Khác

Học giáo dục khai phóng, tôi đã có việc thế nào?

image

Tiến sĩ Phan Lê Bình là Giảng viên Đại học Việt Nhật, chuyên gia của Cơ Quan hợp tác quốc tế Nhật Bản (JICA).

Ông lấy bằng Cử nhân rồi Thạc sỹ, Tiến sĩ, Thạc sỹ tại Đại học Tổng hợp Tokyo (Nhật Bản).

Sang Nhật năm 1993, khi mới 19 tuổi, tôi là một sản phẩm kẹp giữa xã hội Việt Nam, tức là chỉ muốn học, làm gì để có nghề nghiệp, kiếm tiền ngay và giáo dục tư tưởng “Liberal Arts…

4 năm sau khi tốt nghiệp hai trường đại học “khủng” trong nước cuối thập niên 90 là Đại học Bách Khoa Hà Nội với chuyên ngành cơ khí động lực và Đại học Ngoại ngữ Hà Nội (chuyên ngành Tiếng Anh), ông Nguyễn Đăng Minh có cơ hội sang Nhật Bản du học. 

Cũng học Kỹ sư, nhưng khác với Kỹ sư về cơ khí động lực “được đào tạo theo cách của Nga” ở Đại học Bách Khoa, ông Minh vào trường Cao đẳng kỹ thuật Quốc tế Honda với chuyên ngành dịch vụ và công nghệ sửa chữa ô tô. 

Sau hai năm học, ông tiếp tục lấy bằng Thạc sĩ tại Đại học Tổng hợp Tokyo, Nhật Bản, chuyên ngành về kỹ thuật công nghiệp. Ở môi trường học thuật này, ông đã cảm nhận và trải nghiệm rõ sự khác biệt về giáo dục so với giai đoạn học ở Bách khoa. 

2 tấm bằng tại hai nơi là bảo chứng uy tín về trình độ để Tập đoàn Toyota (trụ sở chính) ở Nhật Bản nhận ông vào làm việc. Khi khởi nghiệp tại đây, ông Minh phát hiện ra một điều lạ lùng trong tập đoàn này đó là không phải ai học chuyên môn gì thì làm đúng việc đó. Có người học về Hoá học rồi đến đây làm về cơ khí. 

Bản thân ông là dân cơ khí xịn vào đó cũng chỉ làm chưa được 3 năm lại được luân chuyển sang làm công tác quản trị, nghiên cứu hệ thống quản trị của Toyota để chuyển giao cho Trung Quốc. 7 năm làm việc tại đây thích ứng đủ mọi yêu cầu công việc, chuyển đổi, khiến ông nhìn lại mô hình giáo dục được đào tạo. 

Nó thúc đẩy động lực để ông lấy tiếp bằng Tiến sĩ về quản trị kinh doanh. Sau khi trở về Việt Nam năm 2011, ông bắt đầu bước vào giáo dục với vai trò làm giảng viên của Trường Đại học Kinh tế (Đại học Quốc gia Hà Nội) và đến nay giữ vai trò Phó Viện trưởng viện Quản trị Kinh doanh trực thuộc Đại học này. 

Thích ứng thay đổi

Một đồng môn của ông Minh ở Đại học Tổng hợp Tokyo là Tiến sĩ Phan Lê Bình. Khác với ông Minh, ông Bình được đào tạo trong hệ thống giáo dục của Nhật Bản suốt từ đại học cho tới Tiến sĩ (1 trong 4 sinh viên Việt Nam đầu tiên được cấp học bổng sang Nhật Bản du học đại học).

Sau đó, Tiến sĩ Bình trở thành người đầu tiên và duy nhất mang quốc tịch Việt Nam làm việc tại trụ sở chính của Cơ quan hợp tác quốc tế Nhật Bản (JICA) ở Nhật Bản.

Trở lại Việt Nam, ông tiếp tục làm việc tại JICA trong nhiều năm và là chuyên gia kỳ cựu quy hoạch giao thông, đô thị, quản lý dự án. Một trong những bước ngoặt đó là ông được phía Nhật Bản phái cử sang giảng dạy tại trường Đại học Việt-Nhật.

“Sang Nhật năm 1993, khi mới 19 tuổi, tôi là một sản phẩm kẹp giữa xã hội Việt Nam, tức là chỉ muốn học, làm gì để có nghề nghiệp, kiếm tiền ngay và giáo dục đại học của Đại học Tổng hợp Tokyo mang tư tưởng “Liberal Arts”, Tiến sĩ Bình kể.

Theo học kiến trúc, xây dựng, sau khi tốt nghiệp, ông Bình ngạc nhiên khi thấy bạn bè cùng khoá một nửa làm ngành xây dựng, giao thông, một nửa còn lại làm ngân hàng, công ty quảng cáo…

“Tôi rất ngạc nhiên, thật ra lúc đó ra trường tôi 23 tuổi không hiểu. Sau này tôi mới ngộ ra trong quá trình ở đại học, tôi và các bạn cùng khoá đã được trường trang bị gì.

Đó là khả năng tư duy suy nghĩ logic và khả năng trình bày nội dung để người khác hiểu mình. Khi có vũ khí đó trong tay, các bạn tôi không học tiếp, lao vào cuộc chiến tìm việc, trước các nhà tuyển dụng họ thể hiện họ là suy nghĩ logic thế nào, trình bày bản thân tốt thế nào, và họ được nhận”, theo ông Bình.

Bản thân ông Bình trải nghiệm ở JICA cũng đầy khúc thú vị. Là người nước ngoài đầu tiên không mang quốc tịch Nhật được tuyển vào JICA, ông Bình làm đủ mọi công việc được phân công. Nay có thể phụ trách mảng giao thông quy hoạch nhưng mai có thể được điều sang mảng khác do quy định luân chuyển vị trí liên tục.

