Đời sống Sinh viên

“Ghét của nào trời trao của ấy”

image

Mình vẫn còn nhớ cảm giác phiền phức khi chiều nào cũng ngồi đập trứng (thí nghiệm của mình liên quan đến trứng), ghi lại số liệu, tính toán, rồi chuyển sang trường hợp 2, lại đập trứng, ghi lại số liệu, tính toán…

Khi Đại học Fulbright bắt đầu đưa vào những khóa học thử nghiệm để học sinh của trường có cơ hội trải nghiệm và cải tiến chúng, điều làm mình khá bất ngờ là nhà trường không cho học sinh chọn môn học yêu thích.

Quái lạ, chẳng phải nếu được học môn quan tâm sẽ khiến cho mình học tốt hơn, cống hiến nhiều hơn hay sao? Nếu lỡ học phải một khóa học mình không thích thì phải làm thế nào?

Thật kì lạ là “ghét của nào trời cho của ấy”! Mình được xếp vào danh sách học sinh của khóa “Scientific Inquiry” – một môn cực kỳ chán đối với sinh viên theo định hướng Social (xã hội) như mình.

Trước khi khóa học diễn ra, mình khá lo lắng rằng mình sẽ ngủ quên mất trời đất trong tất cả mọi tiết học. Ngủ trong các lớp liên quan tới khoa học là đặc trưng của mình. Giống như ném đá xuống mặt hồ thì đá sẽ chìm, nếu “ném” mình vào các lớp khoa học thì mình sẽ “chìm” ngay vào trong giấc ngủ. Cũng có những lúc mình tỉnh táo trong các lớp ấy. Nhưng thường vì tiết trước ngủ rồi, nên tiết này tỉnh táo, hoặc cũng có thể tiết học này hôm đó hay một cách xuất sắc.

Vậy bạn có tin không, nếu mình nói hầu hết các tiết học của lớp Scientific Inquiry là những tiết học hay một cách xuất sắc?

Khóa học này được thiết kế sao cho ngay cả những con người căm thù khoa học (như mình) cũng có thể học được. Vì sao á? Bởi vì mục đích của toàn khóa là trả lời các câu hỏi cơ bản về khoa học, chứ không phải cung cấp kiến thức học thuật nặng nề. Chính mục đích này đã kiến cho giáo trình trở nên quá đỗi nhẹ nhàng cho những sinh viên Việt Nam đã quen với thời cấp ba “cày bừa ngay buổi ban trưa” một đống lý thuyết nặng nề.

Một trong những câu hỏi là “Khoa học và nghiên cứu khoa học là gì?” Thầy Hùng và cô Samhitha đã rất khéo léo dẫn dắt để học sinh tự mình nhận ra câu trả lời. Bằng những hoạt động lạ lùng như đi xung quanh trường và đặt ra “ba chục câu hỏi vì sao”, tưởng tượng về lũ zombie, ma cà rồng, và những thí nghiệm bạn muốn làm với chúng, cho đến việc đoán, một cách có chiến lược, về một ai đó mà thấy Hùng đang nghĩ tới, hai thầy cô đã giúp cho mình tiếp thu một cách đầy hứng thú những kiến thức về khoa học – loại kiến thức luôn đưa mình vào những giấc nồng say.

Có một câu nói rất nổi tiếng như thế này: “Cách tốt nhất để học một thứ gì đó chính là bắt tay vào làm ngay thứ đó”. Mình nghĩ ngay đến câu này khi thầy Hùng bảo chúng mình sẽ được tự tiến hành làm thí nghiệm khoa học ngay trong khóa học này. Nghe tưởng đùa, bởi vì những đứa kiến thức khoa học còn thấp bé như mình làm sao có thể thực hiện nổi một thí nghiệm kia chứ!. Nhưng thầy Hùng và cô Samhitha có vẻ nghiêm túc với ý tưởng đó.

Hai thầy cô cho cả lớp tự do chọn đề tài mà mình muốn, sau đó họ sẽ cho sinh viên những nhận xét về tính khả thi của thí nghiệm. Sau khi có một nhóm và một đề tài, sinh viên sẽ tiến hành làm thí nghiệm trong 2 tuần. Quả là một thử thách đối với mình.

Mình vẫn còn nhớ cảm giác phiền phức khi chiều nào cũng ngồi đập trứng (thí nghiệm của mình liên quan đến trứng), ghi lại số liệu, tính toán, rồi chuyển sang trường hợp 2, lại đập trứng, ghi lại số liệu, tính toán,…

Những nhà khoa học suốt ngày làm mấy cái này á? Nếu vậy thì rõ ràng mình chắc chắn sẽ không trở thành một nhà khoa học đâu. Hoạt động này giúp cho mình có được cái nhìn rõ ràng về những gì mà một nhà khoa học thường làm (đó đồng thời là một trong những câu hỏi mà khóa học này muốn giải thích cho sinh viên). Và rõ ràng bản thân mình không phù hợp với ngành này.

