Apply to us Apply to us Apply to us

Nghiên cứu Nghệ thuật và
Truyền thông

Ngành Nghiên cứu Nghệ thuật và Truyền thông tại Fulbright

Ngành Nghiên cứu Nghệ thuật và Truyền thông là một chương trình giảng dạy liên ngành giúp sinh viên học được cách kết hợp lý thuyết và thực hành trong quá trình nghiên cứu và sáng tạo nghệ thuật. Thông qua trọng tâm vào chương trình lý thuyết chặt chẽ cùng với phương pháp tiếp cận xã hội thực tiễn trong nghiên cứu phương thức biểu đạt thẩm mỹ, sinh viên hiểu được nghệ thuật là một công cụ quan trọng để hiểu rõ hơn bối cảnh xã hội cũng như cách nghệ thuật có thể thay đổi thế giới đương đại. Sinh viên được khuyến khích tích hợp các phương pháp từ nhiều ngành học liên quan (bao gồm khoa học máy tính, kinh tế học, tâm lý học và nhân học), để từ đó học được cách lịch sử hóa, phân tích và lý thuyết hóa các tác phẩm nghệ thuật thuộc nhiều loại hình truyền thông khác nhau. Cách tiếp cận này trang bị cho các học giả và nhà nghệ thuật tương lai kỹ năng phê bình và để tạo ra được những tác phẩm nghệ thuật giúp góp phần giải quyết các vấn đề xã hội, văn hóa và đạo đức ở cấp quốc gia và toàn cầu. Môn nhập môn thuộc ngành Nghiên cứu Nghệ thuật và Truyền thông sẽ nhấn mạnh vào tầm quan trọng của việc nghiên cứu văn hóa thị giác với vai trò là một phương tiện chủ chốt để có thể hiểu được thế giới mà chúng ta đang sinh sống. Các môn sơ cấp, trung cấp và nâng cao khác, với mức độ nghiên cứu ngày càng chuyên sâu vào một hoặc nhiều lĩnh vực chuyên môn hoặc sáng tạo như lịch sử nghệ thuật, giám tuyển nghệ thuật, nghiên cứu phim ảnh, nghiên cứu truyền thông, nghệ thuật thị giác và biểu diễn. Các môn học được lấy cảm hứng từ nguồn năng lượng sáng tạo của Việt Nam, một trung tâm văn hóa và nghệ thuật đang trên đà phát triển tại Đông Nam Á.

*Hình trên của Richard Streitmatter-Tran

detail
Photo credit: Chau Tu Uyen

Chào mừng đến với Ngành Nghiên cứu Nghệ thuật và Truyền thông tại Fulbright!

“Là một cựu sinh viên ngành nghệ thuật thị giác và lịch sử nghệ thuật, tôi tin rằng tính xuyên ngành của Chương trình cử nhân Nghiên cứu Nghệ thuật và Truyền thông sẽ mang lại phương pháp tiếp cận độc đáo, phù hợp và thậm chí làm thay đổi cuộc sống để có thể nghiên cứu sự kết nối giữa thế giới nghệ thuật, truyền thông và văn hóa thị giác. Sinh viên sẽ có cơ hội khám phá những mối liên hệ thú vị giữa nghệ thuật sân khấu và nhiếp ảnh, giữa điện ảnh và nghệ thuật video, giữa hội họa và biểu diễn, giữa dân tộc học và nghiên cứu truyền thông. Ngoài ra, chúng tôi khuyến khích sinh viên tiếp tục duy trì tinh thần khám phá, học hỏi trong chương trình giảng dạy và hơn cả thế nữa. Trong bối cảnh giáo dục khai phóng, trong đó bao gồm Nghiên cứu Nghệ thuật và Truyền thông, cùng với phương pháp tiếp cận kết hợp nghiên cứu lịch sử, lý thuyết và thực tiễn, chúng tôi đặt ra thách thức cho sinh viên Fulbright để có thể đạt được những kỹ năng cần thiết trong tư duy và thực hành, cho dù sản phẩm cuối cùng có là bài viết học thuật, một chuỗi tranh vẽ, một bộ phim tài liệu hay các dự án sáng tạo đầy tham vọng khác đi chăng nữa. Chính vì vậy, tầm nhìn bao quát và tính linh hoạt mà chương trình Nghiên cứu Nghệ thuật và Truyền thông mang lại sẽ giúp sinh viên trở thành những nhà đổi mới, sáng tạo tại Việt Nam hoặc tiếp tục với con đường học tập ở các chương trình giảng dạy cạnh tranh nhất ở nước ngoài.”

