhờ các tài liệu mới và/hoặc cách phương pháp nghiên cứu mới. Sinh viên có thể ứng dụng cách tiếp cận xuyên ngành đối với Đồ án cá nhân hoặc nghiên cứu nhóm xuyên ngành (nhóm nghiên cứu có thành viên học các chuyên ngành khác nhau) đối với Đồ án tốt nghiệp nhóm. Sinh viên có thể trình bày Đồ án Tốt nghiệp ở dạng “truyền thống” (nghĩa là luận văn) hoặc sản phẩm nghiên cứu đa phương tiện.

  • dropdown dot Theory & Methods in Vietnam Studies
  • dropdown dot Môn Sơ cấp (yêu cầu học 2 môn)

    Môn Sơ cấp:

    • How to become a writer: lessons from Vietnamese and non-Vietnamese writers
    • Introduction to Comparative Politics: Bringing in Vietnam
    • Cultural and Intellectual Foundation of Vietnamese Literary Chinese I
    • Documentary Films from Vietnam: History, Theory, and Practice
    • Literacy upon Image and Moving Image: Examples from Vietnamese and International Cinema
    • Analysis of Vietnamese identities through contemporary Vietnamese cinema
    • Introduction to Champa and Khmer History
    • Digital Humanities in Vietnam Studies Contexts I
    • Modern East Asia
  • dropdown dot Học phần Ngôn ngữ Cơ bản* (yêu cầu học 1 môn)
  • dropdown dot Học phần Ngôn ngữ Trung cấp** HOẶC Môn Trung cấp (yêu cầu học 1 môn)

    Môn Trung cấp (cấp 200):

    • Going Hand in Hand: Politics and Economic Development in Contemporary Vietnam
    • Vietnamese Cinema from Its Beginning to Present: Tendencies, Operating Mechanism
    • The Challenge of Change: Civil Society and Social Movements in Vietnam
    • The Legacy of the War in Retrospect I
    • Cultural and Intellectual Foundation of Vietnamese Literary Chinese II
    • Digital Creative Writing: Lessons from Vietnamese and Non-Vietnamese Writers
    • Ethics in Practice: Philosophical Buddhist Ethics
    • What Movies Show and Don’t Show: Film Adaptations in Asian Contexts
    • Modern Vietnam and Its Neighbors: Vietnam Diplomatic History
    • Developing Vietnam: History, Environment, and Culture
    • Digital Humanities in Vietnam Studies Contexts II
    • Contending Theories of International Relations: A Comprehensive View of Vietnam and the World
    • Visualizing Vietnam
    • A History of ASEAN
    • Global Vietnam War I
    • Global Vietnam War II
    • Literature and Film of the Vietnamese Diaspora
    • Gender and War Studies: The U.S.-Vietnam War
    • Power, Personhood, and Place in Mainland Southeast Asia
    • Development from Below: Indigenous paths to modernity in Vietnam
  • dropdown dot Môn Trung cấp (yêu cầu học 2 môn)

    Môn Trung cấp (cấp 200):

    • Going Hand in Hand: Politics and Economic Development in Contemporary Vietnam
    • Vietnamese Cinema from Its Beginning to Present: Tendencies, Operating Mechanism
    • The Challenge of Change: Civil Society and Social Movements in Vietnam
    • The Legacy of the War in Retrospect I
    • Cultural and Intellectual Foundation of Vietnamese Literary Chinese II
    • Digital Creative Writing: Lessons from Vietnamese and Non-Vietnamese Writers
    • Ethics in Practice: Philosophical Buddhist Ethics
    • What Movies Show and Don’t Show: Film Adaptations in Asian Contexts
    • Modern Vietnam and Its Neighbors: Vietnam Diplomatic History
    • Developing Vietnam: History, Environment, and Culture
    • Digital Humanities in Vietnam Studies Contexts II
    • Contending Theories of International Relations: A Comprehensive View of Vietnam and the World
    • Visualizing Vietnam
    • A History of ASEAN
    • Global Vietnam War I
    • Global Vietnam War II
    • Literature and Film of the Vietnamese Diaspora
    • Gender and War Studies: The U.S.-Vietnam War
    • Power, Personhood, and Place in Mainland Southeast Asia
    • Development from Below: Indigenous paths to modernity in Vietnam
  • dropdown dot Môn Nâng cao (yêu cầu học 2 môn)

    Môn Nâng cao (cấp 300):

    • Evolution of Vietnamese Society in the 20th century from a multidisciplinary perspective
    • Sources of Southeast Asian History
    • The Legacy of the War in Retrospect II
    • “All the World’s a Stage”: Performance Studies in Vietnam
    • Researching and Writing Vietnamese Diplomatic History
    • Vietnamese Republicanism
    • History of International Communism
  • dropdown dot Yêu cầu của Ngành (yêu cầu học 2 môn)

