Việt Nam – Tìm kiếm mô hình phát triển mới?

image

Ngày 9/1/2019, TS. Vũ Thành Tự Anh, Giám đốc Trường Chính sách công và Quản lý Fulbright, đã tham dự Diễn đàn Viễn cảnh Khu vực 2019, do Viện Yusof Ishak tổ chức tại Singapore.

Với sự tham gia của hơn 650 khán giả, TS. Tự Anh và những diễn giả đã cùng nhau thảo luận về xu hướng vĩ mô, cơ hội phát triển và thử thách mà Đông Nam Á phải đối diện trong hiện tại, ngắn hạn và trung hạn.

Tham dự hội nghị, TS. Tự Anh trình bày về nguyên nhân vì sao cần thay đổi mô hình tăng trưởng ở Việt Nam và đặc điểm của mô hình tăng trưởng mới.

Việt Nam – Tìm kiếm mô hình phát triển mới?

Trong hơn 3 thập kỷ sau Đổi Mới (1986), Việt Nam đã thành công duy trì được tốc độ tăng trưởng trung bình ấn tượng ở mức 6,8% và chuyển mình từ một nước có thu nhập thấp trở thành nước có thu nhập trung bình.

Tỉ lệ nghèo giảm từ 60% xuống dưới 10%. Việt Nam hiện xếp hạng 44 trên thế giới khi tính theo GDP danh nghĩa và hạng 34 khi tính theo sức mua tương đương (purchasing power parity).

Tuy nhiên, nếu so sánh với những nền kinh tế thành công khác trong khu vực, Việt Nam thực sự tụt hậu tuyệt đối.

Vì sao Việt Nam cần mô hình tăng trưởng mới? Chính phủ Việt Nam gần đây thừa nhận “mô hình tăng trưởng theo chiều rộng” chủ yếu dựa vào lực lượng lao động và nguồn tài nguyên thiên nhiên giá rẻ đã dần mất đi động lực.

Trong thập kỷ gần đây nhất, tỉ lệ tăng trưởng GDP thực tế và tiềm năng đều giảm. Ngoài ra, một số nhân tố mới xuất hiện đe đọa tính bền vững của tăng trưởng kinh tế như biến đổi khí hậu, ô nhiễm môi trường, bất bình đẳng thu nhập, khả năng bị tổn thương trước những cú sốc bên ngoài.

Vì vậy, không chỉ tốc độ tăng trưởng của Việt Nam giảm mà chất lượng và tính bền vững cũng đang biểu hiện những dấu hiệu đáng lo ngại.

Đặc điểm của mô hình tăng trưởng mới? Những năm gần đây đã diễn ra thảo luận sôi nổi ở Việt Nam về cách làm thế nào để tái cơ cấu nền kinh tế và chuyển đổi mô hình tăng trưởng. Dù chưa tìm được sự thống nhất giữa các ý kiến, …về những động cơ tăng trưởng mới, chính là khu vực kinh tế tư nhân, công nghệ và các thành phố.

Thực hiện những động cơ tăng trưởng mới đòi hỏi phải chuyển dịch cơ bản trong những ưu tiên của chính phủ, từ doanh nghiệp nhà nước sang doanh nghiệp tư nhân, từ lao động giá rẻ và tích lũy tư bản sang công nghệ và sáng tạo, từ phát triển nông nghiệp và nông thôn sang phát triển kinh tế dịch vụ và khu vực đô thị.

Những chuyển đổi này, nếu được thực hiện thành công, sẽ có hàm ý chính sách bao quát từ chính sách thuế và công nghiệp đến chính sách về giáo dục và công nghệ.

Yếu tố bất ngờ: Chiến tranh thương mại Mỹ-Trung. Nằm ở trung tâm của khu vực có sự tranh chấp về địa chính trị và có nền kinh tế mở, Việt Nam có thể chịu ảnh hưởng đáng kể khi cuộc chiến thương mại Mỹ-Trung leo thang.

Trong ngắn hạn, Việt Nam có thể được hưởng lợi khi thương mại chuyển hướng ra khỏi Trung Quốc.

