Tin Tức

Truyện Kiều trong hơi thở đương đại

image

Hội thảo Nguyễn Du với Đương đại do Đại học Fulbright Việt Nam tổ chức vừa qua nhân kỷ niệm 200 năm ngày mất đại thi hào Nguyễn Du thu hút gần 200 người tham dự, trong đó có nhiều sinh viên và học sinh phổ thông. Hội thảo là dịp để những người yêu thi ca không chỉ tưởng niệm cụ Tiên Điền mà còn nghiệm sinh Truyện Kiều. Nói nghiệm sinh bởi Kiều của cụ Nguyễn Du sau 200 năm vẫn tiếp lấy hơi thở đương đại, chia sẻ với thế hệ hậu sinh những câu chuyện muôn thủa của kiếp nhân sinh.

Sức sống kì diệu của Truyện Kiều

Điều kỳ diệu và khác biệt của Truyện Kiều so với các kiệt tác khác đó là độ phổ quát, sự lan toả và sức sống của tác phẩm. Không chỉ trong lãnh thổ Việt Nam, với giá trị to lớn, Truyện Kiều được dịch ra tiếng nước ngoài từ rất sớm. Bản dịch sớm nhất được cho là bản dịch sang tiếng Pháp vào năm 1884. Từ đó cho đến nay có nhiều dịch giả dịch Truyện Kiều ra tiếng nước ngoài.

Theo nhà văn, dịch giả, nhà nghiên cứu văn học Nhật Chiêu, thế giới đón nhận Truyện Kiều với các bản dịch được in phổ thông khắp thế giới bằng hơn 20 ngôn ngữ. Trong đó, bản tiếng Pháp có hơn 10 bản dịch khác nhau phổ biến trong khi bản tiếng Anh cả trong và ngoài nước có 10 bản.

Và trong 10 kiệt tác văn chương ngoài châu Âu, Truyện Kiều được xếp vào cùng Sử thi cổ đại Ramayana của Ấn Độ, Lý Bạch của Trung Quốc, kiệt tác Genji của Nhật Bản…Năm 1953, tác phẩm được tuyển chọn giới thiệu vào bộ “Từ điển các tác phẩm của tất cả các thời đại và tất cả các xứ sở” do Hiệp hội biên soạn từ điển bách khoa toàn thư xuất bản tại Paris với kết luận “Hẳn trong kho tàng ngôn ngữ của nhân loại hiếm có hoặc chưa hề có một tác phẩm nào lại rất đỗi thân quen và sống mãi với nhân gian như Kim Vân Kiều của Nguyễn Du…”

Nhà nghiên cứu Nhật Chiêu (phải)

“Đọc những quyển sách, bản dịch, bài viết phân tích Truyện Kiều mà người nước ngoài thẩm định, vừa thấy thái độ nghiêm túc, vừa thấy sự say sưa, nhiệt tình, đủ cung bậc với Kiều, qua nhiều góc nhìn độc đáo của họ để thấy Nguyễn Du đã đóng góp cho nhân loại một nhân vật bất tử”, theo nhà văn Nhật Chiêu.

Nhà văn Nhật Chiêu lấy ví dụ, một nhà nghiên cứu nước ngoài viết rằng “Đọc Kiều thấy cả một dân tộc Việt Nam trầm luân trong quá khứ nhiều bi kịch tang thương. Việt có nghĩa là vượt, dân tộc Việt cũng đã phải vượt qua nhiều dặm đường dài như nàng Kiều vậy”. Hay như một phân tích khác nói rằng Truyện Kiều gợi nhớ đến huyền thoại Mị Châu –Trọng Thuỷ, giúp cho họ hiểu người phụ nữ Việt Nam khi yêu say đắm và dâng hiến trọn vẹn đến thế nào.

Chiêm ngẫm những câu chuyện muôn thủa nhân sinh

Câu hỏi vì sao Truyện Kiều lại có sức lan toả kỳ diệu, gần như được trả lời thống nhất rằng: đọc Kiều, nghiên cứu Kiều, người ta thấy có phần mình trong đó, tâm trạng, tính cách, hoàn cảnh, duyên phận, mong ước….Nhà Kiều học Hà Văn Thạch, nguyên Phó Chủ tịch UBND tỉnh Hà Tĩnh cho hay, Truyện Kiều còn phám khá những điều sâu kín bí ẩn nhất của lòng người, giúp con người ta hiểu hơn về chính mình, hiểu người và hiểu về dân tộc của mình.