“3 năm ở một vị trí nào đó thì có thể vài năm tới tôi sẽ chuyển sang vị trí làm nông nghiệp, hay nhân sự, tổng hợp. Ở JICA Việt Nam, tôi làm đủ mọi thứ từ đặt xe, phiên dịch, khách sạn, đến quản lý các dự án ODA, làm việc gì cũng được và quan trọng nhất không ngại nhận nhiệm vụ mới. Lúc tôi đang quản lý các dự án ODA, họ bảo tôi có dự án mới thách thức về làm giảng viên, tôi nhận việc dù không phải chuyên nghiệp giảng dạy”.

Chia sẻ về giá trị phổ quát của “Liberal Arts” từ kinh nghiệm bản thân, Tiến sĩ Bình cho hay, mô hình giáo dục này trang bị cho người học đa dạng kỹ năng, cách tìm ra vấn đề, biện pháp giải quyết vấn đề. Ở Việt Nam, đào tạo đại học phần lớn là chú trọng đào tạo chuyên môn, chuyên sâu do xuất phát từ yêu cầu học xong ra trường phải làm được việc ngay.

Trong khi tại Nhật, việc đào tạo như vậy được thực hiện tại hệ cao đẳng. Những người học hệ cao đẳng ở Nhật Bản ra trường là đã có tay nghề và làm được việc ngay. Còn ở trường đại học, họ quan tâm nhiều hơn đào tạo cho sinh viên tầm nhìn đa dạng và phương pháp luận vững vàng.

Cả Tiến sĩ Nguyễn Đăng Minh và Phan Lê Bình cùng trải nghiệm giá trị học và làm việc trên tinh thần Liberal Arts đều nhấn mạnh yếu tố quyết định của một nền giáo dục hiệu quả, thành công đó là phải dựa trên một triết lý giáo dục sâu sắc.

Với Liberal Arts (giáo dục khai phóng), ngoài việc đào tạo kiến thức nền tảng mang tính cốt lõi, sinh viên được khuyến khích tinh thần tự học, sáng tạo, tư duy mở và học liên ngành.

“Tôi nghĩ rằng giáo dục phải đi từ một triết lý giáo dục. Nếu mất triết lý giáo dục thì chiến lược giáo dục không để làm gì vì chiến lược giáo dục sinh ra để phục vụ triết lý giáo dục. Khai phóng có nghĩa phải có triết lý giáo dục để cho con người thoải mái học tập…”, Tiến sĩ Nguyễn Đăng Minh chia sẻ thêm.

Theo một báo cáo về Cách mạng 4.0, khoảng hơn 50% các nghề nghiệp trong tương lai gần, khoảng 20 năm, sẽ biến mất hoặc biến động rất mạnh bởi nền công nghiệp mới. Nó đòi hỏi con người thích ứng sự thay đổi không ngừng dựa trên nền tảng tri thức toàn diện và những kỹ năng cần thiết.

Các nhà giáo dục hiện đang chỉ ra nhu cầu chuẩn bị cho con em học 5 năm không phải chỉ ở trường đại học mà còn cho tương lai dài sau đó.

Kết nối với chúng tôi

facebook

(English below) ASEAN SOCIAL IMPACT PROGRAM 2023 - VÌ MỘT “HÀNH TINH” KHỎE MẠNH HƠN Chương trình ASEAN Social Impact Program 2023 - ASIP (Tác động xã hội ASEAN) đã chính thức khép lại với phần trình bày ý tưởng của các đội thi. Trước ban giám khảo và các nhà tài trợ tài năng...

image

(English below) ✨ LỜI CHÚC NĂM GIÁP THÌN 2024 ✨ Bước sang thềm năm mới Giáp Thìn, Đại học Fulbright Việt Nam xin được gửi đến mọi nhà lời chúc tốt đẹp nhất 🐉 Với trái tim tràn đầy hy vọng hoà cùng niềm vui đầu năm, chúng tôi vô cùng trân trọng sự tin tưởng và hỗ trợ vô giá Fulbright nhận được trong hành trình vừa qua, là động lực hướng đến những điều tuyệt vời sẽ tiếp nối trong năm nay 🌟 Nhân dịp năm Rồng, Fulbright xin kính chúc vạn sự hanh thông, mọi niềm mong thành hiện thực 🌟 --- ✨ HAPPY LUNAR NEW YEAR 2024 ✨ As we step into New Year, the Year of the Dragon, Fulbright University Vietnam would like to extend our best wishes to everyone 🐉 With hearts filled with hope and joy as we embark on the new year, we deeply appreciate the invaluable trust and support Fulbright has received on our journey thus far, serving as motivation towards the wonderful things that will continue in the year ahead 🌟 As the Dragon's year unfolds its tale, Fulbright extends wishes, setting sail. Prosperity's breeze, in every gale, May dreams come true, without fail 🌟

Trang web này sử dụng cookies để cung cấp trải nghiệm người dùng tốt hơn.

Các cookies cần thiết (Essential Cookies) được mặc định và là cơ sở để trang web hoạt động chính xác. Cookies phân tích (Analytics cookies) thu thập dữ liệu ẩn danh để cải thiện và theo dõi website. Cookies hiệu suất (Performance cookies) được sử dụng bởi bên thứ ba để tối ưu hóa các ứng dụng (như video và bản đồ) được tích hợp trong trang web của chúng tôi. Để chấp nhận tất cả cookies, vui lòng bấm vào 'Tôi chấp nhận.'

logo_footer