    Yêu cầu của Ngành:

    • Môn Tự chọn ở bất kỳ cấp độ thuộc ngành Việt Nam học (yêu cầu học 1 môn)
    • Môn Nâng cao (yêu cầu học 1 môn)
  • dropdown dot Đồ án Tốt nghiệp I & Đồ án Tốt nghiệp II (yêu cầu học 2 môn)

*được miễn nếu sinh viên cung cấp chứng chỉ ngoại ngữ hợp lệ hoặc làm kiểm tra đạt mức CEFR A1 hoặc tương đương

**được miễn nếu sinh viên cung cấp chứng chỉ ngoại ngữ hợp lệ hoặc làm kiểm tra đạt mức CEFR A2 hoặc tương đương

Gặp gỡ đội ngũ giảng viên

Đội ngũ giảng viên với kinh nghiệm quốc tế và vốn hiểu biết sâu sắc về Việt Nam sẽ thực hiện cam kết giúp bạn thành công trong lĩnh vực học thuật.

Giảng viên tiêu biểu

faculty
Trước khi gia nhập vào Fulbright với tư cách là giảng viên ngành Việt Nam học vào năm 2021, TS Nguyễn Thành Trung là Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu Việt Nam và là Trưởng Bộ môn Chính trị Quốc tế của trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn (USSH) - Đại học Quốc gia TP.HCM (2016-2018). Ông từng giữ chức vụ Trưởng khoa Quan hệ Quốc tế trường Đại học Khoa học Xã hội - Nhân văn từ 2016 đến 2018. Sau khi nhận bằng Thạc sĩ Chính trị Quốc tế tại Đại học Phúc Đán theo chương trình học bổng từ Quỹ United Board (UBCHEA), TS. Nguyễn Thành Trung tiếp tục theo đuổi chương trình tiến sĩ tại Đại học Virginia theo Học bổng bậc Tiến sĩ của Viện Harvard-Yenching, trước khi hoàn thành chương trình Tiến sĩ Khoa học Chính trị tại Đại học Baptist Hồng Kông với Chương trình Học bổng Tiến sĩ Hồng Kông (HKPFS) danh giá. Ông cũng được đào tạo tại Đại học Harvard và Đại học Quản lý Singapore (SMU) ngành Quản lý Giáo dục với tư cách nghiên cứu sinh UBCHEA. Tại Đại học Fulbright Việt Nam, TS. Nguyễn Thành Trung đang giảng dạy các môn Kinh tế Chính trị Quốc tế, Lý thuyết Quan hệ Quốc tế, Chính sách Đối ngoại Trung Quốc, Chính trị học so sánh, Chính trị thế giới, An ninh Quốc tế và Văn hoá và Xã hội Việt Nam đương đại. TS. Nguyễn Thành Trung đã xuất bản nhiều chương sách về chính sách đối ngoại của Việt Nam và an ninh khu vực. Ngoài ra, ông cũng là gương mặt xuất hiện thường xuyên trên báo chí và truyền thông Việt Nam.
Nguyễn Thành Trung, Giảng viên ngành Việt Nam học See more

Gặp gỡ các Fulbrighters

Hãy cùng tìm hiểu Fulbright tác động như thế nào đến cuộc sống của sinh viên và cựu sinh viên.