“Nhiều học giả ca ngợi, một trong những nét thiên tài của Nguyễn Du là nhìn thấu được con người, nhìn thấu được tận cõi lòng, nhìn được cả sự thật, cả những điều tốt-xấu-thiện-ác, cái mà người đời cho là khó nhất”. Tri nhân tri diện bất tri tâm”, Nguyễn Du trong Truyện Kiều thì tri nhân, tri diện, tri được cả tâm, đến từng nhân vật. Bởi vậy, Truyện Kiều như một tấm gương soi để mọi người thấy được phần mình trong đó cả những điều sâu xa, bí ẩn nhất, cả phần sáng và tối khi chúng ta thành thật với chính mình” – theo ông Hà Văn Thạch.

Nhà Kiều học Hà Văn Thạch

Nhà nghiên cứu Nhật Chiêu ca ngợi sức sống trường tồn, sự vĩ đại của một tác phẩm lớn như Truyện Kiều ở khả năng mở (tầng nghĩa) của nó. Trên phương diện “cái tôi trữ tình”, ông đặt Truyện Kiều trong so sánh với tác phẩm “Don Juan” của đại thi hào Anh Lord Byron và tiểu thuyết thơ “Yevgeny Onegin” của đại thi hào Nga Pushkin. Cả Pushkin và Byron với hai tác phẩm mang tầm sử thi kinh điển của thế kỷ 19 nói về cái tôi trữ tình. Truyện Kiều được Nguyễn Du viết không phải về một cô gái xa lạ đời Minh mà ông viết về chính bản thân mình. Trăm năm trong cõi người ta chỉ là cách nói lái, tựa Trăm năm trong cả tôi, Nguyễn Du nói về cái tôi trữ tình của mình, về thân phận, cuộc đời. Kiều là Nguyễn Du. Ông viết về mình, về nỗi đau khổ của con người giữa li loạn, bể dâu của thời cuộc.

“Việc thêm nghĩa mới cho một tác phẩm cổ điển là việc làm cần thiết, và sự vĩ đại của tác phẩm lớn là khả năng mở của nó. Truyện Kiều lừng lững xuất hiện trong thi ca thế kỷ 19, thể hiện cái tôi trữ tình của tác giả giữa biến động của thời đại mà cái tôi đó không chỉ là cá nhân mà là con người giữa bể dâu tang thương. Thế hệ hậu sinh đọc Kiều, trích Kiều ngày nay để tìm tới nghĩa mở rộng hơn chứ không chỉ hiểu dừng ở câu chuyện của thời đại Nguyễn Du sinh sống”, theo nhà văn Nhật Chiêu.

Khi chính trị gia Mỹ mê “lẩy Kiều” trong diễn văn

Ben Wilkinson, Giám đốc Điều hành Quỹ Tín thác Sáng kiến Đại học Việt Nam (dự án Đại học Fulbright), từng tham gia công việc hậu trường cho một số sự kiện ngoại giao của quan hệ Việt Nam và Hoa Kỳ. Ông kể, khi biên soạn diễn văn cho các nhà lãnh đạo Mỹ trong các cuộc tiếp xúc lễ tân, ngoại giao với lãnh đạo Việt Nam, người viết luôn cố gắng tìm chất liệu độc đáo cho nội dung phát biểu. Truyện Kiều của Nguyễn Du đã trở thành một cảm hứng sống động trong rất nhiều bài diễn văn của các nhà lãnh đạo Mỹ vì những chủ đề, hình ảnh, những khái niệm về bi kịch, số phận, hy vọng, sự phản bội, yêu mến trong kiệt tác văn chương này có thể tìm ra trong lịch sử quan hệ Việt Nam và Hoa Kỳ.

Năm 2000, trong buổi tiệc chiêu đãi tại Phủ Chủ tịch do Chủ tịch nước Trần Đức Lương chủ trì, Tổng thống Bill Clinton-Tổng thống đầu tiên của Mỹ thăm Việt Nam sau 25 năm chiến tranh kết thúc-đã phát biểu cảm ơn sự đón tiếp trọng thị của Chính phủ Việt Nam, trong đó trích hai câu trong Truyện Kiều của Nguyễn Du: “Sen tàn cúc lại nở hoa/Sầu dài ngày ngắn, Đông đà sang Xuân”. Mượn quy luật vận động tất yếu của tự nhiên (4 mùa), ông Bill Clinton nhắn nhủ thông điệp tích cực của Hoa Kỳ mong muốn chuyển đổi mối quan hệ từ cựu thù sang làm bạn với Việt Nam.

