Apply to us Apply to us Apply to us

Nghiên cứu Xã hội

Ngành Nghiên cứu Xã hội tại Fulbright

Ngành Nghiên cứu Xã hội là hướng tiếp cận áp dụng mô hình giáo dục khai phóng để tiến tới nghiên cứu thực nghiệm về Xã hội. Ngành học này cung cấp một chương trình đào tạo trải rộng trên nhiều chủ đề, kết hợp phương pháp nghiên cứu đa dạng và cách tiếp cận lập luận phân tích chặt chẽ. Sinh viên theo học ngành mang tính liên ngành này được đào tạo nhiều bộ môn thuộc nhiều lĩnh vực khác nhau như nhân chủng học, xã hội học và chính trị học nhằm giải quyết các vấn đề lớn trong xã hội hiện đại. Sinh viên tốt nghiệp ngành Nghiên cứu Xã hội sẽ được trang bị đầy đủ để theo đuổi nghiên cứu sau đại học về khoa học xã hội cũng như nhiều ngành nghề đa dạng như làm việc cho tổ chức phi chính phủ (NGO), khởi nghiệp, tư vấn, nghiên cứu, lãnh đạo và làm việc trong các tổ chức quốc tế.

detail

Chào mừng đến với Ngành Nghiên cứu Xã hội tại Fulbright!

Chào mừng bạn đến với Ngành Nghiên cứu Xã hội! Nghiên cứu Xã hội là ngành khoa học xã hội mang tính liên ngành đầu tiên ở Việt Nam, kết hợp các phương pháp tiếp cận từ Xã hội học, Nhân chủng học và Chính trị học.

Chúng ta sinh sống trong một xã hội toàn cầu đơn nhất và đồng thời cũng thuộc nhiều xã hội khác biệt. Thế giới của chúng ta được tạo thành từ sự phức tạp và liên kết. Các nền công nghiệp và quốc gia cần những con người được đào tạo để nắm bắt và giải mã xã hội, nhằm dự đoán và tác động đến cách mọi người suy nghĩ và hành động. Chúng tôi trang bị cho sinh viên chính những điều ấy qua chương trình đào tạo Ngành Nghiên cứu Xã hội của Fulbright.

Sinh viên được học nhiều phương pháp nghiên cứu khác nhau như nghiên cứu dân tộc học, thiết kế khảo sát, phỏng vấn, nhóm tập trung, phân tích định lượng, v.v. nhằm lý giải thế giới phức tạp này. Sinh viên còn được tìm hiểu thêm về các chủ đề quan trọng trong xã hội ngày nay, bao gồm gia đình, tiền bạc, sự phát triển, giới tính/giới, bản sắc, di trú, công nghệ, ngôn ngữ. Chúng tôi hoan nghênh bạn khám phá trang này và tìm hiểu một chút về những gì chúng tôi đang thực hiện tại Ngành Nghiên cứu Xã hội!

TS. Tobias Burgers

Để biết thêm chi tiết về ngành Nghiên cứu Xã hội, vui lòng liên hệ Giảng viên Điều phối ngành qua email tobias.burgers@fulbright.edu.vn

