Khác

Giáo dục khai phóng: Cơ hội cho Việt Nam?

image

GS.TS Phạm Quang Minh là Hiệu trưởng Trường ĐHKHXH&NV (Đại học Quốc gia Hà Nội).

Với bề dày kinh nghiệm, uy tín trong giáo dục đại học cả trên lĩnh vực nghiên cứu, giảng dạy và quản lý, GS.TS Phạm Quang Minh nhiều lần nhận lời làm nghiên cứu (Visiting Fellow) tại nhiều Đại học, Viện nghiên cứu uy tín.

“Sự khác biệt của “Liberal Arts College” không phải đào tạo chuyên sâu vào một ngành như kiểu Liên Xô hay Việt Nam làm. Thay vào đó, giáo dục cung cấp các kiến thức toàn diện” – ông nói.

GS.TS Phạm Quang Minh, Hiệu trưởng Trường ĐHKHXH&NV (Đại học Quốc gia Hà Nội) chia sẻ những quan sát dựa trên trải nghiệm của ông gợi nhiều suy nghĩ cho những người làm giáo dục và các bậc PHHS, các em học sinh.

Tốt nghiệp đại học ngành Lịch sử ở một trường đại học Tổng hợp danh tiếng của Liên Xô cũ cuối những năm 80, về nước, Thầy làm giảng viên môn Lịch sử của Đại học Tổng hợp Hà nội.

Rồi những năm thập niên 90, ông dành thời gian theo học cao học và Tiến sĩ tại CHLB Đức (Đại học Tổng hợp Passau và Đại học Tổng hợp Humboldt). Kể từ 2002 đến nay, GS.TS Phạm Quang Minh dành thời gian nghiên cứu, giảng dạy và chuyển sang công tác quản lý tại Đại học KHXH&NV.

Với bề dày kinh nghiệm, uy tín trong giáo dục đại học cả trên lĩnh vực nghiên cứu, giảng dạy và quản lý, GS Phạm Quang Minh nhiều lần nhận lời làm nghiên cứu (Visiting Fellow) tại nhiều Đại học, Viện nghiên cứu uy tín trong khu vực và trên thế giới như Đại học Waseda, Tokyo, Nhật Bản, Viện Khoa học Indonesia (LIPI), Jakarta, Indonesia, Viện Nghiên cứu châu Á, Đại học Chulalongkorn, Thái Lan, Viện SciencePo, Paris, Pháp…

Ông từng là Giáo sư thỉnh giảng (Visiting Professor) tại Pomona College – một trường giáo dục khai phóng được mệnh danh là “Harvard ở Bờ Tây” ở California (Hoa Kỳ), nơi thu hút sinh viên đến từ 63 quốc gia trên thế giới và 49 bang của Hoa Kỳ)-(TS Ryan Derby-Talbot – Giám đốc Học thuật của FUV lấy bằng cử nhân tại đây).

Nhận mình là “một sản phẩm của nhiều nền giáo dục khác nhau và được chứng kiến rất nhiều kinh nghiệm của các trường Đại học” trên khắp thế giới, GS Phạm Quang Minh cho hay “Liberal Arts” (quen được dịch ở Việt Nam là giáo dục khai phóng) quá mới mẻ ở Việt Nam nên nhiều PHHS chưa hiểu rõ.

“Tôi có 4 tháng được giảng dạy tại trường Liberal Arts là Pomona College ở California. Các GS của Đại học Pomona nói họ là “Harvard ở Bờ Tây” nhưng họ cũng nói Harvard là “Pomona ở Bờ Đông”.

Tức là trường rất nổi tiếng, với mức học phí là 40 nghìn đô la một năm (cập nhật năm học 2017-2018 mức phí là 67.225 chỉ tính học phí cứng, chưa bao gồm các loại phí khác trong năm học). Họ rất tự hào. Đó là lần đầu tiên tôi biết đến giáo dục khai phóng. Chúng ta cứ chú ý đến các trường to, nào là UC, Harvard, Cornell, Yale…toàn biết trường lớn nhưng hầu như không biết đến các Liberal Arts College ở Mỹ. Thực ra, Liberal Arts College mới chính là nền tảng mà chúng ta đang cần phải hướng tới”, GS Phạm Quang Minh chia sẻ.

