Tin Tức

Trường Fulbright tổ chức Hội thảo về thúc đẩy đổi mới sáng tạo để tăng năng suất lao động

image

Ngày 23/9, Trường Chính sách công và Quản lý Fulbright (Đại học Fulbright Việt Nam) và IMF đồng tổ chức hội thảo về chủ đề thúc đẩy đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số để tăng tăng suất lao động ở các quốc gia châu Á thời kỳ hậu Covid. Hội nghị quy tụ các chuyên gia kinh tế và đại diện doanh nghiệp nhằm đưa ra các bài học chính sách hữu ích để thúc đẩy đổi mới sáng tạo và tăng năng suất lao động ở Việt Nam.

Tại hội thảo, đại diện IMF Việt Nam đã trình bày sơ lược báo cáo sắp ra mắt của IMF – “Thúc đẩy đổi mới sáng tạo và số hóa ở châu Á để tăng năng suất lao động sau đại dịch” (Fostering innovation and digitalization in Asia to boost productivity post-pandemic). Đại diện từ KPMG và Trung tâm Khởi nghiệp và Sáng tạo (CEI) của Đại học Fulbright Việt Nam đã trình bày góc nhìn cận cảnh về thực trạng thúc đẩy đối mới sáng tạo ở cấp độ doanh nghiệp và đại học. Phiên thảo luận bàn tròn của hội thảo tập trung vào các chia sẻ từ trải nghiệm thực tế của đại diện các công ty KPMG, Netflix, Trường Kinh doanh Rutgers (Đại học Rutgers) và khuyến nghị từ đại diện IMF.

Đại dịch Covid-19 đã mang lại những thách thức to lớn đối với hoạt động kinh doanh trên toàn thế giới, nhưng cũng thúc đẩy tốc độ số hóa và đổi mới sáng tạo trên quy mô lớn. Các doanh nghiệp buộc phải thích ứng với các tiêu chuẩn và quy trình mới để tồn tại. Khi thế giới đang bước vào thời kỳ hậu Covid, các mô hình kinh doanh và môi trường làm việc sẽ không còn như thời kỳ trước Covid nữa. Những câu hỏi đặt ra là: Những thay đổi sẽ ảnh hưởng đến năng suất lao động trong bối cảnh mới này như thế nào? Tốc độ đổi mới sáng tạo giữa các quốc gia và khu vực khác nhau như thế nào? Làm thế nào để khuyến khích đổi mới sáng tạo ở Việt Nam và cần có những chính sách nào để thu hẹp những khoảng cách còn tồn tại?

Theo số liệu từ báo cáo của IMF, tăng trưởng năng suất nhân tố tổng hợp (Total Factor Productivity-TFP) của khu vực châu Á đã có dấu hiệu chững lại ngay từ trước đại dịch. Trong đó, tốc độ tăng năng suất nhân tố tổng hợp TFP của Việt Nam cũng bị tụt hậu so với các nền kinh tế khác ở châu Á bất chấp tăng trưởng kinh tế mạnh mẽ. Do vậy, những tác động về mặt kinh tế của đại dịch Covid-19 sẽ làm trầm trọng thêm mức suy giảm tăng trưởng năng suất lao động của Việt Nam.

Việc phát triển năng suất lao động dựa trên công nghệ và đổi mới sáng tạo được các chuyên gia kinh tế khuyến nghị, đặc biệt cho các nền kinh tế mới nổi như Việt Nam.

Ông Federico J. Díez, kinh tế gia IFM, trình bày số liệu về thực trạng đổi mới sáng tạo ở châu Á cho thấy châu Á hiện đã trở thành một trung tâm lớn về nghiên cứu và phát triển (R&D) của thế giới, đóng góp hơn một nửa số bằng sáng chế trên thế giới, bao gồm các bằng sáng chế trong công nghệ kỹ thuật số. Nhiều nền kinh tế ở châu Á nhập khẩu hàng công nghệ cao nhiều hơn mức trung bình của thế giới. Cả hai số liệu này cho thấy châu Á đang được hưởng lợi từ sự lan tỏa công nghệ được hỗ trợ bởi sự tăng trưởng của nguồn nhân lực và cơ sở hạ tầng số.