TS. Pamela Corey

Để biết thêm thông tin về ngành Nghiên cứu Nghệ thuật và Truyền thông, vui lòng liên hệ với Giảng viên Điều phối ngành của chúng tôi tại pamela.corey@fulbright.edu.vn

Tiêu điểm học thuật

academy
Trong cuốn sách mới mang tên “The City in Time: Contemporary Art and Urban Form in Vietnam and Cambodia”, Pamela Nguyễn Corey, Phó Giáo sư ngành Nghiên cứu Nghệ thuật và Truyền thông tại Đại học Fulbright đã liên hệ những dấu ấn phát triển của nghệ thuật tại TP. HCM và Phnôm Pênh trong hai thập kỷ qua với cảnh quan đô thị tại nơi đây với vai trò là nguồn cảm hứng chính. Xem thêm
academy
Giáo sư Nanette Veilleux và học giả Meg Burns chia sẻ về những kỷ niệm đáng quý tại Đại học Fulbright Việt Nam, quãng thời gian gắn bó với sinh viên trường cũng như cách mà trải nghiệm tại nơi đây đã góp phần mở mang kiến thức chuyên ngành của cả hai. Khoa học và nghệ thuật tại Fulbright qua góc nhìn của hai học giả Mỹ Xem thêm
academy
Lịch trình những ngày này của đạo diễn Trịnh Đình Lê Minh thực rất bận rộn. Vừa là giảng viên tại Đại học Fulbright Việt Nam, thầy còn đang hoàn tất các công đoạn tiền sản xuất để chuẩn bị bấm máy dự án điện ảnh “Ngày xưa có một chuyện tình” vào tháng 12 này. “Một đoàn làm phim không có sự tách rời mà giữa các bộ phận luôn có sự cộng tác với nhau, hiểu nhiệm vụ của nhau”, thầy nói thêm. Do đó, trước tiên nhất, học về tổ chức sản xuất phim là học về hợp tác, về sắp xếp công việc, những kỹ năng cần thiết trong mọi lĩnh vực ngành nghề. Ngoài ra, làm phim là một lĩnh vực đòi hỏi kiến thức đa ngành, trong vấn đề kỹ thuật lẫn sáng tạo và xã hội. Sự làm chủ về kỹ thuật giúp người đạo diễn có những thước phim với góc quay, màu sắc, và bố trí mãn nhãn. Kiến thức xã hội giúp họ khai thác những chủ đề hấp dẫn, gai góc, đem lại các bộ phim có giá trị xã hội và nhân văn. Nghiên cứu Nghệ thuật và Truyền thông là một ngành học hết sức có ích cho sinh viên, dù theo đuối dưới dạng chuyên ngành, ngành phụ, hay đơn giản là thường thức. Trịnh Đình Lê Minh – Người đạo diễn, người thầy đi tìm sáng tạo trong từng chất liệu cuộc sống Xem thêm
academy
Vào một đêm hè oi ả tháng Năm, đêm khai mạc triển lãm “Phổ Hiếu Kỳ” của Nguyễn Art Foundation rộn ràng khách khứa, những cái ôm thân tình cạnh những bó hoa tươi tắn, tiếng cười nói râm ran bên những ly rượu mừng. Giữa bầu không khí rôm rả ấy là cậu sinh viên Nguyễn Thành Minh Tâm Tam Nguyen, Class of 2023, on his inspired journey to art and poetry at Fulbright Xem thêm
Đóng góp cho ngành Nghiên cứu Nghệ thuật và Truyền thông

Điều kiện nhận bằng tốt nghiệp

Sinh viên nhận Bằng Cử nhân Nghiên cứu Nghệ thuật và Truyền thông sau khi hoàn thành:

Chương trình giáo dục Đại cương:

  • 5 môn Nền tảng (20 tín chỉ) và 8 môn Khám phá (32 tín chỉ), trong đó có tối đa 2 môn Khám phá (8 tín chỉ) được tính vào ngành học.
  • Học tập Trải nghiệm (4-12 tín chỉ).

Yêu cầu chung của Ngành chính:

  • Introduction to Visual Studies (4 tín chỉ).
  • 3 môn sơ cấp, trong đó bắt buộc phải chọn 2 môn: Introduction to Art History and Theory; Introduction to Film History and Theory; hoặc Introduction to Photography History and Theory (12 tín chỉ).
  • 3 môn trung cấp (12 tín chỉ).
  • 3 môn nâng cao (12 tín chỉ).
  • Đồ án Tốt nghiệp I HOẶC một môn bổ sung thuộc ngành Nghiên cứu Nghệ thuật và Truyền thông ở bất cứ cấp độ nào (4 tín chỉ).
  • Đồ án Tốt nghiệp II HOẶC một môn bổ sung thuộc ngành Nghiên cứu Nghệ thuật và Truyền thông ở cấp độ nâng cao (4 tín chỉ).