Tiêu điểm học thuật

academy
Tiến sĩ Ian Kalman qua cuốn sách xuất bản mới đây, Framing Borders (tạm dịch: Hoạch định biên giới): Lòng tốt xoá nhoà những ranh giới, đã chia sẻ rằng mặc dù chủ đề biên giới không hề mới vì đây là một phần cơ bản của đời sống chính trị, nhưng lại chỉ được nghiên cứu trên khía cạnh lịch sử hoặc địa lý: chúng hình thành vào lúc nào, ở đâu, bằng cách nào. Tuy nhiên, Tiến sĩ Ian Kalman lại nghiên cứu chúng qua khía cạnh nhân học của những tương tác biểu trưng (symbolic interactions). “Lý thuyết tương tác biểu trưng cho rằng cuộc sống xã hội được “xây dựng” thông qua các hoạt động giao tiếp xã hội. Thế giới chúng ta đang trải nghiệm được vun đắp qua các cuộc đối thoại hàng ngày” – anh giải thích. Framing Borders: Principle and Practicality in the Akwesasne Mohawk Territory bởi Ian Kalman Xem thêm
academy
Chương này khám phá một loạt các cử chỉ thân mật ở Nhật Bản những năm 2000 nhằm theo dõi những thay đổi rõ ràng về mặt xã hội thông qua lựa chọn nặng tính cá nhân. Từ những thanh niên đưa ra quyết định về kiểm soát sinh sản đến những cặp vợ chồng chật vật trong việc kết nối với nhau, phụ huynh lo lắng khi con nuôi của họ phải đối mặt với sự kỳ thì và những thuật ngữ mới xuất phát từ cộng đồng queer để thể hiện danh tính, nhận dạng của bản thân mình, các mối quan hệ thân mật đang thu hút rất nhiều sự chú ý kể cả trong và ngoài Nhật Bản. Chương 8: Tuổi trưởng thành và gánh nặng của sự thân mật từ sách Intimate Japan của Liz Miles Truy cập trang web của nhà xuất bản
academy
Để làm việc, giải trí, học tập hay giữ liên lạc với bạn bè và các thành viên gia đình ở xa, phương tiện truyền thông kỹ thuật số về cơ bản đã thay đổi mối quan hệ của chúng ta với công nghệ và giữa chúng ta với nhau. Điều này đặc biệt đúng trong thời đại của giãn cách xã hội, khi thực tế con người giao tiếp với nhau gần như hoàn toàn qua không gian trực tuyến, trong khi toàn thế giới dõi theo và chờ đợi cuộc khủng hoảng do COVID-19 dịu bớt. Xem thêm
Đóng góp cho ngành Nghiên cứu Xã hội

Điều kiện cấp bằng tốt nghiệp

Cử nhân ngành Nghiên cứu Xã hội cần hoàn thành những yêu cầu sau:

Chương trình giáo dục Đại cương:

  • 5 Môn Nền tảng (20 tín chỉ) và 8 Môn Khám phá (32 tín chỉ),+ trong đó tối đa 2 Môn Khám phá (8 tín chỉ) được tính vào ngành chính.
  • Seminar Fulbright (4 tín chỉ, tự chọn) và Học tập Trải nghiệm (4-12 tín chỉ)

Yêu cầu chung của ngành chính:

  • 1 Môn Khảo sát sơ cấp – Social Inquiry (4 tín chỉ)
  • 1 Môn Phương pháp sơ cấp (4 tín chỉ)
  • 1 Môn Lý thuyết sơ cấp (4 tín chỉ)
  • 6 Môn mở bởi Ngành Nghiên cứu Xã hội, trong đó có ít nhất 2 môn Nâng cao (24 tín chỉ)
  • 2 Môn Bổ sung thuộc Ngành (ngành chính hoặc chương trình danh dự) (8 tín chỉ)
  • 2 Môn Bổ sung mở bởi Ngành Nghiên cứu Xã hội, trong đó có ít nhất 1 môn Nâng cao. Có thể học để thay thế cho ngành chính có yêu cầu thực hiện Đồ án Tốt nghiệp (8 tín chỉ).

Minh hoạ lộ trình học:

Năm 1
  • Môn Nền tảng
  • Môn Khám phá
  • Sơ cấp (Khảo sát)
  • Sơ cấp (Phương pháp)
Năm 2
  • Môn Nền tảng
  • Môn Khám phá
  • Môn Trung cấp
  • Sơ cấp (Lý luận)
  • Môn Tự chọn
Năm 3
  • Seminar Fulbright
  • Học tập Trải nghiệm
  • Môn Trung cấp
  • Môn Nâng cao
  • Môn Tự chọn
Năm 4
  • Môn Nâng cao
  • Dự án tốt nghiệp I
  • Dự án tốt nghiệp II
  • Môn Tự chọn

Yêu cầu Ngành phụ

Để được công nhận tốt nghiệp ngành phụ Nghiên cứu Xã hội, sinh viên cần hoàn thành:

  • 1 Môn Khảo sát sơ cấp – Social Inquiry
  • 1 Môn Phương pháp sơ cấp
  • 1 Môn Lý thuyết sơ cấp
  • 3 Môn mở bởi Ngành Nghiên cứu Xã hội, trong đó có ít nhất 1 môn Nâng cao

Điều kiện để đăng kí Nghiên cứu Xã hội là Ngành chính và Ngành phụ

Để chính thức đăng ký Nghiên cứu Xã hội là ngành chính, sinh viên phải hoàn thành học phần Social Inquiry và ít nhất 2 môn Sơ cấp hoặc Trung cấp. Để chính thức đăng ký Nghiên cứu Xã hội là ngành phụ, sinh viên phải hoàn thành học phần Social Inquiry và ít nhất một môn trong chương trình Nghiên cứu Xã hội.