Sinh viên tiêu biểu

academy
Xin chào, em tên là Đồng Thị Hải Yến, hiện đang theo học hai ngành: Việt Nam học và Tâm lý học. Là một người khiếm thị, em học được cách kiên cường và duy trì quyết tâm trên chặng đường theo đuổi các mục tiêu học thuật của mình. Niềm đam mê đối với Việt Nam học của em xuất phát từ sự tò mò về những khía cạnh đa chiều của Việt Nam như lịch sử, văn hóa, xã hội và chính trị. Em đặc biệt hứng thú với việc tìm hiểu các giai đoạn lịch sử và những sự kiện đã định hình sự phát triển nhanh chóng của con người Việt Nam. Là một nạn nhân của chất độc màu da cam, em cũng có động lực khám phá những góc tối lịch sử mà cha ông ta phải trải qua trong thời chiến. Hiện tại em đang thực hiện nghiên cứu sâu về tâm lý của cộng đồng người khuyết tật ở Việt Nam, đặc biệt là người khiếm thị. Qua nghiên cứu này, em mong muốn được đóng góp vào quá trình phát triển của một xã hội công bằng, nơi người khuyết tật được quan tâm về cả mặt thể chất và tinh thần thông qua các phúc lợi xã hội. Em tin rằng các bài báo nghiên cứu học thuật về cộng đồng người có hoàn cảnh khó khăn ở Việt Nam sẽ mang lại những thay đổi ý nghĩa và nâng cao nhận thức về tầm quan trọng của việc giúp đỡ những người trong hoàn cảnh khó khăn. Ngành Việt Nam học đã mang lại cho em lượng kiến thức phong phú về vô số khía cạnh của xã hội Việt Nam, qua đó giúp định hình con đường nghiên cứu của em. Bên cạnh đó, Việt Nam học cũng cung cấp cho em nhiều cơ hội để phát triển bản thân và phát triển học thuật nhờ việc tương tác với các thầy cô giảng viên và các bạn sinh viên.”
Đồng Thị Hải Yến, Khóa 2024 Thu gọn
Khóa 2025
  • Từ Minh Duy
  • Nguyễn Trần Phương Linh
  • Đặng Thị Thảo Nguyễn
  • Nguyễn Hà Mỹ Tâm
Khóa 2024
  • Huỳnh Thị Mỹ Lâm
  • Quách Minh Phát
  • Đồng Thị Hải Yến
alumni

Gặp gỡ các cựu sinh viên

Hãy cùng tìm hiểu Fulbright tác động như thế nào đến cuộc sống của sinh viên và cựu sinh viên.

Cựu sinh viên tiêu biểu

faculty
“Với cá nhân em, việc chọn Việt Nam học làm ngành chính ở Fulbright là điều hết sức tự nhiên. Năm 2015, sau khi nhiều lần suy ngẫm và từ một sự trùng hợp, em tự nhủ rằng mình sẽ cống hiến cả đời để “biến Việt Nam thành một nơi tốt đẹp hơn” thông qua chính sách công. Đó từng là một tuyên ngôn ngớ ngẩn, nhưng kể từ khi đó, em đã du học ở Anh để sớm tiếp xúc với chính trị và kinh tế, lãnh đạo nhiều dự án trao quyền cho thanh niên ở Việt Nam và Đông Nam Á, sau đó quay trở lại Việt Nam và tham gia vào Fulbright để đồng kiến tạo một cơ sở mà em tin rằng sẽ thành công trao quyền cho thế hệ lãnh đạo Việt Nam tương lai. Do đó, Việt Nam học là một bước tiếp tự nhiên cho sự phát triển bản thân và học thuật của em. Bỏ qua câu chuyện cá nhân, ngành này đã mang lại thêm nhiều giá trị cho hành trình học tập của em, trong đó giá trị lớn nhất là được học những kiến thức đẳng cấp thế giới trong bối cảnh Việt Nam. Trước khi theo học ngành này, em đã từng nhiều lần cảm thấy nản lòng bởi em hiểu rõ về chính trị Anh, nhưng lại có kiến thức hạn hẹp về hệ thống chính trị Việt Nam. Ngành Việt Nam học đã giúp lấp đầy khoảng trống ấy và đi đầu trong việc giáo dục sinh viên, kể về Việt Nam từ góc độ của người Việt. Em xin chân thành cảm ơn thầy Nam và anh Hoàng vì đã cống hiến và mang lại nguồn cảm hứng cho ngành này. Trong tương lai, em sẽ luôn biết ơn và tự hào nói rằng mình là sinh viên tốt nghiệp ngành Việt Nam học của Đại học Fulbright Việt Nam”
Phan Hoàng Dũng, Khóa 2023 Thu gọn

Ấn phẩm của khoa

Nguyễn Nam

“A Vietnamese Reading of the Master’s Classic: Phạm Nguyễn Du’s Humble Comments on the Analects – As an Example of Transformative Learning,” in Roland Reichenbach and Duck-Joo Kwak, eds. Confucian Perspectives on Learning and Self-Transformation – International and Cross-Disciplinary Approaches, Cham, Switzerland: Springer, 2021.

Historical and Cultural Translation Studies: The Case of Truyền Kỳ Mạn Lục 傳奇漫錄 [Phiên dịch học Lịch sử – Văn hoá: Trường hợp Truyền Kỳ Mạn Lục], Vietnam National University in Ho Chi Minh City, 2002.

“Traveling Knowledge: Publications from Japan and China in Early Twentieth-Century Vietnam” in 世界の日本研究 / Japanese Studies Around the World 2021: 10–27.

Vũ Minh Hoàng

Vu, Hoang Minh. “Book Review: Unwritten Rule: State-Making through Land Reform in Cambodia by Alice Beban” in Journal of Asian Studies 82, no. 2 (Summer 2023).