Minh hoạ lộ trình học:

Năm 1
  • Môn nền tảng
  • Môn khám phá
  • Introduction to Visual Studies*
  • Introduction to Film History & Theory*
Năm 2
  • Môn nền tảng
  • Môn khám phá
  • Introduction to Art History and Theory
  • Môn sơ cấp
  • Môn trung cấp
Năm 3
  • Học tập trải nghiệm
  • Môn trung cấp
  • Môn nâng cao
  • Môn tự chọn
Năm 4
  • Môn nâng cao
  • Đồ án tốt nghiệp I
  • Đồ án tốt nghiệp II
  • Môn tự chọn

Yêu cầu Ngành phụ

Ngành phụ Nghiên cứu Nghệ thuật và Truyền thông sẽ cung cấp kiến thức nền tảng về nghiên cứu và phân tích sáng tạo thông qua các môn học về nghệ thuật thị giác, nghệ thuật biểu diễn, lịch sử nghệ thuật, giám tuyển nghệ thuật, điện ảnh, nhiếp ảnh và nghiên cứu truyền thông. Đây sẽ là ngành phụ lý tưởng dành cho những sinh viên mong muốn có kiến thức sâu rộng hơn về ngành học chính thông qua hiểu biết sâu hơn về cách mà quá trình sáng tạo hình ảnh và nghệ thuật thúc đẩy sự hiểu biết và trải nghiệm của con người trong thế giới này. Ngành phụ Nghiên cứu Nghệ thuật và Truyền thông là sự bổ sung lý tưởng cho các chuyên ngành tập trung vào thiết kế và công nghệ, nhân chủng học và nghiên cứu văn hóa, kinh tế và kinh doanh, tâm lý học và tư vấn cũng như nhiều chuyên ngành khác. Đối với ngành phụ này, sinh viên yêu cầu phải học tổng cộng sáu môn học: Introduction to Visual Studies; hai môn Sơ cấp (trong đó có một môn phải chọn giữa Introduction to Art History and Theory; Introduction to Film History and Theory; và Introduction to Photography History and Theory); hai môn Trung cấp; và một môn Nâng cao.

Điều kiện để đăng ký Nghiên cứu Nghệ thuật và Truyền thông là Ngành chính và Ngành phụ

Để chính thức đăng ký Nghiên cứu Nghệ thuật và Truyền thông là ngành chính, sinh viên cần hoàn thành môn Introduction to Visual Studies và hai môn sơ cấp. Để chính thức đăng ký Nghiên cứu Nghệ thuật và Truyền thông là ngành phụ, sinh viên cần hoàn thành ít nhất 1 môn trong chương trình Nghiên cứu Nghệ thuật và Truyền thông.

Điều kiện Tốt nghiệp hạng Xuất sắc

  • Sinh viên phải hoàn thành Đồ án Tốt nghiệp I và Đồ án Tốt nghiệp II
  • Đồ án Tốt nghiệp phải được hạng Xuất sắc

Danh sách học phần minh họa

Introduction to Visual Studies:

Đây là môn học giới thiệu cho các sinh viên đến từ nhiều nền tảng giáo dục và có sở thích khác nhau về những phương pháp tiếp cận liên ngành trong nghiên cứu thị giác, văn hóa và lý thuyết. Môn học tập trung vào việc xây dựng những kỹ năng đặc thù cho lĩnh vực nghiên cứu thị giác cũng như cung cấp một nền tảng kiến thức vững chắc về các lý thuyết liên quan như công nghệ thị giác, giám sát, tầm nhìn, cơ quan, ký hiệu học, trật tự triển lãm, điện ảnh và khán giả. Bộ kỹ năng này có vai trò vô cùng quan trọng trong quá trình phân tích, diễn giải và lịch sử hóa các loại hình nghệ thuật khác nhau, bao gồm mỹ thuật (như hội họa và điêu khắc), nghệ thuật và truyền thông đại chúng (như quảng cáo, truyền hình và mạng xã hội). Introduction to Visual Studies là môn học tiên quyết cho tất cả các môn trung cấp và nâng cao của ngành Nghiên cứu Nghệ thuật và Truyền thông.

