Truyền thông mạng xã hội và truyền thông chính thống: cuộc đấu tranh vì sự thật

image

Tác động của Internet và mạng xã hội trong việc thúc đẩy tranh biện và thảo luận là một chủ đề vốn gây tranh cãi cả trong dư luận lẫn trong giới học giả. Phe ủng hộ thì kỳ vọng Internet sẽ đem lại những ảnh hưởng sâu rộng, tạo điều kiện cho mỗi công dân lên tiếng bày tỏ quan điểm của mình một cách bình đẳng. Trong khi đó, phe phản đối quan ngại về những tác hại khôn lường mà Internet có thể mang lại. Như bất kỳ một công cụ nào khác, Internet có cả mặt tốt và mặt xấu. Tuy nhiên, không thể phủ nhận rằng đây là một công cụ truyền thông vô cùng mạnh mẽ với khả năng tạo đà cho những thay đổi sâu sắc trong xã hội, nhất là ở một quốc gia đang phát triển như Việt Nam. Câu hỏi được đặt ra ở đây là: làm thế nào để sử dụng Internet một cách hữu hiệu và có đạo đức?

Truyền thông chính thống vs. Mạng xã hội

Trong suốt nhiều thế kỷ, các kênh truyền thông chính thống được coi là những nguồn thông tin nhanh và tin cậy nhất. Trước khi Internet và mạng xã hội ra đời, truyền thông chính thống có sức ảnh hưởng to lớn tới công chúng thông qua việc định hướng và tái định hướng dư luận về những vấn đề chính trị, kinh tế và xã hội. Mặt khác, khi những đế chế truyền thông hoạt động vì lợi nhuận, người ta bắt đầu chú trọng đưa tin về lĩnh vực giải trí, loại tin tức dễ thu hút đông đảo công chúng, hơn tin tức thời sự. Dần dần, tin tức trở thành một loại hàng hóa được sản xuất hàng loạt, còn độc giả thì ngày càng dành ít thời gian để đọc và suy nghĩ một cách thấu đáo.

Tuy nhiên, sự xuất hiện của các trang mạng xã hội đã thay đổi một cách căn bản dòng chảy thông tin, từ mô hình truyền thông một nguồn-nhiều người nhận đến mô hình mạng lưới nhiều nguồn-nhiều người nhận, điển hình như các trang blog. Thậm chí, thay vì tự thu thập và điều tra thông tin như trước, nhiều nhà báo chuyển sang tìm kiếm tư liệu trên mạng xã hội. Việc thu thập thông tin đôi khi chỉ đơn giản là tiếp nhận và phát tán nội dung từ những nguồn tin tự do không có chuyên môn, đôi khi thậm chí không thông qua biên tập hay kiểm chứng. Độc giả giờ đây không còn chỉ tiếp nhận thông tin, mà chính họ đang đảm nhiệm những vai trò mới: trở thành những nhà báo công dân bằng cách tự đưa tin, hay trở thành những biên tập viên bằng cách chia sẻ với bạn bè về những xu hướng tin tức trên mạng xã hội.

Những người phản đối tin rằng, vì không có sự kiểm định chất lượng nào đối với Internet, nó cổ xúy cho việc phát tán những thông tin thiếu chính xác hoặc gây nhầm lẫn. Khác với các kênh truyền thông truyền thống có biên tập viên chịu trách nhiệm sàng lọc thông tin sai lệch hoặc những nguồn tin thiếu chính xác, đối với Internet, ai cũng có thể lan truyền thông tin giả mạo. Công chúng rơi vào trạng thái hoang mang vì không biết tin vào ai, hoặc tin vào điều gì. Bằng cách lan truyền thông tin thất thiệt, các thế lực có thể dễ dàng thao túng mạng xã hội.

Tuy nhiên, chính sự tự do phát tán thông tin này lại cho phép người dùng Internet, nhất là ở các quốc gia đang phát triển, tham gia một cách tích cực hơn vào các vấn đề chính trị-xã hội. Internet đem lại một sân chơi công bằng để người dùng có thể thoải mái chia sẻ suy nghĩ, tâm tư, ý kiến hoặc thậm chí là các tác phẩm sáng tạo mà không bị can thiệp bởi những “người gác cổng” có quyền quyết định xem thông tin nào “xứng đáng” được đăng tải và thông tin nào không.

Rõ ràng, Internet hay bất kỳ công cụ nào khác đều như con dao hai lưỡi với cả những mặt tốt và mặt xấu. Hiểu rõ điều đó, ta có thể áp dụng vào nâng cao chất lượng thảo luận trên mạng Internet. Để đảm bảo một diễn đàn tự do trên Internet, cần có một nỗ lực chung của tất cả các bên liên quan, nhất là từ phía truyền thông chính thống.