Nếu xét con số thực tế, ảnh hưởng này có phần khiêm tốn vì giá trị xuất khẩu của Việt Nam tương tự với những mặt hàng Trung Quốc bị áp thuế trả đũa chỉ khoảng 13 tỉ đô la, hoặc chưa đến 6% tổng kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam trong năm 2018.

Về trung hạn, Việt Nam sẽ hưởng lợi khi đầu tư nước ngoài rút khỏi Trung Quốc. Một điều quan trọng cần nhấn mạnh là chiến tranh thương mại chỉ là bề nổi của tảng băng chìm của một cuộc chiến chiến lược toàn diện giữa Mỹ và Trung Quốc.

Như vậy, Việt Nam vẫn có thể hưởng lợi về mặt kinh tế trong ngắn hạn và trung hạn, và Việt Nam sẽ ở trong tình thế khó xử khi buộc phải lựa chọn giữa hai cường quốc trên thế giới.

Kết nối với chúng tôi

image

Cùng lắng nghe những cảm nhận, chia sẻ từ các lãnh đạo cấp cao của TP. Hồ Chí Minh, TP. Đà Nẵng, Tỉnh Thừa Thiên Huế và Tỉnh Đồng Tháp, tham dự Tọa đàm Chính sách Cấp cao - Lãnh đạo Quản trị Tài sản công trong kỷ nguyên số trong 2 ngày 16 & 17/3 vừa qua tại Đà Nẵng. Tọa đàm được đồng tổ chức bởi Trường Chính sách công và Quản lý Fulbright (FSPPM), Ngân hàng Thế giới (World Bank) và Tổng cục Kinh tế Liên bang Thụy Sĩ (SECO). --- Trường Chính sách công và Quản lý Fulbright đang tuyển sinh Chương trình Thạc sĩ Chính sách công năm 2024 niên khóa 2024-2026 với 2 chuyên ngành Phân tích Chính sách; và Lãnh đạo và Quản lý. Ứng viên trúng tuyển sẽ nhận được mức học bổng từ 40% - 100% từ Chương trình. 📌Thời hạn ứng tuyển: 12/3 – 09/6/2024 👉Link ứng tuyển: https://fsppm.fulbright.edu.vn/don-du-tuyen #FulbrightVietnam #ThacsiChinhSachCong #TuyenSinh2024 #Scholarships

image

(English below) ✨ LỜI CHÚC NĂM GIÁP THÌN 2024 ✨ Bước sang thềm năm mới Giáp Thìn, Đại học Fulbright Việt Nam xin được gửi đến mọi nhà lời chúc tốt đẹp nhất 🐉 Với trái tim tràn đầy hy vọng hoà cùng niềm vui đầu năm, chúng tôi vô cùng trân trọng sự tin tưởng và hỗ trợ vô giá Fulbright nhận được trong hành trình vừa qua, là động lực hướng đến những điều tuyệt vời sẽ tiếp nối trong năm nay 🌟 Nhân dịp năm Rồng, Fulbright xin kính chúc vạn sự hanh thông, mọi niềm mong thành hiện thực 🌟 --- ✨ HAPPY LUNAR NEW YEAR 2024 ✨ As we step into New Year, the Year of the Dragon, Fulbright University Vietnam would like to extend our best wishes to everyone 🐉 With hearts filled with hope and joy as we embark on the new year, we deeply appreciate the invaluable trust and support Fulbright has received on our journey thus far, serving as motivation towards the wonderful things that will continue in the year ahead 🌟 As the Dragon's year unfolds its tale, Fulbright extends wishes, setting sail. Prosperity's breeze, in every gale, May dreams come true, without fail 🌟

Trang web này sử dụng cookies để cung cấp trải nghiệm người dùng tốt hơn.

Các cookies cần thiết (Essential Cookies) được mặc định và là cơ sở để trang web hoạt động chính xác. Cookies phân tích (Analytics cookies) thu thập dữ liệu ẩn danh để cải thiện và theo dõi website. Cookies hiệu suất (Performance cookies) được sử dụng bởi bên thứ ba để tối ưu hóa các ứng dụng (như video và bản đồ) được tích hợp trong trang web của chúng tôi. Để chấp nhận tất cả cookies, vui lòng bấm vào 'Tôi chấp nhận.'

logo_footer