Môn Sơ cấp:

Các môn sơ cấp cung cấp cho sinh viên nền tảng kiến thức vững chắc về lịch sử, lý thuyết và thực tiễn nghệ thuật, phim ảnh, nhiếp ảnh cũng như các loại hình nghệ thuật biểu diễn và truyền thông khác. Phương thức đánh giá có thể bao gồm tổ hợp các câu hỏi và bài kiểm tra, thuyết trình, các bài viết ngắn hơn hoặc các bài tập thực hành kết hợp với dự án cá nhân hoặc dự án nhóm lớn hơn. Ngoài môn sơ cấp mà sinh viên lựa chọn, sinh viên còn phải tham gia hai trong số các học phần sau, trong đó Introduction to Art History and Theory là môn học tiên quyết:

  • Introduction to Art History and Theory
  • Introduction to Film History and Theory
  • Introduction to Photography History and Theory
  • Các môn nhập môn khác:
  • Introduction to Video and Film Production
  • Introduction to Theater and Performance
  • Dance and Performance Production
  • 2D/3D Foundations
  • Basic Drawing

 

Môn trung cấp

Các môn trung cấp được xây dựng dựa trên chương trình giảng dạy sơ cấp để củng cố năng lực lý thuyết và thực hành của sinh viên. Khi đi sâu vào các chuyên đề cụ thể hơn, sinh viên sẽ phát triển những kỹ năng phân tích, giải thích cần thiết và có được năng lực kỹ thuật cao hơn trong hoạt động sáng tạo nghệ thuật. Sinh viên cũng sẽ bắt đầu tự định hướng nghiên cứu thông qua các môn học yêu cầu viết bài, thực hành và các phương thức đánh giá sáng tạo, đa dạng và tham vọng hơn như các bài luận video, các đề xuất giám tuyển. Qua các môn học này, sinh viên sẽ bắt đầu chuyên môn hóa lĩnh vực nghiên cứu của mình.

  • Global Modern Art
  • Arts of Southeast Asia
  • Visualizing Vietnam
  • Issues in Contemporary Photography
  • Interdisciplinary Drawing
  • Uncanny, Alien, and Strange: Themes in East Asian Film and Media
  • Narrative
  • Principles of Acting
  • Digital Media Arts

Môn Nâng cao:

Các môn nâng cao thường được tổ chức dưới dạng hội thảo, cho phép thảo luận chuyên sâu về các chủ đề lý thuyết và lịch sử chuyên ngành cũng như cung cấp hướng dẫn chặt chẽ ở các cấp độ thực hành sáng tạo đầy thử thách hơn. Sinh viên sẽ chủ động dẫn dắt và tổ chức thảo luận trên lớp hoặc thực hiện các bài thuyết trình lớn. Phương thức đánh giá bao gồm các bài tiểu luận dài hơn và các dự án nghệ thuật phức tạp hơn như tác phẩm nghệ âm thanh, phim tài liệu ngắn hoặc triển lãm quy mô nhỏ. Các môn học nâng cao cũng có thể là những bài nghiên cứu độc lập mà sinh viên và giảng viên hướng dẫn đồng kiến tạo. Giờ đây, sinh viên đã tự hình thành được định hướng và hướng đi cho chuyên ngành đã chọn một cách tốt hơn trong khuôn khổ chương trình Nghệ thuật và Truyền thông.

  • Contemporary Asian Artists
  • Advanced Readings in Art Criticism and Theory
  • Gender and Sexuality in East Asian Film and Fiction
  • Curating in Context
  • Sound Art
  • Advanced Painting
  • Animation and Graphic Media in East Asia
  • Ethnographic Film: History, Theory, Practice
  • Documentary Filmmaking and Video Journalism
  • Đồ án Tốt nghiệp: Sinh viên xây dựng Đồ án Tốt nghiệp dưới sự hướng dẫn chặt chẽ của giảng viên hướng dẫn chính dự kiến. Đồ án Tốt nghiệp ngành Nghiên cứu Nghệ thuật và Truyền thông có thể có nhiều hình thức khác nhau như luận văn, dự án triển lãm, tác phẩm nghệ thuật hoặc một bộ phim. Các đồ án dựa trên thực tiễn có thể sẽ yêu cầu trình bày phần lớn dưới dạng văn bản, luận văn. Đồ án tốt nghiệp phải thể hiện được chuyên môn của sinh viên trong chuyên ngành nghiên cứu và những kiến thức đã tích lũy được xuyên suốt chương trình giảng dạy, đồng thời phản ánh được tinh thần thử nghiệm và tính liên ngành của ngành Nghiên cứu Nghệ thuật và Truyền thông.
  • Tiêu chí đủ điều kiện đăng ký làm Đồ án tốt nghiệp I bao gồm điểm trung bình ngành chính tối thiểu là 3,6 và có đơn đăng ký được phê duyệt.
  • dropdown dot Introduction to Visual Studies