Kiến thức toàn diện

GS nhấn mạnh, “Liberal Arts” nếu dịch sang tiếng Việt là giáo dục khai phóng vẫn chưa thể bao hàm hết tinh thần của nó. Về sự khác biệt so với các Đại học truyền thống, GS Phạm Quang Minh cho rằng trong xã hội còn rất nhiều người hoang mang, các bậc PHHS chưa rõ học “Liberal Arts” có ngành nghề gì?.

“Sự khác biệt của “Liberal Arts College” không phải đào tạo chuyên sâu vào một ngành nào đó như kiểu Liên Xô hay Việt Nam làm. Thay vào đó, giáo dục cung cấp các kiến thức toàn diện cơ bản, phát huy hết khả năng, năng lực của các cá nhân, đặc biệt là các phương pháp, kỹ năng để ra trường có thể thích ứng được với thế giới đầy biến động”, GS Phạm Quang Minh cho biết.

Ông cũng nhắc lại thời kỳ Đại học đại cương của Việt Nam trước đây (theo tinh thần giáo dục khai phóng) nhưng áp dụng sai là cho chuyển sang trường khác sau 2 năm học đại cương khiến cho cả xã hội ngơ ngác, hoang mang.

“Thế giới không làm như thế đâu”, GS  cho biết.

GS Phạm Quang Minh chia sẻ, việc đào tạo chuyên sâu theo một chuyên ngành như đào tạo một nhà Toán học, Triết học, Sử học, họ cũng đào tạo như thế nhưng chương trình đào tạo rất khác. Đó là giáo dục toàn diện.

“Vấn đề chúng ta thảo luận ở đây là chuyên sâu hay chỉ mang tính chất cơ bản. Cái này đúng là khó. Chúng tôi đang làm ở ĐHKHXH&NV. Tức nếu đào tạo Sử học thì 4 năm chỉ có học Sử thôi. Hay học du lịch thì chỉ 4 năm học du lịch thôi, Toán 4 năm chỉ học Toán thôi.

Tôi nghĩ cái đó là sai lầm rất cơ bản. Sinh viên ra trường ngơ ngác là phải. Rõ ràng bây giờ học Toán cũng phải biết nghệ thuật, hay học văn cũng phải biết các kiến thức về logic…Nên “Liberal Arts” sẽ cung cấp cho người ta rất nhiều”, ông cho biết.

GS đặt giả thuyết kết hợp kinh nghiệm của trường đại học ông học ở Đức và trường Pomona của Mỹ thì một người học có thể sẽ có một major (ngành học chính) và 1-2 cái minor (chuyên ngành phụ).

“Tôi học ở Đức thì ngành học chính là Đông Nam Á học, ngoài ra tôi học thêm 2 ngành phụ bất kỳ, có thể học Toán ,Vẽ, hay Thần học…Nhưng tôi chọn 2 ngành phụ là Khoa học Chính trị và Lịch sử Châu âu.

Vì thế mạnh của tôi là lịch sử, đã là cử nhân lịch sử chuyển sang học về Đông Nam Á học rất tiện, lấy thêm hai ngành phụ kia thì tuyệt vời. Mình sẽ có nền tảng rộng, từ lịch sử thế giới, rồi Đông Nam Á.

Vậy chuyên sâu của anh thế nào, có thể trở thành chuyên gia không? Chuyên gia hay không chính là chương trình đào tạo. Ở Đức, ngành học chính sẽ lấy khoảng 50-60% số tín chỉ, học 120 tín chỉ thì lấy 70 tín chỉ của ngành Đông Nam Á là đủ, còn hai ngành phụ thì lấy nốt 50 tín chỉ nữa.