Từ vụ bê bối Formosa: Mối quan hệ cộng sinh giữa truyền thông chính thống và truyền thông mạng xã hội

Công chúng Việt Nam hẳn vẫn chưa quên thảm họa môi trường biển xảy ra hồi tháng 4 năm 2016. Hàng tấn cá chết bỗng dạt lên bờ biển bốn tỉnh Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị và Thừa Thiên-Huế. Công tác điều tra và phản ứng chậm chạm từ phía chính phủ đã thổi bùng lên làn sóng phẫn nộ cả ở trên mạng và trên thực tế. Sau đó, chính phủ đã tuyên bố thủ phạm gây ra thảm họa này là Công ty Thép Formosa Hà Tĩnh, một tập đoàn thép khổng lồ đến từ Đài Loan. Tập đoàn này đã phải chi tới 500 triệu USD, tương đương hơn 11 nghìn tỷ đồng ở thời điểm đó, để bồi thường chi phí khắc phục hậu quả.

Ban đầu, thông tin về vụ việc xuất hiện tràn lan trên khắp các mặt báo. Tuy nhiên, làn sóng phẫn nộ trên mạng xã hội chỉ thực sự bị thổi bùng lên khi chính phủ không có những biện pháp can thiệp kịp thời. Hàng loạt bài viết cả trên báo và trên các trang blog cá nhân đều tham gia mổ xẻ một loạt chủ đề, từ sự yếu kém trong khâu kiểm tra nhà đầu tư của chính phủ, sự thụ động khi xử lý Formosa, và sự thiếu sót khi không liệt kê thảm họa này trong số những điểm nóng ngành Tài nguyên – Môi trường. Với sức ép từ dư luận ở cả hai mặt trận truyền thông, chính phủ đã buộc phải có những biện pháp phản ứng thích hợp.

Từ vụ việc này, có thể thấy rằng trong khi báo chí là đơn vị đầu tiên công bố tin tức, chính mạng xã hội mới là bàn đạp để các nhà báo lên tiếng một cách gay gắt hơn. Từ sự bức xúc lên đến đỉnh điểm của cư dân mạng, các nhà báo mới vào cuộc để điều tra ngọn ngành vấn đề, qua đó thực hiện chức năng giám sát của báo chí và đẩy lùi các giới hạn.

Nói cách khác, ở một quốc gia đang phát triển như Việt Nam hiện nay, tồn tại một mối quan hệ cộng sinh giữa truyền thông chính thống và truyền thông mạng xã hội. Vậy, làm thế nào để chúng ta sử dụng cả hai công cụ truyền thông này một cách hiệu quả và có đạo đức?

Một trong những giải pháp khả thi chính là thông qua giáo dục. Công chúng nên biết tiếp nhận thông tin một cách có chọn lọc, vận dụng tư duy phản biện và biết phân tích, xử lý thông tin cả trực tuyến và ngoại tuyến. Với kho tàng thông tin khổng lồ có sẵn trên mạng Internet, không khó để người dùng đối chiếu và xác thực độ tin cậy của thông tin.

Trong khi Internet là nơi phát tán thông tin chưa qua kiểm định, truyền thông chính thống phải có trách nhiệm hơn trong việc cung cấp thông tin chuẩn xác tới công chúng. Báo chí phải tìm cách hợp tác với mạng xã hội trong khi vẫn thực hiện chức năng giám sát của mình, đồng thời chịu trách nhiệm xác thực thông tin.

Quả thực, cuộc tranh biện này không nên xoay quanh việc công cụ truyền thông nào ưu việt hơn. Thay vào đó, ta nên tập trung vào việc xây dựng một môi trường cởi mở cho sự đối thoại, thảo luận. Xét cho cùng, mạng xã hội cũng chỉ là một công cụ giao tiếp, chính những nhân tố tham gia vào mạng xã hội mới có nghiĩa vụ sử dụng nó một cách hiệu quả vì những mục đích cao đẹp, để đảm bảo ai cũng có quyền được lên tiếng và được lắng nghe.

Trò chuyện cùng chuyên gia

 Để cùng bàn luận sâu hơn về chủ đề này, Đại học Fulbright Việt Nam vinh dự đón nhà báo kỳ cựu Chris Matthews, dẫn chương trình nổi tiếng của show “Hardball with Chris Matthews” tới thăm trường vào ngày 29/12/2019 tới. “Hardball” hiện là chương trình đang được phát sóng lâu nhất trên đài MSNBC, với Chris Matthews là linh hồn của show suốt 20 năm qua.