Cũng phải nói thêm, trong quá trình học, hai thầy cô đã có lần áp dụng cách học flipped classroom. Flipped classroom là một phương pháp giảng dạy bằng cách đưa cho học sinh những bài đọc để tự đọc trước ở nhà, khi đến lớp, học sinh sẽ dùng những kiến thức mình đã đọc trong bài hôm qua để tranh luận với các bạn của mình.

Bài đọc mà mình được giao thực sự thú vị, nhưng nó khá khó và dài, nên mình lười, chỉ đọc có 50%, lại còn đọc lướt. Chắc chắn một điều là mình sẽ quên liền cái bài đọc này, nhưng buổi tranh luận đã tạo ra khác biệt. Mọi người cùng nhau đặt câu hỏi và tự trả lời cho nhau nghe. Điều này khiến cho buổi học thú vị, còn kiến thức thì được phân tích, tổng hợp, khắc sâu.

Những điều mình còn lù mù trong bài đọc thì sau khi phân tích đều trở nên rõ ràng. Mọi người liên tục đưa ra những câu hỏi khó nhằn và cùng nhau giải quyết. Mà nói về những câu hỏi đó, nếu như nó được cô Samhitha hỏi và được giao về dưới dạng bài tập, mình thề là mình sẽ ghét cay ghét đắng những thứ đó, nhưng khi được đưa ra trong buổi tranh luận này, nó trở thú vị lạ thường, có điều gì đó kích thích làm mình muốn lao vào giải quyết ngay, nhờ thế mà chất lượng của câu trả lời cũng tăng lên đáng kể.

Kết thúc khóa học, mình vẫn cảm thấy ghét khoa học, nhưng mình không thể ghét khóa học “Scientific Inquiry” tuyệt vời này. Khóa học đã cho mình biết những khái niệm cơ bản về khoa học, đã trình ra trước mắt mình “khoa học” theo đúng nghĩa để mình quyết định yêu hay ghét nó.

Mình vẫn kiên quyết là mình không thích khoa học, nhưng mình không thể không thích hai thầy cô đã đưa ra cho mình xem cái gọi là “khoa học”, để từ đó mình hiểu rõ hơn về chính con người căm thù khoa học của mình.

Đúng như quan điểm “dạy cách nghĩ thay vì dạy kiến thức” của trường, mình không thu được nhiều kiến thức khoa học sau 1 tháng học khóa “Scientific Inquiry”, thế nhưng, mình lại hiểu rất rõ về cách tư duy của một nhà khoa học – và đó là điều mình nghĩ rằng có tầm quan trọng vượt trên cả những lí thuyết cao siêu nhất về vũ trụ.

Chềnh Hưng Phát

(Sinh viên Năm học Đồng kiến tạo 2018-2019)

Kết nối với chúng tôi

facebook

(English below) ASEAN SOCIAL IMPACT PROGRAM 2023 - VÌ MỘT “HÀNH TINH” KHỎE MẠNH HƠN Chương trình ASEAN Social Impact Program 2023 - ASIP (Tác động xã hội ASEAN) đã chính thức khép lại với phần trình bày ý tưởng của các đội thi. Trước ban giám khảo và các nhà tài trợ tài năng...

image

(English below) ✨ LỜI CHÚC NĂM GIÁP THÌN 2024 ✨ Bước sang thềm năm mới Giáp Thìn, Đại học Fulbright Việt Nam xin được gửi đến mọi nhà lời chúc tốt đẹp nhất 🐉 Với trái tim tràn đầy hy vọng hoà cùng niềm vui đầu năm, chúng tôi vô cùng trân trọng sự tin tưởng và hỗ trợ vô giá Fulbright nhận được trong hành trình vừa qua, là động lực hướng đến những điều tuyệt vời sẽ tiếp nối trong năm nay 🌟 Nhân dịp năm Rồng, Fulbright xin kính chúc vạn sự hanh thông, mọi niềm mong thành hiện thực 🌟 --- ✨ HAPPY LUNAR NEW YEAR 2024 ✨ As we step into New Year, the Year of the Dragon, Fulbright University Vietnam would like to extend our best wishes to everyone 🐉 With hearts filled with hope and joy as we embark on the new year, we deeply appreciate the invaluable trust and support Fulbright has received on our journey thus far, serving as motivation towards the wonderful things that will continue in the year ahead 🌟 As the Dragon's year unfolds its tale, Fulbright extends wishes, setting sail. Prosperity's breeze, in every gale, May dreams come true, without fail 🌟

Trang web này sử dụng cookies để cung cấp trải nghiệm người dùng tốt hơn.

Các cookies cần thiết (Essential Cookies) được mặc định và là cơ sở để trang web hoạt động chính xác. Cookies phân tích (Analytics cookies) thu thập dữ liệu ẩn danh để cải thiện và theo dõi website. Cookies hiệu suất (Performance cookies) được sử dụng bởi bên thứ ba để tối ưu hóa các ứng dụng (như video và bản đồ) được tích hợp trong trang web của chúng tôi. Để chấp nhận tất cả cookies, vui lòng bấm vào 'Tôi chấp nhận.'

logo_footer