    Introduction to Visual Studies:
    Đây là môn học giới thiệu cho các sinh viên đến từ nhiều nền tảng giáo dục và có sở thích khác nhau về những phương pháp tiếp cận liên ngành trong nghiên cứu thị giác, văn hóa và lý thuyết. Môn học tập trung vào việc xây dựng những kỹ năng đặc thù cho lĩnh vực nghiên cứu thị giác cũng như cung cấp một nền tảng kiến thức vững chắc về các lý thuyết liên quan như công nghệ thị giác, giám sát, tầm nhìn, cơ quan, ký hiệu học, trật tự triển lãm, điện ảnh và khán giả. Bộ kỹ năng này có vai trò vô cùng quan trọng trong quá trình phân tích, diễn giải và lịch sử hóa các loại hình nghệ thuật khác nhau, bao gồm mỹ thuật (như hội họa và điêu khắc), nghệ thuật và truyền thông đại chúng (như quảng cáo, truyền hình và mạng xã hội). Introduction to Visual Studies là môn học tiên quyết cho tất cả các môn trung cấp và nâng cao của ngành Nghiên cứu Nghệ thuật và Truyền thông.

  • dropdown dot Môn Sơ cấp (yêu cầu học 3 môn)

    Môn Sơ cấp:

    • Introduction to Art History and Theory
    • Introduction to Film History and Theory
    • Introduction to Photography History and Theory

    Các môn nhập môn minh họa khác:

    • Introduction to Video and Film Production
    • Introduction to Theater and Performance
    • Dance and Performance Production
    • 2D/3D Foundations
    • Basic Drawing
  • dropdown dot Môn Trung cấp (yêu cầu học 3 môn)

    Môn trung cấp

    • Global Modern Art
    • Arts of Southeast Asia
    • Visualizing Vietnam
    • Issues in Contemporary Photography
    • Interdisciplinary Drawing
      Uncanny, Alien, and Strange: Themes in East Asian Film and Media
    • Narrative
    • Principles of Acting
    • Digital Media Arts
  • dropdown dot Advanced Courses (yêu cầu học 3 môn)

    Môn nâng cao

    • Contemporary Asian Artists
    • Advanced Readings in Art Criticism and Theory
    • Gender and Sexuality in East Asian Film and Fiction
    • Curating in Context
    • Sound Art
    • Advanced Painting
    • Animation and Graphic Media in East Asia
    • Ethnographic Film: History, Theory, Practice
    • Documentary Filmmaking and Video Journalism
  • dropdown dot Đồ án Tốt nghiệp I HOẶC một học phần Nghiên cứu Nghệ thuật và Truyền thông (bất kỳ cấp độ nào) (yêu cầu học 1 môn)
  • dropdown dot Đồ án Tốt nghiệp II
HOẶC một học phần Nghiên cứu Nghệ thuật và Truyền thông (cấp độ nâng cao) (yêu cầu học 1 môn)

Gặp gỡ đội ngũ giảng viên

Đội ngũ giảng viên với kinh nghiệm quốc tế và vốn hiểu biết sâu sắc về Việt Nam sẽ thực hiện cam kết giúp bạn thành công trong lĩnh vực học thuật của mình.

Giảng viên tiêu biểu

faculty
"Từ khi còn là sinh viên, điện ảnh đã là phương thức để tôi tìm hiểu và khám phá thế giới. Quả thực không quá lời khi nói rằng việc tiếp xúc với điện ảnh Hoa ngữ và Nhật Bản đã tạo động lực thúc đẩy tôi học tập, sinh sống và làm việc ở nước ngoài. Nhờ sự hỗ trợ của giảng viên hướng dẫn và cộng động trí thức, tôi đã vượt qua và hoàn thành chương trình tiến sĩ ngành Ngôn ngữ và Văn hóa Đông Á tại Đại học California, Berkeley. Sau đó, tôi nhận ra rằng, đối với tôi, quá trình viết lách và nghiên cứu phim ảnh, truyền thông đã trở thành phương thức để tôi tiếp cận lịch sử và những ý những tưởng điện ảnh đã thay đổi theo dòng thời gian. Khoa AMS nói riêng và cộng đồng FUV nói chung đã đem đến cho tôi một mái ấm nồng nhiệt, tương trợ để tôi có thể tiếp tục triển khai những ý tưởng của mình trong quá trình nghiên cứu và giảng dạy. Vào năm 2022, khi tôi chính thức gia nhập đội ngũ giảng viên tại FUV, tại chuỗi hội thảo của Khoa AMS, các sinh viên và giảng viên đã đặt ra nhiều câu hỏi nằm ngoài phạm vi nghiên cứu của tôi (trong khuôn khổ cuốn sách đang trong giai đoạn hoàn thiện về hoạt hình Trung Quốc hiện đại, văn hóa thị giác và khoa học đại chúng). Với lòng nhiệt huyết và trí tò mò về thế giới học thuật, sinh viên FUV đã đạt được kết quả xuất sắc trong các môn học của tôi, cho dù là hoạt động nghiên cứu, thuyết trình nhóm, viết bài phân tích phim hay phát triển các dự án nghệ thuật và sáng tạo dựa trên những bộ phim mà chúng tôi đã cùng xem và thảo luận."
TS. Linda Chen Zhang, giảng viên khoa Nghiên cứu Nghệ thuật và Truyền thông Xem thêm

Gặp gỡ các Fulbrighters

Hãy cùng tìm hiểu Fulbright tác động như thế nào đến cuộc sống của sinh viên và cựu sinh viên.

