Tin Tức

Giáo dục khai phóng và câu chuyện của tôi

image

Rất khó để bố mẹ tôi nhìn tôi rời nhà và đi ra thế giới khi tôi mới chỉ 14 tuổi. Trong nhiều năm tháng sống rời xa Nhật Bản, tôi không mấy khi được gặp gia đình và cảm thấy rất cô đơn.

Cha tôi kể: Ngày đầu tiên trong lớp học ở Mỹ, vị Giáo sư lạnh lùng gọi ông và đặt câu hỏi về chủ đề chính sách thương mại của Mỹ. Cha tôi giật mình nhìn Giáo sư và sau vài giây, chỉ dám lẩm bẩm nói một hai câu. Rồi ông nhìn quanh thấy bạn học cùng lớp thảo luận chủ đề đó với tốc độ và cường độ dữ dội.

Đó là ấn tượng ngày học đầu tiên trong một trường Đại học ở Mỹ của cha tôi. Ông bị đo ván. Nó khác với những giờ học ở trường học Nhật Bản, nơi Giáo sư giảng bài cứ nói đều đều và ông chỉ chăm chú vào ghi chép.

Sự trải nghiệm ở đại học Mỹ hoàn toàn khác. Ông ngạc nhiên trước cách các bạn học đưa ra nhiều quan điểm khác nhau trong cuộc thảo luận và họ thể hiện quan điểm lập luận của mình một cách thuyết phục.

Trong những ngày đầu học ở Mỹ, cha tôi thường phải vật lộn với việc phát biểu và bảo vệ quan điểm trong lớp học. Theo thời gian, ông không những tiến bộ, mà còn trở thành một người học hoàn toàn theo phong cách giáo dục Mỹ. Phong cách đó dạy ông cách tư duy.

Khi gia đình tôi trở về Nhật Bản, cha mẹ tôi quyết định tôi sẽ học giáo dục kiểu Mỹ. Trong khi tất cả các bạn Nhật học cùng cha tôi ở Mỹ trở về vẫn gửi con đến các trường học của Nhật Bản thì cha mẹ tôi lại có lựa chọn không điển hình và dành nguồn lực đầu tư đáng kể để tôi theo học một trường học quốc tế kiểu Mỹ.

Tôi còn quá nhỏ để hiểu được tầm quan trọng của quyết định này vào thời điểm đó. Khi cha mẹ hỏi rằng tôi muốn đi học trường nào, tôi nói với họ rằng tôi rất hứng thú với trường quốc tế bởi vì nó có một sân chơi rộng lớn hơn trường học gần nhà.

Nhiều năm sau, tôi rời Nhật Bản đến Mỹ để theo học một trường trung học và sau đó là Đại học. Những trải nghiệm của tôi ở Mỹ, cũng giống như cha tôi đã từng qua, đó là sự thay đổi. Nhưng mọi sự thay đổi luôn có giá đổi lại.

Rất khó để bố mẹ tôi nhìn tôi rời nhà và đi ra thế giới khi tôi mới chỉ 14 tuổi. Trong nhiều năm tháng sống rời xa Nhật Bản, tôi không mấy khi được gặp gia đình và cảm thấy rất cô đơn.

Theo thời gian, khi sống hòa nhập và có một cộng đồng riêng ở Mỹ, tôi bắt đầu cảm thấy nơi đây như nhà của mình. Rồi, tôi cảm thấy ít có xu hướng muốn quay trở về Nhật Bản sau khi tốt nghiệp. Bố mẹ tôi tự hỏi liệu sự hy sinh của họ có xứng đáng?

Sau khi tốt nghiệp đại học, tôi gia nhập Boston Cosultant Group (BCG) và làm việc trong mảng tư vấn giáo dục. Tôi có 5 năm làm việc với vai trò chuyên gia tư vấn quản lý cho các trường đại học và Học khu (về giáo dục, ở Mỹ, các tiểu bang được phân chia thành những Học khu) .

Trong các dự án tư vấn, có một dự án tôi đã giúp một trường đại học gặp khó khăn trong tuyển sinh và phải đối mặt với số học sinh sụt giảm. Mặt khác, chúng tôi cũng phải làm việc với các nhà lãnh đạo Học khu để đảo ngược tình trạng của các trường có hiệu suất thấp nhất.