Vu, Hoang Minh. “Recycling violence: The theory and practice of reeducation camps in post-war Vietnam” in Galway, Matthew and Marc Opper, eds. Experiments with Marxism-Leninism in Cold War Southeast Asia. Canberra: ANU Press, 2022.

Nguyễn Thành Trung

Nguyễn Thành Trung (co-authored). Sức Mạnh Mềm của Trung Quốc trong cạnh tranh chiến lược với Mỹ ở khu vực Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương: Tác động và Hàm ý với Việt Nam. Nhà Xuất Bản Chính Trị Quốc Gia Sự Thật, 2022.

Nguyen Thanh Trung and Le Ngoc Khanh Ngan, “Authoritarian Empowerment: Vietnam’s Effective Control of Covid-19 in 2020” in Wen-Pin Lin, Khai Leong Ho, and Samuel C. Y. Ku (eds) Southeast Asia Under Stress, Taiwan: Wenzao University Press, 2022.

Nguyễn Thành Trung, Nguyễn Hồng Tân, “The Health Silk Road: China’s Vaccine Diplomacy in Southeast Asia,” VNUHCM Journal of Social Sciences and Humanities, 6(3), 1658-1670, Sept. 2022

Nicolas Weber

2021. “Malays in the Indochinese Peninsula: The Rise and Fall of a Malay ‘Tuan’ in Precolonial Indochinese Peninsula”, Journal of the Malaysian Branch of the Royal Asiatic Society 94, Part 2, Number 321, pp. 43-66.

Đồ án Tốt nghiệp

Khóa 2023
Tác động của hòa nhập giới đến hiệu quả giáo dục đại học: Nghiên cứu điển hình của Đại học Fulbright Việt Nam
Lê Khánh
Thái độ của phụ nữ H’Mông về bạo lực gia đình và ly hôn từ góc độ liên ngành
Khang A
Những khó khăn và đề xuất chính sách cho các doanh nghiệp khởi nghiệp đổi mới sáng tạo và doanh nghiệp vừa và nhỏ trong hệ sinh thái đổi mới sáng tạo của Việt Nam
Phan Hoàng Dũng

Tin tức & sự kiện

Kết nối với chúng tôi

facebook

(English below) ASEAN SOCIAL IMPACT PROGRAM 2023 - VÌ MỘT “HÀNH TINH” KHỎE MẠNH HƠN Chương trình ASEAN Social Impact Program 2023 - ASIP (Tác động xã hội ASEAN) đã chính thức khép lại với phần trình bày ý tưởng của các đội thi. Trước ban giám khảo và các nhà tài trợ tài năng...

image

(English below) ✨ LỜI CHÚC NĂM GIÁP THÌN 2024 ✨ Bước sang thềm năm mới Giáp Thìn, Đại học Fulbright Việt Nam xin được gửi đến mọi nhà lời chúc tốt đẹp nhất 🐉 Với trái tim tràn đầy hy vọng hoà cùng niềm vui đầu năm, chúng tôi vô cùng trân trọng sự tin tưởng và hỗ trợ vô giá Fulbright nhận được trong hành trình vừa qua, là động lực hướng đến những điều tuyệt vời sẽ tiếp nối trong năm nay 🌟 Nhân dịp năm Rồng, Fulbright xin kính chúc vạn sự hanh thông, mọi niềm mong thành hiện thực 🌟 --- ✨ HAPPY LUNAR NEW YEAR 2024 ✨ As we step into New Year, the Year of the Dragon, Fulbright University Vietnam would like to extend our best wishes to everyone 🐉 With hearts filled with hope and joy as we embark on the new year, we deeply appreciate the invaluable trust and support Fulbright has received on our journey thus far, serving as motivation towards the wonderful things that will continue in the year ahead 🌟 As the Dragon's year unfolds its tale, Fulbright extends wishes, setting sail. Prosperity's breeze, in every gale, May dreams come true, without fail 🌟

Khám phá tương lai
đang chờ đón bạn ở Fulbright

Tìm hiểu cách nộp đơn

Trang web này sử dụng cookies để cung cấp trải nghiệm người dùng tốt hơn.

Các cookies cần thiết (Essential Cookies) được mặc định và là cơ sở để trang web hoạt động chính xác. Cookies phân tích (Analytics cookies) thu thập dữ liệu ẩn danh để cải thiện và theo dõi website. Cookies hiệu suất (Performance cookies) được sử dụng bởi bên thứ ba để tối ưu hóa các ứng dụng (như video và bản đồ) được tích hợp trong trang web của chúng tôi. Để chấp nhận tất cả cookies, vui lòng bấm vào 'Tôi chấp nhận.'

logo_footer