Ngày 07 Tháng 04, 2019

Toạ đàm về giáo dục STEAM ở Việt Nam

Ngày 07 Tháng 04, 2019, 09:00 – 11:00, Trường Đại học Fulbright Việt Nam(105 Tôn Dật Tiên, Tân Phú, Quận 7, Tp. Hồ Chí Minh)

STEAM, phương pháp giáo dục tích hợp các ngành Khoa Học, Công Nghệ, Kỹ Thuật, Nghệ thuật và Toán Học đang trở thành xu hướng “hot” trên thế giới và Việt Nam bởi triển vọng nghề nghiệp tươi sáng. Giáo dục STEAM đang được triển khai ở Việt Nam ra sao? Đây sẽ là chủ đề cuộc thảo luận bàn tròn do nhóm sinh viên Đồng kiến tạo của Fulbright dẫn dắt vào sáng Chủ Nhật tuần này.

Có 2 diễn giả đặc biệt sẽ tham dự chương trình đó là Thứ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ, PGS.TS Bùi Thế Duy và Phó Hiệu trưởng Đại học Khoa học Tự nhiên, PGS.TS Trần Minh Triết. 2 khách mời sẽ cùng TS Ryan Derby-Talbot, Giám đốc Học thuật của Đại học Fulbright trao đổi cùng các khản giả về nhiều vấn đề liên quan đến chủ đề này.

Đó làkhác biệt và điểm chungcủa việc học STEAM tại Việt Nam và học STEAM tại nước ngoài, độ tuổi thích hợp để bắt đầu học STEAM; vai trò của phụ huynh trong việc định hướng con cái, STEAM là phương pháp tích hợp các môn, là một nhóm ngành, hay là một khái niệm nào khác?

Xu hướng chuyển dịch từ STEM sang STEAM của thế giới;ưu thế và những điểm cần khắc phục của giáo dục STEAM tại Việt Nam, sinh viên Việt Nam nên chọn học chuyên sâu một lĩnh vực;học về nhiều lĩnh vực; hay học theo phương pháp liên ngành…

Toạ đàm mở đăng ký cho các khán giả bên ngoài Đại học Fulbright quan tâm đăng ký tham dự. Thông tin chương trình như sau:

Thời gian:09:00 – 11:00 sángChủ nhật, 7 tháng 4, 2019

Địa điểm:Trường Đại học Fulbright Việt Nam(105 Tôn Dật Tiên, Tân Phú, Quận 7, Tp. Hồ Chí Minh)

Ngôn ngữ chính:Tiếng Việt

Đăng ký: https://bit.ly/2HO1sUB

***

Về các diễn giả, khách mời:

Bùi Thế Duy, Thứ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ Việt Nam

Trước khi trở thành Thứ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ, ông Bùi Thế Duy giữ chức Giám đốc Học viện Thanh thiếu niên Việt Nam (Trung ương Đoàn TNCS Hồ Chí Minh).

PGS.TS.Bùi Thế Duy nổi tiếng với bảng vàng thành tích trong quá khứ. Ông từng đạt Huy chương Đồng Olympic Tin học quốc tếtạiHà Lanvào năm 1995 và tại Hungaryvào năm 1996. Những năm tiếp theo,ông du học tại Đại học Wollongongcủa Úc theo học bổng AusAidvà làm nghiên cứu sinh tại Trường ĐH Twenle của Hà Lan.

Ông thành công bảo vệ luận án Tiến sĩ ở tuổi 26 và trở thành Phó Giáo sư trẻ tuổi nhất Việt Nam đương thời ở tuổi 31.

Mang khát vọng kết nối tài năng trẻ của đất nước,Bùi Thế Duy là tác giả của nhiều bài báo khoa họctrên các tạp chí quốc tếvà nhiều đề tài nghiên cứu mang tính áp dụng cao. Ông còn được biết đến như một nhà giáo dục tận tâm nhiều lần dẫn dắt đội tuyển Việt Nam tham dự các kỳ thiLập trình sinh viên quốc tế.

Trần Minh Triết, Phó Hiệu trưởng Đại học Khoa học Tự nhiên

Trước khi bắt đầu sự nghiệp giảng dạy,PGS. TS. Trần Minh Triết từng được vinh danh là một trong những khuôn mặt tiêu biểu của Việt Nam.

Ông sở hữu những thành tích vô cùng ấn tượng: thủ khoa kỳ thi tú tài, thủ khoatốt nghiệpĐại học Khoa học Tự nhiên với luận văn đạt điểm tối đa,thủ khoa cao học, tốt nghiệp cao học loại xuất sắc với luận án tiến sĩ về “Nghiên cứu và phát triển phương pháp bảo vệ thông tin dựa trên AES”. Trước năm 23 tuổi, Trần Minh Triết đã dành được gần 40 giải thưởng trong và ngoài nước về mảng Khoa học Kĩ thuật.

Ông cũng từng 2 lần nhận giải thưởng MVP (Most Valuable Professional)danh giá của Microsoft. Hiện nay, PGS. TS. Trần Minh Triết đang giảng dạy tại trường Đại học Khoa học Tự Nhiên. Bên cạnh đó, ông vẫn tiếp tục thực hiện nhiều công trình nghiên cứu và dự án xã hội.

Ryan Derby-Talbot, Giám đốc Học thuật Đại học Fulbright Việt Nam

Trước khi làm việc tại Đại học Fulbright Việt Nam, Tiến sĩ Ryan Derby-Talbot có 8 năm làm việc tại Đại học Quest (Canada), một trong những trường đại học hàng đầu về giáo dục khai phóng ở Bắc Mỹ.

Tiến sĩ Ryan Derby-Talbot có ba năm làm phó giáo sư tại Đại học Hoa Kỳ ở Cairo. Sau khi tốt nghiệp trường Đại học Pomona, ông giảng dạy tiếng Anh cho sinh viên Nhật Bản thông qua Chương trình Giáo dục và Đào tạo Nhật Bản (JET).

Tiến sĩ Ryan Derby-Talbot có bằng Tiến sĩ toán học tại Đại học Texas ở Austin. Ông nghiên cứu về địa hình học và các vật thể cấu tạo nên hình thái vũ trụ, thông hiểu chúng thông qua cái gọi là “bộ tách Heegaard”. Ông cũng là tác giả của nhiều nghiên cứu về toán học và phương pháp giảng dạy, giáo dục được xuất bản trên các ấn phẩm khoa học.