Sinh viên tiêu biểu

academy
“Trong quá trình nộp đơn xét tuyển vào Fulbright, khi cân nhắc chọn ngành, tôi đã tự nhủ: “Tôi thực sự quan tâm đến điện ảnh, tôi có hứng thú với nghệ thuật và tôi thích nghiên cứu.” Vì vậy, ngành Nghiên cứu Truyền thông và Nghệ thuật dường như là một lựa chọn đúng đắn đối với tôi vào thời điểm đó và tôi cảm thấy vui mừng vì đến giờ, đây vẫn là một lựa chọn đúng đắn. Mặc dù sở thích chính của tôi là phim ảnh, tôi cũng muốn được tiếp xúc với các bộ môn nghệ thuật khác vì đối với tôi, các bộ môn nghệ thuật dường như luôn có sự liên kết với nhau theo một cách nhất định. Ví dụ, một số bố cục và phong cách vẽ tranh nhất định trong một số bức tranh mà tôi đã được học trong môn Introduction to Art History đã giúp tôi lên bố cục cho các tấm ảnh trong dự án cuối khóa ở một môn học khác. Ngay cả khi không chọn chuyên ngành cụ thể, tôi vẫn sẽ hoàn thành môn học với những kỹ năng cụ thể và có thể áp dụng được cho công việc tương lai. Một điều nữa mà tôi thích ở ngành này là sinh viên có thể cá nhân hóa hành trình học tập do được phép tự chọn các môn học giúp định hướng chuyên ngành. Người giảng dạy các môn học là những giáo sư tận tâm và có tay nghề cao từ nhiều chuyên ngành khác nhau như nghiên cứu điện ảnh, nghệ thuật thị giác, v.v. với danh mục môn học trải dài từ môn học lý thuyết, thực hành học thuật đến các môn học thực hành.”
Nguyễn Đức Nhật, Khoá 2024 Thu gọn
Khoá 2025
  • Lê Trần Thiên Nga
  • Nguyễn Hương Giang
  • Nguyễn Lê Tuấn Kiệt
  • Dương Huỳnh Thiên Kim
  • Ca Yến Linh
  • Nguyễn Trần Ngọc Mai
  • Vũ Hà My
  • Nguyễn Hằng Nga
  • Vũ Thị Thu Ngân
  • Le Nguyen Hong Ngoc
  • Hoàng Đặng Quỳnh Phương
  • Bùi Quốc Quân
  • Nguyễn Thị Nhật Thi
  • Nguyen Hoai Thuong
  • Dang Xuan Thy
  • Nguyễn Quang Tuệ
  • Dao Nguyen Tuong Van
  • Phạm Gia Hân
  • Trần Bạch Khánh Chi
  • Huỳnh Nguyễn Gia Khang
  • Trần Thị Xuân Mai
  • Trần Nguyên Bảo Ngọc
  • Phan Yến Nhi
  • Mai Nguyễn Tố Như
  • Do Lan Phuong
  • Nguyen Thi Ai Phuong
  • Văn Khánh Quỳnh
  • Chu Hoàng Bảo Trâm
  • Nguyễn Văn Thanh
Khoá 2024
  • Phan Thị Minh Anh
  • Lê Phương Anh
  • Hoàng Thế Anh
  • Nguyễn Đức Duy
  • Lê Nữ Đông Giang
  • Lê Nguyễn Diễm Hà
  • Đặng Anh Kiệt
  • Hà Hoàng Khánh Linh
  • Đỗ Quỳnh Ngọc
  • Nguyễn Đức Nhật
  • Lê Thị Ngọc Phụng
  • Nguyễn Lê Vinh Sơn
  • Trần Vũ Thanh Thảo
  • Lê Khánh Thư
  • Châu Tú Uyên
  • Nguyễn Mai Linh
  • Phạm Hoàng Minh Phương
  • Nguyễn Trần Bảo Ngọc
  • Nguyễn Minh Tiến
  • Lê Thanh Thảo
  • Trần Nguyễn Bảo Phương
  • Lê Trân Thiên Nga
  • Hoàng Ngọc Gia Hương
  • Tôn Nữ Uyên Phương
alumni

Gặp gỡ các cựu sinh viên

Hãy cùng tìm hiểu Fulbright tác động như thế nào đến cuộc sống của sinh viên và cựu sinh viên.