Điều kiện Tốt nghiệp hạng Xuất sắc

  • Sinh viên phải hoàn thành Đồ án tốt nghiệp I và Đồ án tốt nghiệp II
  • Đồ án phải đạt hạng Xuất sắc

Danh sách học phần minh họa

  • Môn Khảo sát Sơ cấp– Social Inquiry (SOCI 102): Học phần này khảo sát các chủ đề được nghiên cứu trong lĩnh vực khoa học xã hội thông qua việc tìm hiểu những thách thức chúng ta phải đối mặt ngày nay. Các chủ đề bao gồm những vấn đề xã hội liên quan tới việc quản trị, sự bình đẳng, sức khoẻ, giới và giới tính, chủng tộc, môi trường, phát triển, gia đình, cuộc sống thường nhật và công nghệ. Học phần sẽ đề cập đến các khía cạnh khác nhau của khoa học xã hội, giúp sinh viên có góc nhìn về cách định hướng chương trình học tập của mình trong tương lai.
  • Môn Phương pháp luận Sơ cấp: Bên cạnh Social Inquiry, sinh viên cần đăng kí theo học một học phần nhập môn chuyên sâu về các phương pháp. Nhiều môn Trung cấp vầ Nâng cao có chứa yếu tố phương pháp luận, vậy nên những học phần này cung cấp cho sinh viên kinh nghiệm thực tiễn về các phương pháp nghiên cứu thực nghiệm đa dạng của khoa học xã hội. Sinh viên sẽ được tìm hiểu về cả phương pháp nghiên cứu định tính và định lượng. Nội dung học phần sẽ được mở rộng trong tương lai.
    * Research Methods in Social and  Behavioral Sciences (SOCI 105)
    * Ethnographic Research Methods (SOCI 109)
  • Môn Lý thuyết Sơ cấp: Khoa học xã hội nổi lên như một hình thức nghiên cứu chuyên sâu bên cạnh quá trình công nghiệp hoá vào cuối thế kỷ 19 ở châu Âu. Sinh viên sẽ tham gia một học phần lý thuyết nhằm tìm hiểu các khung lý thuyết cốt lõi được chia sẻ xuyên suốt ngành khoa học xã hội. Mặc dù phần lớn tiền đề lý thuyết của khoa học xã hội đương đại bắt nguồn từ phương Tây, chúng tôi cũng xem xét cách chúng đã du nhập, được dịch sang và ảnh hưởng đến châu Á như thế nào. Sinh viên có thể hoàn thành học phần sơ cấp theo bất cứ trình tự nào, nhưng họ nên hoàn thành yêu cầu lý thuyết vào năm 2.
    • Nội dung học phần sẽ được mở rộng trong tương lai
    • Ethics and Moral Philosophy (SOCI 214)
    • Introduction to Science and Technology Studies (SOCI 211)
    • History of International Relations Theory (HIS 203)

Môn Trung cấp: Học phần trung cấp tìm hiểu những chủ đề chính của ngành Nghiên cứu Xã hội. Các học phần giúp sinh viên tiếp cận với các khía cạnh phương pháp luận, lý thuyết và chủ đề của nhiều lĩnh vực khác nhau. Sinh viên có thể tham gia tối đa 4 học phần Trung cấp để hoàn thành ngành chính. Các học phần Sơ cấp không phải điều kiện tiên quyết cho học phần Trung cấp, tuy nhiên sinh viên nên hoàn thành các học phần đó càng sớm càng tốt.