Những trải nghiệm thấm nhuần trong tôi một niềm tin sâu xa về tầm quan trọng của giáo dục như một phương tiện để thay đổi con người (và sau đó là những thay đổi của xã hội) và tôi muốn đóng góp nỗ lực của mình trong việc chia sẻ cơ hội này với nhiều trẻ em hơn.

Đầu năm nay, khi sếp cũ của tôi tại BCG chia sẻ về dự án Đại học Fulbright Việt Nam (Fulbright), nó lập tức khơi gợi sự quan tâm của tôi.

Việc thành lập Đại học Fulbright sẽ tạo cơ hội cho hàng nghìn thanh thiếu niên – bất kể khả năng chi trả (tài chính) của họ hay đến từ bất cứ vùng miền nào của Việt Nam – được theo đuổi nền giáo dục khai phóng kiểu Mỹ vốn đã làm thay đổi cuộc đời của cha tôi và tôi.

Và, quan trọng, Fulbright sẽ giúp các sinh viên Việt Nam theo đuổi chương trình giáo dục này mà không gây ra những hy sinh, đánh đổi khi phải rời gia đình và phiêu bạt ra thế giới như tôi đã từng trải qua. 

Tôi quyết định làm việc cho Fulbright và dành toàn bộ những kinh nghiệm có được khi làm cho BCG để sử dụng hữu ích cho công việc ở đây. Tôi đã đề nghị sếp cho tôi đến Fulbright làm tình nguyện viên. Vài tuần sau, tôi lên máy bay tới Thành phố Hồ Chí Minh.

 Kentaro Watari (Cựu sinh viên Đại học Stanford)

Kết nối với chúng tôi

facebook

(English below) ASEAN SOCIAL IMPACT PROGRAM 2023 - VÌ MỘT “HÀNH TINH” KHỎE MẠNH HƠN Chương trình ASEAN Social Impact Program 2023 - ASIP (Tác động xã hội ASEAN) đã chính thức khép lại với phần trình bày ý tưởng của các đội thi. Trước ban giám khảo và các nhà tài trợ tài năng...

image

(English below) ✨ LỜI CHÚC NĂM GIÁP THÌN 2024 ✨ Bước sang thềm năm mới Giáp Thìn, Đại học Fulbright Việt Nam xin được gửi đến mọi nhà lời chúc tốt đẹp nhất 🐉 Với trái tim tràn đầy hy vọng hoà cùng niềm vui đầu năm, chúng tôi vô cùng trân trọng sự tin tưởng và hỗ trợ vô giá Fulbright nhận được trong hành trình vừa qua, là động lực hướng đến những điều tuyệt vời sẽ tiếp nối trong năm nay 🌟 Nhân dịp năm Rồng, Fulbright xin kính chúc vạn sự hanh thông, mọi niềm mong thành hiện thực 🌟 --- ✨ HAPPY LUNAR NEW YEAR 2024 ✨ As we step into New Year, the Year of the Dragon, Fulbright University Vietnam would like to extend our best wishes to everyone 🐉 With hearts filled with hope and joy as we embark on the new year, we deeply appreciate the invaluable trust and support Fulbright has received on our journey thus far, serving as motivation towards the wonderful things that will continue in the year ahead 🌟 As the Dragon's year unfolds its tale, Fulbright extends wishes, setting sail. Prosperity's breeze, in every gale, May dreams come true, without fail 🌟

Trang web này sử dụng cookies để cung cấp trải nghiệm người dùng tốt hơn.

Các cookies cần thiết (Essential Cookies) được mặc định và là cơ sở để trang web hoạt động chính xác. Cookies phân tích (Analytics cookies) thu thập dữ liệu ẩn danh để cải thiện và theo dõi website. Cookies hiệu suất (Performance cookies) được sử dụng bởi bên thứ ba để tối ưu hóa các ứng dụng (như video và bản đồ) được tích hợp trong trang web của chúng tôi. Để chấp nhận tất cả cookies, vui lòng bấm vào 'Tôi chấp nhận.'

logo_footer