Mỗi buổi tối, Chris sẽ mở đầu chương trình với lời thoại, “Let’s play hardball!” – “Cùng nhau chơi bóng nào!”. Trong suốt một tiếng thời lượng chương trình, ông sẽ “chơi bóng” cùng các khách mời bằng cách khơi mào những cuộc tranh biện nảy lửa hoặc thảo luận về những câu hỏi thời sự đầy hóc búa. Đây chính là phong cách rất riêng của Chris.

Đến với Fulbright, bình luận viên lão luyện sẽ chia sẻ quan điểm về cách mà mạng xã hội đã biến đổi truyền thông chính thống ở Mỹ và trên toàn thế giới, cũng như những xu hướng mà Việt Nam có thể sẽ đối mặt trong tương lai.

Đăng ký tham gia trò chuyện cùng diễn giả tại:  http://bit.ly/36DQhpZ

Thảo Trương

Kết nối với chúng tôi

image

(English below) - 🌟Vietnam Business Innovation Challenge đã chào đón hơn 300 đội thi từ khắp miền đất nước!🎉 Vietnam Business Innovation Challenge 2024 (VBIC) là một cuộc thi thử thách giải quyết vấn đề kinh doanh dành cho học sinh THPT tại Việt Nam và Đông Nam Á do Đại học Fulbright Việt Nam và Trường PTLC Olympia đồng tổ chức. Với hơn 300 đội đăng ký, gồm hơn 920 thí sinh tham gia, đại diện cho hơn 131 trường học ở 10 quốc gia khác nhau, cuộc thi hứa hẹn sẽ diễn ra đầy gay cấn với những ý tưởng và giải pháp đột phá từ các đội thi. Sự tham gia đa dạng và nhiệt huyết này đã thể hiện tinh thần khởi nghiệp của các bạn học sinh từ các cơ sở giáo dục khác nhau, cũng như tác động mạnh mẽ của cuộc thi ở khu vực. Hãy tiếp tục theo dõi trang fanpage của Vietnam Business Innovation Challenge để cập nhật thông tin về giai đoạn tiếp theo của cuộc thi nhé! --- 🌟Vietnam Business Innovation Challenge welcomes over 300 teams from all over Vietnam! 🎉 Vietnam Business Innovation Challenge (VBIC) is a selective business case competition for high school students, open to all schools in Southeast Asia. We are proud to highlight that the Center for Entrepreneurship and Innovation - CEI, Fulbright University Vietnam, has played a crucial role as a co-organizer of this competition. With over 300 registered teams, representing more than 131 schools in 10 different countries. The total number of participants now exceeds 920 contestants! The competition promises to be intense with innovative ideas and breakthrough solutions from competing teams. This diverse and enthusiastic participation showcases the entrepreneurial spirit of students from different educational institutions and the significant impact of this competition in the region. Stay tuned to the Vietnam Business Innovation Challenge fanpage for updates on the next stage of the competition! #Fulbright #VBIC #BusinessCase #Sustainability #VietnamBusinessInnovationChallenge

image

(English below) ✨ LỜI CHÚC NĂM GIÁP THÌN 2024 ✨ Bước sang thềm năm mới Giáp Thìn, Đại học Fulbright Việt Nam xin được gửi đến mọi nhà lời chúc tốt đẹp nhất 🐉 Với trái tim tràn đầy hy vọng hoà cùng niềm vui đầu năm, chúng tôi vô cùng trân trọng sự tin tưởng và hỗ trợ vô giá Fulbright nhận được trong hành trình vừa qua, là động lực hướng đến những điều tuyệt vời sẽ tiếp nối trong năm nay 🌟 Nhân dịp năm Rồng, Fulbright xin kính chúc vạn sự hanh thông, mọi niềm mong thành hiện thực 🌟 --- ✨ HAPPY LUNAR NEW YEAR 2024 ✨ As we step into New Year, the Year of the Dragon, Fulbright University Vietnam would like to extend our best wishes to everyone 🐉 With hearts filled with hope and joy as we embark on the new year, we deeply appreciate the invaluable trust and support Fulbright has received on our journey thus far, serving as motivation towards the wonderful things that will continue in the year ahead 🌟 As the Dragon's year unfolds its tale, Fulbright extends wishes, setting sail. Prosperity's breeze, in every gale, May dreams come true, without fail 🌟

Trang web này sử dụng cookies để cung cấp trải nghiệm người dùng tốt hơn.

Các cookies cần thiết (Essential Cookies) được mặc định và là cơ sở để trang web hoạt động chính xác. Cookies phân tích (Analytics cookies) thu thập dữ liệu ẩn danh để cải thiện và theo dõi website. Cookies hiệu suất (Performance cookies) được sử dụng bởi bên thứ ba để tối ưu hóa các ứng dụng (như video và bản đồ) được tích hợp trong trang web của chúng tôi. Để chấp nhận tất cả cookies, vui lòng bấm vào 'Tôi chấp nhận.'

logo_footer