Cựu sinh viên tiêu biểu

faculty
“Tôi đã mất khá nhiều thời gian để hoàn thành chương trình ngành Nghiên cứu Truyền thông và Nghệ thuật (AMS) vào giữa năm ba đại học. Tôi vốn luôn yêu thích việc nghiên cứu nghệ thuật nhưng lại có quá nhiều nghi ngờ về bản thân, chính vì vậy, tôi đã không theo đuổi con đường này ngay từ đầu... Nguyễn Thị Huệ, Khóa 2023 Khai giảng vào thu 2023: Ứng cử viên Thạc sĩ Nghiên cứu phê bình và giám tuyển nghệ thuật đương đại, Đại học Sư phạm Quốc gia Đài Bắc Xem thêm “Tôi đã mất khá nhiều thời gian để hoàn thành chương trình ngành Nghiên cứu Truyền thông và Nghệ thuật (AMS) vào giữa năm ba đại học. Tôi vốn luôn yêu thích việc nghiên cứu nghệ thuật nhưng lại có quá nhiều nghi ngờ về bản thân, chính vì vậy, tôi đã không theo đuổi con đường này ngay từ đầu. Khi tôi gặp khó khăn với ngành cũ của mình, chính cộng đồng nghệ thuật (giảng viên và bạn học) ở AMS đã mang đến cho tôi một không gian học tập an toàn, thúc đẩy và đầy hứng khởi. Thông qua việc trau dồi cách nhìn nhận mới, tôi cảm thấy bản thân như được giải phóng trong quá trình nghiên cứu nghệ thuật. Ngoài những môn học trải dài trên các lĩnh vực nghệ thuật khác nhau, ngành AMS còn thúc đẩy tính kỷ luật trong học tập cũng như tình bạn bền vững, lâu dài và đó cũng là điều mà tôi trân trọng nhất. Bài nghiên cứu mà tôi thực hiện về nghệ thuật sơn mài đương đại đã khiến tôi hoàn toàn kinh ngạc về mối quan hệ qua lại giữa các thực thể, dù các thực thể này có mang yếu tố nhân loại hay phi nhân loại đi chăng nữa để từ đó, tôi hiểu rằng con người chúng ta cần phải biết cách khiêm tốn. Hành trình theo ngành AMS được hoàn thiện hơn nhờ những mối quan hệ mà tôi đã hình thành với các bạn sinh viên. Những dự án chúng tôi cùng thực hiện và những cuộc trò chuyện chúng tôi chia sẻ đã tạo nên một phần lớn trong trải nghiệm của tôi khi còn là sinh viên AMS tại Fulbright.”
Nguyễn Thị Huệ, Khóa 2023 Khai giảng vào thu 2023: Ứng cử viên Thạc sĩ Nghiên cứu phê bình và giám tuyển nghệ thuật đương đại, Đại học Sư phạm Quốc gia Đài Bắc Thu gọn

Ấn phẩm của khoa

Pamela Corey

The City in Time: Contemporary Art and Urban Form in Vietnam and Cambodia, Seattle: University of Washington Press

2023 “The Digital Voice as Postcolonial Proxy,” The Routledge Companion to Decolonizing Art History, eds. Tatiana Flores, Florencia San Martín, and Charlene Villaseñor Black. London; New York: Routledge, forthcoming.

2020 “Toward a Horizon of Un-Knowing: Aurality, Voice, and the Politics of Identification in the Art of Vong Phaophanit and Claire Oboussier.” In “Voice as Form,” eds. Wenny Teo and Pamela N. Corey, special issue, Oxford Art Journal 43, no. 2 (Summer): 221-38

Linda Zhang

“Technological and Athletic Splendor: The Formation of Color in the Socialist Sports Film in China” in Global Color: The Monopack Revolution at Midcentury, Rutgers University Press, edited by Sarah Street and Joshua Yumibe. Publication anticipated for 2023

“The animated worlds of Piercing I, iMirror, and RMB City: Decoding postsocialist reality through virtual spaces,” Journal of Chinese Cinemas, Vol 13 (2), 2019.

Tram Luong

2021 “Something in the Water: Towards a Symbolic History of Otherness in Chrouy Changvar, Cambodia.” In Zucker, Eve Monique, and Ben Kiernan, eds. Political Violence in Southeast Asia since 1945: Case Studies from Six Countries. 1st edition. Milton Park, Abingdon, Oxon; New York, NY: Routledge.

2020 “Covid-19 Dispatches from Ho Chi Minh City, Vietnam.” Anthropology Now 12 (1): 45-49. https://doi.org/10.1080/19428200.2020.1761209

2021 “Breathless: On the Political Conditions of Breathing in the Time of Racialized Subjectivity.” Our Times – the Digital Journal of Times Museum. Volume 2.