  • Foundations of Political Economy (SOCI 201)
  • Introduction to Political Science (SOCI 213)
  • Disability and Culture (SOCI 215)
  • Digital Anthropology (SOCI 202)
  • Youth and Society in Asia (SOCI 204)
  • Development from Below: Indigenous Paths to Modernity in Vietnam (SOCI 207)
  • Culture and the Economy in Developing Asia (SOCI 208)

Môn Cao cấp: Môn Cao cấp là các học phần nhỏ theo phong cách seminar cho phép thảo luận chuyên sâu về các lĩnh vực và lý thuyết chuyên ngành. Môn Cao cấp cũng có thể là những nghiên cứu độc lập do sinh viên thiết kế cùng với cố vấn học tập của mình. Sinh viên cần tham gia ít nhất 2 học phần nâng cao để thoả mãn yêu cầu tốt nghiệp ngành chính. Học phần Sơ cấp là điều kiện tiên quyết để theo học học phần Cao cấp.

  • Women and Politics in Asia (SOCI 301)
  • Language, Culture, and Thought (SOCI 305)
  • Global Political Economy (SOCI 307)
  • The Anthropology of Sex (SOCI 309)
  • Technology, Innovation and Conflict (SOCI 308)

Đồ án Tốt nghiệp (cho hạng Xuất sắc): Sinh viên mong muốn tốt nghiệp loại xuất sắc phải hoàn thành seminar và Đồ án Tốt nghiệp, đánh dấu cực điểm của hành trình theo học ngành Nghiên cứu Xã hội. Đồ án của sinh viên cũng phải đạt điểm Xuất sắc. Đồ án Tốt nghiệp giúp sinh viên có cơ hội được làm việc sát sao với một cố vấn để nghiên cứu chuyên sâu về một chủ đề mà mình quan tâm, chú trọng vào đạo đức, áp dụng lý thuyết vào thực hành và truyền đạt ý tưởng. Đồ án Tốt nghiệp thông thường sẽ là dự án nghiên cứu mà sinh viên đã phát triển trong quá trình học tập, sinh viên có thể thực hiện các dự án khác với một người giám sát như phim, doanh nghiệp xã hội, báo cáo chính sách và phương tiện kỹ thuật số.

  • dropdown dot Môn Sơ cấp (yêu cầu học 3 môn)

    Môn Sơ cấp:
    (1 môn ở mỗi lĩnh vực: Khảo sát, Phương pháp luận, Lý thuyết)
    Học phần Khảo sát Sơ cấp:

    • Social Inquiry

    Minh hoạ học phần Phương pháp luận Sơ cấp:

    • Research Methods in Social and Behavioral Sciences
    • Ethnographic Research Methods
      Foundational Theory Courses

    Minh hoạ học phần Lý thuyết Sơ cấp:

    • Ethics and Moral Philosophy
    • History of International Relations
    • Theory Introduction to Science and Technology Studies
  • dropdown dot Môn Trung cấp (yêu cầu học 4 môn)

    Môn Trung cấp (cấp 200):

    • Foundations of Political Economy
    • Introduction to Political Science
    • Disability and Culture
    • Digital Anthropology
    • Youth and Society in Asia
    • Development from Below: Indigenous Paths to Modernity in Vietnam
    • Culture and the Economy in Developing Asia

    Các học phần Sơ cấp không phải điều kiện tiên quyết cho học phần Trung cấp, tuy nhiên sinh viên nên hoàn thành các học phần đó càng sớm càng tốt.

  • dropdown dot Môn Cao cấp (yêu cầu học 2 môn)

    Môn Nâng cao (cấp 300):

    • Women and Politics in Asia 13. Language, Culture, and Thought
    • Global Political Economy
    • The Anthropology of Sex
    • Technology, Innovation and Conflict

    Các môn Sơ cấp là điều kiện bắt buộc cho các môn Cao cấp.

  • dropdown dot Môn Ngành chính (yêu cầu học 2 môn)***
  • dropdown dot Môn Ngành chính (yêu cầu học 2 môn)*

    Môn Ngành chính:
    Bất cứ môn nào mở bởi Ngành Nghiên cứu Xã hội, ít nhất một trong số đó là môn Cao cấp (cấp 300).

