Đời sống Sinh viên

Trại hè Vườn Mơ: Nuôi một cây mơ, trồng một vườn mơ

image

Cuộc đời như những bước ngoặt

Một trong những ấn tượng đầu tiên của tôi về Đại học Fulbright Việt Nam là buổi nói chuyện của Tiến sĩ nhân học Ian Kalman có tên “Đại học như một bước ngoặt của cuộc đời” (The university as a Rite of Passage) trên nền tảng lý thuyết của nhà dân tộc học Arnold van Gennep.

“Cuộc đời tự nó có nghĩa là tách rời và đoàn tụ, thay đổi hình thức và điều kiện, chết đi và được tái sinh. Đó là hành động và chấm dứt, chờ đợi và nghỉ ngơi, và sau đó bắt đầu hành động trở lại, nhưng theo một cách khác.

Và luôn có những ngưỡng mới để vượt qua: ngưỡng của mùa hè và mùa đông, của một mùa hay một năm, của một tháng của một đêm; các ngưỡng ấu thơ, thiếu niên, trưởng thành và tuổi già; ngưỡng của cái chết và thế giới bên kia – cho những người tin vào nó.” (Arnold van Gennep)

Điều đó làm tôi nhớ đến những bước ngoặt lớn trong nửa cuộc đời mình. Và tôi sẽ nhớ mãi bước ngoặt tuổi 16, của không chỉ riêng tôi, mà còn rất nhiều bạn trẻ khác.

“Tâm hồn tôi đã chết từ tuổi 16”

Tuổi 16 là bước ngoặt lớn đầu tiên trong cuộc đời mỗi đứa trẻ, đặc biệt là những đứa trẻ người dân tộc thiểu số. Đó là ranh giới giữa việc trở thành một học sinh trung học phổ thông và nhiều khả năng sẽ tiếp tục cuộc đời mình bằng con đường học chữ, hoặc dừng việc học và trở thành một người nông dân, người vợ, người chồng, người cha, người mẹ trẻ con của những đứa trẻ.

Khang A Tủa trong dự án “Chuyện của chúng mình” ở Sapa.

Pàng (nghĩa tiếng Việt là Hoa) là một cô gái người Mông Mù Cang Chải, cô sinh ra và lớn lên trong một gia đình nông dân cùng với 8 anh chị em khác của mình. Bố cô là một người đàn ông có thói quen bạo hành gia đình.

Cô đã nhiều lần can ngăn nhưng không thành, cuối cùng cô kết thúc cuộc đời mình sau ba lần ăn lá ngón kèm theo uống nước canh nóng để đảm bảo gia đình không thể cứu chữa. Cô để lại bức tâm thư đầy ám ảnh “con tạm biệt bố mẹ, con mong muốn sống một cuộc đời tự do, chứ không phải làm phận hoa cho người ta đùa, cho người đời chà đạp”. Năm Pàng mất, cô mới qua tuổi 16.

Châu là một trường hợp khác. Cô từ nhỏ không được đi học, vì phải ở nhà phụ bố mẹ làm nông. Năm 16 tuổi, cô được người yêu đến kéo về làm vợ. Nhưng bố mẹ và gia đình không đồng ý cho cưới bởi nhà trai quá nghèo. Quá tuổi được coi là đẹp nhất của một thiếu nữ, theo quan niệm của dân làng, cô dần chán nản cuộc sống và không có cảm xúc để yêu đương hay lập gia đình ở thế giới này. Cuối cùng, cô bỏ nhà ra đi biệt tăm, biệt tích.

Chia thì khác. Năm 14 tuổi, cô bị bạn trai quen còn chưa kỹ kéo về làm vợ khi còn là một học sinh lớp 8. Sau ba ngày ở nhà trai, cô được toàn quyền tự quyết tương lai của mình. Nhưng do không chịu được lời ra tiếng vào của xã hội về việc “dù sao cũng đã là vợ người ta, ba đêm hay ba năm thì cũng là vợ người”, cô phó mặc cho dòng đời đưa đẩy, bỏ ước mơ theo học con chữ, theo chồng lên nương.