Như thế mình vẫn có thể là chuyên gia Đông Nam Á đồng thời mình có kiến thức của hai ngành kia. Không thể nào nói mình không thể trở thành chuyên gia, nhưng không thể nào nói mình học tràn lan, lung tung”.

Nhìn vào hệ thống giáo dục đại học của Việt Nam, GS Phạm Quang Minh khuyến nghị ưu tiên lớn nhất là thiết kế lại các chương trình đào tạo, từ các chương trình đào tạo đơn ngành.

“Một sinh viên vào trường học Sử 4 năm cứ Sử, hết Sử cổ đại sang trung đại, rồi cận đại, sang lịch sử Việt Nam, rồi lịch sử Châu phi… Tức chỉ có Sử với Sử. Sinh viên rất chán và nhàm.

Tôi đề xuất thay vì lấy 120 tín chỉ ngành lịch sử thì cho sinh viên lấy 50, hoặc 80 tín chỉ là cùng, còn lại lấy khoảng 20 tín chỉ kinh tế , hay 10 tín chỉ Toán, và một ngoại ngữ ngoài tiếng Anh.

Mô hình của các trường Đại học Việt Nam lâu nay đào tạo chuyên một ngành, sâu nhưng vẫn chưa đủ sâu để trở thành chuyên gia.

Tôi cam đoan, 4 năm sau không ai trở thành chuyên gia cả. Nhưng ở Việt Nam đổi mới luôn khó. Ngay việc cử nhân lịch sử điều chỉnh đào tạo theo hướng lấy 70-80 tín chỉ, còn lại lấy tín chỉ ở những nơi khác mà đã một cuộc cãi vã khủng khiếp.”.

Kết nối với chúng tôi

facebook

(English below) ASEAN SOCIAL IMPACT PROGRAM 2023 - VÌ MỘT “HÀNH TINH” KHỎE MẠNH HƠN Chương trình ASEAN Social Impact Program 2023 - ASIP (Tác động xã hội ASEAN) đã chính thức khép lại với phần trình bày ý tưởng của các đội thi. Trước ban giám khảo và các nhà tài trợ tài năng...

image

(English below) ✨ LỜI CHÚC NĂM GIÁP THÌN 2024 ✨ Bước sang thềm năm mới Giáp Thìn, Đại học Fulbright Việt Nam xin được gửi đến mọi nhà lời chúc tốt đẹp nhất 🐉 Với trái tim tràn đầy hy vọng hoà cùng niềm vui đầu năm, chúng tôi vô cùng trân trọng sự tin tưởng và hỗ trợ vô giá Fulbright nhận được trong hành trình vừa qua, là động lực hướng đến những điều tuyệt vời sẽ tiếp nối trong năm nay 🌟 Nhân dịp năm Rồng, Fulbright xin kính chúc vạn sự hanh thông, mọi niềm mong thành hiện thực 🌟 --- ✨ HAPPY LUNAR NEW YEAR 2024 ✨ As we step into New Year, the Year of the Dragon, Fulbright University Vietnam would like to extend our best wishes to everyone 🐉 With hearts filled with hope and joy as we embark on the new year, we deeply appreciate the invaluable trust and support Fulbright has received on our journey thus far, serving as motivation towards the wonderful things that will continue in the year ahead 🌟 As the Dragon's year unfolds its tale, Fulbright extends wishes, setting sail. Prosperity's breeze, in every gale, May dreams come true, without fail 🌟

Trang web này sử dụng cookies để cung cấp trải nghiệm người dùng tốt hơn.

Các cookies cần thiết (Essential Cookies) được mặc định và là cơ sở để trang web hoạt động chính xác. Cookies phân tích (Analytics cookies) thu thập dữ liệu ẩn danh để cải thiện và theo dõi website. Cookies hiệu suất (Performance cookies) được sử dụng bởi bên thứ ba để tối ưu hóa các ứng dụng (như video và bản đồ) được tích hợp trong trang web của chúng tôi. Để chấp nhận tất cả cookies, vui lòng bấm vào 'Tôi chấp nhận.'

logo_footer