Richard Streitmatter-Tran
SOLO EXHIBITION

A Material History of Man and Animal

Dia Projects, Ho Chi Minh City, Vietnam, 2015
TRIỂN LÃM CÁ NHÂN

The Reconstruction

Bangkok University Gallery, Thailand, 2018
TRIỂN LÃM CÁ NHÂN

We No Longer See the Stars

De Sarthe Gallery, Hong Kong, 2020
Trinh Dinh Le Minh
PHIM

The Scent of Fish Sauce

Writer/ Director, 2014
PHIM

Goodbye Mother

Producer/ Director, 2019
PHIM

Invisible Evidence

Director, 2020

Đồ án Tốt nghiệp

Khoá 2023
Phan Thao Nguyen's Mekong Narratives
Nguyen Thanh Minh Tam
Localization as Art Practice: Emerging Collectives in Contemporary Vietnam
Nguyen Vo Bao Han
Social media-based Film Criticism in Vietnam: How Mass Audiences Speak up though the case of Cù Lao Xác Sống (2022)
Ninh Quynh Anh
Pixelated Potentials: Waiting for Green at the Intersection of Ecology, Materiality, and History in the Art of Võ Trân Châu
Le Huu Hoang Anh
Spirituality and Spectrality in Contemporary Art from Vietnam
Nguyen Ngoc Lien
The Participation of Contemporary Art in Social Issues: the Aesthetics of Protest in Chuyện của Thịnh
Nguyen Thi Da Ly
The Future of Cinema in a Market Oriented, Socialist Vietnam
Nguyen Do Nguyen
Lacquer Realism: Matter-Form-Meaning
Nguyen Thi Hue
The Influence of Film on Viewers' Thought and Behavior: Review Vietnam's Film Censorship Law and Guidelines for Filmmakers
Le Doan Phuong Nhi
Father's Fish Tank: A Lacquer Painting Series
Nguyen Lam Thao Tam
Issues in the Political Representation of Culture and Ethnic Heritage of Vietnamese Contemporary Fashion Photography
Phan Ngoc Lan Nhi

Tin tức & sự kiện

Kết nối với chúng tôi

facebook

(English below) ASEAN SOCIAL IMPACT PROGRAM 2023 - VÌ MỘT “HÀNH TINH” KHỎE MẠNH HƠN Chương trình ASEAN Social Impact Program 2023 - ASIP (Tác động xã hội ASEAN) đã chính thức khép lại với phần trình bày ý tưởng của các đội thi. Trước ban giám khảo và các nhà tài trợ tài năng...

image

(English below) ✨ LỜI CHÚC NĂM GIÁP THÌN 2024 ✨ Bước sang thềm năm mới Giáp Thìn, Đại học Fulbright Việt Nam xin được gửi đến mọi nhà lời chúc tốt đẹp nhất 🐉 Với trái tim tràn đầy hy vọng hoà cùng niềm vui đầu năm, chúng tôi vô cùng trân trọng sự tin tưởng và hỗ trợ vô giá Fulbright nhận được trong hành trình vừa qua, là động lực hướng đến những điều tuyệt vời sẽ tiếp nối trong năm nay 🌟 Nhân dịp năm Rồng, Fulbright xin kính chúc vạn sự hanh thông, mọi niềm mong thành hiện thực 🌟 --- ✨ HAPPY LUNAR NEW YEAR 2024 ✨ As we step into New Year, the Year of the Dragon, Fulbright University Vietnam would like to extend our best wishes to everyone 🐉 With hearts filled with hope and joy as we embark on the new year, we deeply appreciate the invaluable trust and support Fulbright has received on our journey thus far, serving as motivation towards the wonderful things that will continue in the year ahead 🌟 As the Dragon's year unfolds its tale, Fulbright extends wishes, setting sail. Prosperity's breeze, in every gale, May dreams come true, without fail 🌟

Khám phá tương lai
đang chờ đón bạn ở Fulbright

Tìm hiểu cách nộp đơn

Trang web này sử dụng cookies để cung cấp trải nghiệm người dùng tốt hơn.

Các cookies cần thiết (Essential Cookies) được mặc định và là cơ sở để trang web hoạt động chính xác. Cookies phân tích (Analytics cookies) thu thập dữ liệu ẩn danh để cải thiện và theo dõi website. Cookies hiệu suất (Performance cookies) được sử dụng bởi bên thứ ba để tối ưu hóa các ứng dụng (như video và bản đồ) được tích hợp trong trang web của chúng tôi. Để chấp nhận tất cả cookies, vui lòng bấm vào 'Tôi chấp nhận.'

logo_footer