Tuy nhiên, chuyên gia kinh tế IMF chỉ ra rằng mối liên hệ giữa đổi mới sáng tạo và chỉ số TFP chưa đạt tỉ lệ thuận như mong muốn do nhiều yếu tố, chẳng hạn như chất lượng và tác động của R&D chưa đủ cao, R&D chỉ tập trung vào một số nhóm doanh nghiệp… Ở các nền kinh tế đang phát triển ở châu Á, việc tiếp cận được nguồn vốn là một trở ngại chính cho đổi mới sáng tạo.

Đối với Việt Nam, các chuyên gia khuyến nghị bên cạnh việc tăng cường đổi mới sáng tạo và số hóa, việc giảm thiểu sự phân bổ không đồng đều về nguồn lực cũng là điều quan trọng để kích thích tăng trưởng năng suất lao động. Báo cáo của IMF cho thấy sự không đồng đều về năng suất lao động, đặc biệt là ở các ngành sử dụng nhiều công nghệ. Các ngành có sự phân bổ không đồng đều cao hơn sẽ tăng trưởng chậm hơn, bởi nguồn lực bị “mắc kẹt” trong các doanh nghiệp hoạt động kém hiệu quả. Số hóa có thể giúp thu hẹp khoảng cách về năng suất lao động, và sự tiếp cận về vốn và đào tạo nhân lực có thể giúp doanh nghiệp Việt Nam tăng cường đổi mới sáng tạo.

Các chuyên gia IMF đã đưa ra một loạt khuyến nghị cho các nhà hoạch định chính sách của Việt Nam nhằm tăng cường đổi mới sáng tạo, như cấp các khoản tín dụng và trợ cấp thuế R&D và chi tiêu công cho nghiên cứu cơ bản; tạo điều kiện cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ tiếp cận tài chính; trao quyền sở hữu trí tuệ khen thưởng cho những sáng tạo đột phá; hạ thấp các rào cản thương mại và hợp lý hóa các quy định về FDI (kể cả trong lĩnh vực dịch vụ); tạo điều kiện chia sẻ kiến ​​thức giữa các công ty nước ngoài và trong nước (tạo mạng lưới các nhà cung cấp); tăng cường hợp tác R&D giữa doanh nghiệp và trường đại học, v.v…

  • Thúy Hằng

Kết nối với chúng tôi

facebook

(English below) ASEAN SOCIAL IMPACT PROGRAM 2023 - VÌ MỘT “HÀNH TINH” KHỎE MẠNH HƠN Chương trình ASEAN Social Impact Program 2023 - ASIP (Tác động xã hội ASEAN) đã chính thức khép lại với phần trình bày ý tưởng của các đội thi. Trước ban giám khảo và các nhà tài trợ tài năng...

image

(English below) ✨ LỜI CHÚC NĂM GIÁP THÌN 2024 ✨ Bước sang thềm năm mới Giáp Thìn, Đại học Fulbright Việt Nam xin được gửi đến mọi nhà lời chúc tốt đẹp nhất 🐉 Với trái tim tràn đầy hy vọng hoà cùng niềm vui đầu năm, chúng tôi vô cùng trân trọng sự tin tưởng và hỗ trợ vô giá Fulbright nhận được trong hành trình vừa qua, là động lực hướng đến những điều tuyệt vời sẽ tiếp nối trong năm nay 🌟 Nhân dịp năm Rồng, Fulbright xin kính chúc vạn sự hanh thông, mọi niềm mong thành hiện thực 🌟 --- ✨ HAPPY LUNAR NEW YEAR 2024 ✨ As we step into New Year, the Year of the Dragon, Fulbright University Vietnam would like to extend our best wishes to everyone 🐉 With hearts filled with hope and joy as we embark on the new year, we deeply appreciate the invaluable trust and support Fulbright has received on our journey thus far, serving as motivation towards the wonderful things that will continue in the year ahead 🌟 As the Dragon's year unfolds its tale, Fulbright extends wishes, setting sail. Prosperity's breeze, in every gale, May dreams come true, without fail 🌟

Trang web này sử dụng cookies để cung cấp trải nghiệm người dùng tốt hơn.

Các cookies cần thiết (Essential Cookies) được mặc định và là cơ sở để trang web hoạt động chính xác. Cookies phân tích (Analytics cookies) thu thập dữ liệu ẩn danh để cải thiện và theo dõi website. Cookies hiệu suất (Performance cookies) được sử dụng bởi bên thứ ba để tối ưu hóa các ứng dụng (như video và bản đồ) được tích hợp trong trang web của chúng tôi. Để chấp nhận tất cả cookies, vui lòng bấm vào 'Tôi chấp nhận.'

logo_footer