  • dropdown dot Đồ án tốt nghiệp I & Đồ án tốt nghiệp II (yêu cầu học 2 môn)**

* Yêu cầu chung của ngành chính
**Điều kiện tốt nghiệp loại Xuất sắc
***Bất cứ môn nào thuộc ngành

Gặp gỡ đội ngũ giảng viên

Đội ngũ giảng viên với kinh nghiệm quốc tế và vốn hiểu biết sâu sắc về Việt Nam sẽ thực hiện cam kết giúp bạn thành công trong lĩnh vực học thuật.

Giảng viên tiêu biểu

faculty
Tên tôi là Ian Kalman, giảng viên điều phối và sáng lập Chương trình Nghiên cứu Xã hội của Fulbright. Là một nhà nghiên cứu về cả khoa học chính trị và nhân chủng học, tôi sử dụng việc phân tích văn hoá để giúp định hướng chính sách chính phủ. Tôi nhận bằng Tiến sĩ Nhân chủng học tại Đại học McGill và từng làm việc tại Khoa Khoa học Chính trị của Đại học Western cùng Khoa Luật và Nhân chủng học tại Viện Nhân chủng học Xã hội Max Planck. Vì vậy, khi có cơ hội làm việc tại Fulbright, tôi rất nóng lòng được chia sẻ góc nhìn liên ngành của mình và giúp xây dựng một chương trình tập trung vào khoa học xã hội ứng dụng, đào tạo sinh viên trở nên linh hoạt trong việc lựa chọn công cụ phù hợp với công việc thuộc bất cứ lĩnh vực nào. Mới đây, tôi đã xuất bản một cuốn sách với NXB Đại học Toronto với tựa đề Framing Borders: Principle and Practice in the Akwesasne Mohawk Territory (tạm dịch: Hoạch định biên giới: Nguyên lý và thực tiễn áp dụng đối với lãnh thổ Akwesasne Mohawk). Cuốn sách của tôi nghiên cứu những bối cảnh phức tạp của cộng đồng bản địa sống nằm dọc đường biên giới và cách mà luật pháp, ngôn ngữ và công nghệ tương tác. Tại Fulbright, tôi giảng dạy môn Global Humanities, Digital Anthropology, Language, Culture and Thought, The Anthropology of Law, và Ethics and Moral Philosophy. Tôi cùng đội ngũ giảng viên chào mừng bạn đến với Fulbright và quá trình nghiên cứu xã hội đầy thú vị!
Ian Kalman, Giảng viên ngành Nghiên cứu Xã hội See more

Gặp gỡ các Fulbrighters

Cùng tìm hiểu Fulbright đã có tác động thế nào đến cuộc sống của các sinh viên và cựu sinh viên.

Sinh viên tiêu biểu

academy
“Ban đầu, mình không có hứng thú với ngành nào cả, mình nghĩ Nghiên cứu Xã hội là lựa chọn tốt nhất, đơn giản vì mình luôn thích làm việc với các con chữ. Sau 3 năm, bài học lớn nhất mình rút ra được là cách mà ngành Nghiên cứu Xã hội hình thành tư duy logic và sáng tạo, cũng như sự nhạy cảm đối với các góc nhìn khác nhau khi xem xét bất cứ hiện tượng xã hội nào. Mình rất thích làm tiểu luận và tài liệu nghiên cứu liên quan tới Xã hội học vì chúng giúp mình cải thiện khả năng phản biện, diễn đạt và liên hệ với cuộc sống của bản thân. Mặc dù mối quan tâm của mình không phải lúc nào cũng phù hợp với nội dung giảng dạy, ngành Nghiên cứu Xã hội có thừa sự tự do và trang bị nhiều công cụ (học thuyết) hữu ích nhằm giải đáp thắc mắc của riêng mình. Ví dụ, những học thuyết về tốt hay xấu trong môn Ethics & Moral Philosophy cho mình một lăng kính đầy thú vị để xem xét sự khác biệt về sở thích tiêu dùng trong xã hội. Hiện tại, mình đang thực hiện Đồ án Tốt nghiệp nghiên cứu về quá trình gây dựng danh tính của sinh viên Fulbright sống tại Phú Mỹ Hưng. Đồ án này được truyền cảm hứng bởi một trong những bài tiểu luận bàn về khái niệm “Người lạ” ở khu vực thành thị mà mình rất thích. Đó là lúc mình nhận ra mình có thể thực hiện nhiều nghiên cứu thực tiễn và có ý nghĩa với những lý thuyết đa dạng đã học được trong ngành Nghiên cứu Xã hội.”
Trần Thảo Linh, Khoá 2024 Thu gọn
Khóa 2025
  • Nguyễn Thị Kim Anh
  • Nguyễn Ngọc Anh
  • Nguyễn Việt Đức
  • Phạm Minh Hiếu
  • Nguyen Huy Hoang
  • Nguyễn Minh Huyền
  • Pham Nguyen Phuong Khanh
  • Nguyen Ngoc Linh
  • Nguyễn Thị Thanh
  • Nguyễn Văn Thanh
  • Đỗ Nguyễn Hà Vy
  • Luong Ngoc Chung
  • Lại Minh Ngọc
  • Nguyễn Quang Tuệ
  • Truong Thuy Lam Anh
Khóa 2024
  • Tạ Thị Thùy Duyên
  • Võ Thị Quỳnh Hương
  • Lê Ngọc Khánh Linh
  • Trần Thảo Linh
  • Vũ Ngọc Kim Ngân
  • Trần Thảo Nguyên
  • Roãn Hồng Anh Thư
  • Lê Minh Tú
  • Nguyễn Thị Huyền
  • Trần Thị Thu Thảo
  • Nguyễn Kim Minh
  • Tôn Thị Diệu Hà
  • Phan Thị Minh Anh
  • Võ Linh Đan
  • Nguyễn Quang Minh
alumni