Vào tháng 7/2015, trong tiệc chiêu đãi Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng tại Bộ Ngoại giao Mỹ do Phó Tổng thống Mỹ Joe Binden chủ trì, sau khi đọc diễn văn mừng bình thường hóa quan hệ hai nước và những bước tiến trong khắc phục hậu quả chiến tranh, tìm kiếm quân nhân Mỹ mất tích, xử lý chất độc dioxin, ông Binden đã lẩy Kiều “Trời còn để đến hôm nay/Tan sương đầu ngõ vén mây giữa trời như một ngụ ý chúc cho quan hệ Việt – Mỹ ngày càng phát triển tốt đẹp.

Những thông điệp tích cực về quan hệ hai nước tiếp tục được Tổng thống Barack Obama nhấn mạnh khi ông đến nói chuyện giới trẻ Hà Nội trong chuyến thăm chính thức Việt Nam vào năm 2016. Theo đó, diễn văn trích dẫn hai câu Kiều: “Rằng trăm năm cũng từ đây. Của tin gọi một chút này làm ghi”.

Ông Ben Wilkinson cũng lý giải một trong những lý do khiến Truyện Kiều được các nhà lãnh đạo Mỹ yêu thích và trích dẫn cho những hàm ý quan hệ Việt Nam và Hoa Kỳ là do bởi Truyện Kiều là một kiệt tác văn học được đông đảo người dân Việt Nam yêu quý dù khác biệt môi trường sống và suy nghĩ.

Những người soạn diễn văn muốn một mặt gửi một thông điệp đầy ý nghĩa đến người dân Việt Nam đồng thời cũng không muốn làm cho mọi người trong cộng đồng người Việt ở nước ngoài chạnh lòng nên Truyện Kiều là một sự lựa chọn an toàn tuyệt vời” – ông Ben nói.

Xuân Linh

Kết nối với chúng tôi

facebook

(English below) ASEAN SOCIAL IMPACT PROGRAM 2023 - VÌ MỘT “HÀNH TINH” KHỎE MẠNH HƠN Chương trình ASEAN Social Impact Program 2023 - ASIP (Tác động xã hội ASEAN) đã chính thức khép lại với phần trình bày ý tưởng của các đội thi. Trước ban giám khảo và các nhà tài trợ tài năng...

image

(English below) ✨ LỜI CHÚC NĂM GIÁP THÌN 2024 ✨ Bước sang thềm năm mới Giáp Thìn, Đại học Fulbright Việt Nam xin được gửi đến mọi nhà lời chúc tốt đẹp nhất 🐉 Với trái tim tràn đầy hy vọng hoà cùng niềm vui đầu năm, chúng tôi vô cùng trân trọng sự tin tưởng và hỗ trợ vô giá Fulbright nhận được trong hành trình vừa qua, là động lực hướng đến những điều tuyệt vời sẽ tiếp nối trong năm nay 🌟 Nhân dịp năm Rồng, Fulbright xin kính chúc vạn sự hanh thông, mọi niềm mong thành hiện thực 🌟 --- ✨ HAPPY LUNAR NEW YEAR 2024 ✨ As we step into New Year, the Year of the Dragon, Fulbright University Vietnam would like to extend our best wishes to everyone 🐉 With hearts filled with hope and joy as we embark on the new year, we deeply appreciate the invaluable trust and support Fulbright has received on our journey thus far, serving as motivation towards the wonderful things that will continue in the year ahead 🌟 As the Dragon's year unfolds its tale, Fulbright extends wishes, setting sail. Prosperity's breeze, in every gale, May dreams come true, without fail 🌟

Trang web này sử dụng cookies để cung cấp trải nghiệm người dùng tốt hơn.

Các cookies cần thiết (Essential Cookies) được mặc định và là cơ sở để trang web hoạt động chính xác. Cookies phân tích (Analytics cookies) thu thập dữ liệu ẩn danh để cải thiện và theo dõi website. Cookies hiệu suất (Performance cookies) được sử dụng bởi bên thứ ba để tối ưu hóa các ứng dụng (như video và bản đồ) được tích hợp trong trang web của chúng tôi. Để chấp nhận tất cả cookies, vui lòng bấm vào 'Tôi chấp nhận.'

logo_footer