Con trai đầu lòng ra đời trước sinh nhật thứ 16 của cô. Bởi chưa đủ tuổi, bé không được chính quyền địa phương cấp cho giấy khai sinh, không được cấp thẻ bảo hiểm y tế, bản thân cô không được nhập khẩu về hộ nhà chồng. Mỗi lần đau ốm, hai mẹ con đều cuống cuồng đi mượn sổ để được khám chữa trong hệ thống y tế công. Bởi ở trên núi, ngoài hệ thống y tế công, thứ thuốc duy nhất người ta có là những món nghề “gia truyền” lúc hữu hiệu, lúc không.

Chơ đã sống những ngày mà bà cho là cuối cùng của cuộc đời mình, trải qua cuộc sống với thực dân Pháp, mất chồng trong cuộc chiến biên giới với Trung Hoa vào năm 1979 nhưng với bà “tâm hồn tôi đã chết từ tuổi 16” khi bà phải làm vợ một người bà không thương. Người mà về vai vế là anh họ con cô ruột của bà, và phải đáng tuổi bố bà. Những tháng ngày sau đó, với bà, sống chỉ là chờ số của mình tận, khi mà ngay cả những người bà tin tưởng nhất như mẹ hay anh trai đều không một lần lắng nghe lời khẩn cầu chối hôn của bà.

Bốn người phụ nữ người dân tộc thiểu số, mỗi người một câu chuyện, nhưng đều chung một bước ngoặt tuổi 16. Và bước ngoặt đó đều mang một bức tranh chung: Chẳng ai trong số những người đó được nghiêm túc lắng nghe hay tự hình dung được con đường mà mình sẽ lựa chọn trước khi phải đưa ra quyết định thay đổi cả cuộc đời mình.

Để có một bức tranh toàn cảnh hơn, hãy nhìn những con số được công bố bởi các nghiên cứu chuyên nghiệp: Theo Hội thảo thực trạng và giải pháp về tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống trong đồng bào dân tộc thiểu số ngày 02/07/2013, trong giai đoạn 2007-2009, tỉ lệ các cặp vợ chồng dân tộc thiểu số “tảo hôn” là khá cao, cụ thể người Mông 33%, Thái 23,1%, Mường 15,8%. Khảo sát của Ủy ban dân tộc 2015 cho thấy cứ 4 cặp vợ chồng sẽ có một cặp “tảo hôn” (26.6%) (1).

Trong Kết hôn trẻ em ở một số cộng đồng tộc người thiểu số ở Việt Nam – một phân tích từ góc nhìn nhân học, nhóm nghiên cứu đã chỉ ra một số điểm đáng chú ý trong kết hôn trẻ em (hay “tảo hôn” theo cách gọi quen thuộc ở Việt Nam) rằng, trẻ em đa phần là những người tự đưa ra quyết định cho hôn nhân của mình, nhưng trẻ em nữ phần đa bị ảnh hưởng bởi bạn trai nhiều hơn. Cũng như trẻ em gái sau thường cảm nhận cuộc sống hôn nhân khó khăn và đôi khi là bạo lực (2).

Nuôi một cây mơ, trồng một vườn mơ

Dự án “Chúng em an toàn” của Khang A Tủa tại Mù Cang Chải.

Chứng kiến người cô ruột hơn hai tuổi của tôi tự vẫn khi chưa tròn 16, tôi tự nhủ ai đó phải làm gì đó đi chứ. Tôi mơ thấy cô nhiều lần, rất nhiều lần, nhiều tới mức nhiều đêm tôi chẳng thể ngủ. Rồi tôi từng mơ, cô đã chia sẻ điều cô cảm thấy uất ức nhất, và bố cô đã lắng nghe điều đó, rồi đổi thay tính nết, bớt bạo hành với mẹ cô hơn. Từ lúc đó, trong tôi cũng bắt đầu hình thành một ước mơ, ước mơ sẽ làm gì đó để những người trẻ được lắng nghe hơn. Đó là lúc cây mơ trong tôi bén rễ.