Gặp gỡ cựu sinh viên

Cùng tìm hiểu Fulbright đã có tác động thế nào đến cuộc sống của các sinh viên và cựu sinh viên.

Cựu sinh viên tiêu biểu

faculty
“Bên cạnh việc phải liên tục giải thích với phụ huynh (và bạn hẹn Tinder) về giá trị của một tấm bằng khoa học xã hội, ngành Nghiên cứu Xã hội ở Fulbright đã khai sáng cho mình rất nhiều. Sở hữu nhiều sự tương đồng với Tâm lý học và Kinh tế học, ngành Nghiên cứu Xã hội nổi bật vì sự táo bạo trong việc kêu gọi các ban ngành khác nhau nhìn nhận lại về xã hội đương đại cả về mặt tổng thể và thực nghiệm. Ngoài ra, mình hiếm khi chán học Nghiên cứu Xã hội vì ngành đơn giản bao gồm mọi thứ, từ quá trình tiến hoá của con người và cấu trúc ngôn ngữ cho tới đại diện chính trị và chuẩn mực giới tính. Việc tiếp nhận lượng kiến thức lớn như vậy có vẻ “ngợp”, tuy nhiên chính điều đó đã trang bị cho mình một lăng kính phản biện mà qua đó, mình tiếp tục cố gắng tìm hiểu sự phức tạp của thế giới xã hội. Dành cho những sinh viên chuẩn bị lựa chọn ngành chính, mình hiểu rằng quyết định này đôi khi phải chịu khá nhiều tác động từ bên ngoài, trong đó có phụ huynh (những người trả học phí). Tuy nhiên, mình khuyến khích bạn xem đại học như là nơi giải đáp các câu hỏi cốt lõi mà bạn muốn khám phá, thay vì chỉ gói gọn trong những chuyên ngành mà các “cổ đông” ưa thích. Và sau đó, ngành chính của bạn sẽ đóng vai trò như một bộ công cụ giúp bạn trả lời những câu hỏi ấy. Nếu quyết định lựa chọn theo học ngành Xã hội học, lần tiếp theo có ai hỏi học Xã hội học để làm gì, hãy hỏi họ rằng thế giới có thể làm gì nếu không có nó!”
Lê Anh Vũ, khoá 2023, Chuyên gia Nghiên cứu và Phân tích tại Tập đoàn hóa chất và dược phẩm Bayer Thu gọn

Ấn phẩm tiêu biểu

Ian Kalman

2018. Ian Kalman. ‘Proofing Exemption: Documenting Indigeneity at the Canada/US Border,’ Anthropologica: Journal of the Canadian Anthropological Association. Vol 60 Issue 1.