Hạt mơ trong tôi đã may mắn được ươm mầm, được nuôi dưỡng và phát triển để hình thành nên một cây mơ. Tôi sẽ thực hiện một dự án mang tên Vườn Mơ gồm 6 ngày trại hè cùng 5 tháng đồng hành (mentoring) dành cho 20 bạn trẻ người dân tộc thiểu số từ 12 đến 15 tuổi – ngưỡng tuổi chuẩn bị đối mặt với bước ngoặt tuổi 16 nhằm xây dựng một môi trường mà ở đó các bạn trẻ được lắng nghe, được chia sẻ, được nuôi dưỡng ước mơ, để rồi trở thành những cây mơ mới, để một vườn mơ được dần định hình, và để một rừng mơ được tươi tốt.

Khang A Tủa – Sinh viên Năm Đồng kiến tạo

  1. PHẠM Quỳnh Phương, ĐỖ Quỳnh Anh, HOÀNG Ngọc An, PHẠM Thanh Trà, MAI Thanh Tú, Kết hôn trẻ em ở một số cộng đồng tộc người thiểu số ở Việt Nam – một phân tích từ góc nhìn nhân học, NXB Thanh Niên, 2017. trang 10.
  2. PHẠM Quỳnh Phương, ĐỖ Quỳnh Anh, HOÀNG Ngọc An, PHẠM Thanh Trà, MAI Thanh Tú, Kết hôn trẻ em ở một số cộng đồng tộc người thiểu số ở Việt Nam – một phân tích từ góc nhìn nhân học, NXB Thanh Niên, 2017. Chương 2. 


Kết nối với chúng tôi

facebook

(English below) ASEAN SOCIAL IMPACT PROGRAM 2023 - VÌ MỘT “HÀNH TINH” KHỎE MẠNH HƠN Chương trình ASEAN Social Impact Program 2023 - ASIP (Tác động xã hội ASEAN) đã chính thức khép lại với phần trình bày ý tưởng của các đội thi. Trước ban giám khảo và các nhà tài trợ tài năng...

image

(English below) ✨ LỜI CHÚC NĂM GIÁP THÌN 2024 ✨ Bước sang thềm năm mới Giáp Thìn, Đại học Fulbright Việt Nam xin được gửi đến mọi nhà lời chúc tốt đẹp nhất 🐉 Với trái tim tràn đầy hy vọng hoà cùng niềm vui đầu năm, chúng tôi vô cùng trân trọng sự tin tưởng và hỗ trợ vô giá Fulbright nhận được trong hành trình vừa qua, là động lực hướng đến những điều tuyệt vời sẽ tiếp nối trong năm nay 🌟 Nhân dịp năm Rồng, Fulbright xin kính chúc vạn sự hanh thông, mọi niềm mong thành hiện thực 🌟 --- ✨ HAPPY LUNAR NEW YEAR 2024 ✨ As we step into New Year, the Year of the Dragon, Fulbright University Vietnam would like to extend our best wishes to everyone 🐉 With hearts filled with hope and joy as we embark on the new year, we deeply appreciate the invaluable trust and support Fulbright has received on our journey thus far, serving as motivation towards the wonderful things that will continue in the year ahead 🌟 As the Dragon's year unfolds its tale, Fulbright extends wishes, setting sail. Prosperity's breeze, in every gale, May dreams come true, without fail 🌟

Trang web này sử dụng cookies để cung cấp trải nghiệm người dùng tốt hơn.

Các cookies cần thiết (Essential Cookies) được mặc định và là cơ sở để trang web hoạt động chính xác. Cookies phân tích (Analytics cookies) thu thập dữ liệu ẩn danh để cải thiện và theo dõi website. Cookies hiệu suất (Performance cookies) được sử dụng bởi bên thứ ba để tối ưu hóa các ứng dụng (như video và bản đồ) được tích hợp trong trang web của chúng tôi. Để chấp nhận tất cả cookies, vui lòng bấm vào 'Tôi chấp nhận.'

logo_footer