2021. Ian Kalman. Framing Borders: Principle and Practice in the Akwesasne Mohawk Territory. The University of Toronto Press

Tobias Burgers

Burgers, T., & Robinson, D. R. (2018). Keep dreaming: Cyber arms control is not a viable policy option. Sicherheit & Frieden, 36(3), 140–145. https://doi.org/10.5771/0175-274x-2018-3-140

Burgers, T., & Robinson, D. R. S. (2016). Networked Authoritarianism Is on the Rise. Sicherheit Und Frieden (S+F) / Security and Peace, 34(4), 248–252. http://www.jstor.org/stable/26429018

Liz Miles

Miles, Elizabeth. The Man Who Can’t Do: Contemporary Japanese Manhood and the Value of Intimacy. In preparation

Miles, Elizabeth. 2019. “Manhood and the Burdens of Intimacy”, In Intimate Japan: Ethnographies of Closeness and Conflict, Allison Alexy and Emma E. Cook, eds., 148- 163.

Miles, Elizabeth. “Protesting Desirability, Critiquing Masculinity: A Study of Japan’s Himote (Undesirable Men) Men & Masculinities. Submitted June 2023

Đồ án Tốt nghiệp

Khóa 2023
Mối quan hệ họ hàng được hình thành thế nào, và chúng được tạo nên bởi sự di cư lao động xuyên quốc gia ở Nghệ An như thế nào?
Dang Thi Hoai Linh
Nghiên cứu dân tộc học ở Thảo Cầm Viên Sài Gòn
Nguyen Le Khoa
Hiện tượng không gian học ở Phố người Hoa Chợ Lớn tại Sài Gòn
Le Anh Vu

Tin tức & sự kiện

Kết nối với chúng tôi

facebook

(English below) ASEAN SOCIAL IMPACT PROGRAM 2023 - VÌ MỘT “HÀNH TINH” KHỎE MẠNH HƠN Chương trình ASEAN Social Impact Program 2023 - ASIP (Tác động xã hội ASEAN) đã chính thức khép lại với phần trình bày ý tưởng của các đội thi. Trước ban giám khảo và các nhà tài trợ tài năng...

image

(English below) ✨ LỜI CHÚC NĂM GIÁP THÌN 2024 ✨ Bước sang thềm năm mới Giáp Thìn, Đại học Fulbright Việt Nam xin được gửi đến mọi nhà lời chúc tốt đẹp nhất 🐉 Với trái tim tràn đầy hy vọng hoà cùng niềm vui đầu năm, chúng tôi vô cùng trân trọng sự tin tưởng và hỗ trợ vô giá Fulbright nhận được trong hành trình vừa qua, là động lực hướng đến những điều tuyệt vời sẽ tiếp nối trong năm nay 🌟 Nhân dịp năm Rồng, Fulbright xin kính chúc vạn sự hanh thông, mọi niềm mong thành hiện thực 🌟 --- ✨ HAPPY LUNAR NEW YEAR 2024 ✨ As we step into New Year, the Year of the Dragon, Fulbright University Vietnam would like to extend our best wishes to everyone 🐉 With hearts filled with hope and joy as we embark on the new year, we deeply appreciate the invaluable trust and support Fulbright has received on our journey thus far, serving as motivation towards the wonderful things that will continue in the year ahead 🌟 As the Dragon's year unfolds its tale, Fulbright extends wishes, setting sail. Prosperity's breeze, in every gale, May dreams come true, without fail 🌟

Khám phá tương lai
đang chờ đón bạn ở Fulbright

Tìm hiểu cách nộp đơn

Trang web này sử dụng cookies để cung cấp trải nghiệm người dùng tốt hơn.

Các cookies cần thiết (Essential Cookies) được mặc định và là cơ sở để trang web hoạt động chính xác. Cookies phân tích (Analytics cookies) thu thập dữ liệu ẩn danh để cải thiện và theo dõi website. Cookies hiệu suất (Performance cookies) được sử dụng bởi bên thứ ba để tối ưu hóa các ứng dụng (như video và bản đồ) được tích hợp trong trang web của chúng tôi. Để chấp nhận tất cả cookies, vui lòng bấm vào 'Tôi chấp nhận.'

logo_footer