Tin Tức

Thuyết trình về Đạo đức Thế kỷ 21 của Giáo sư Harvard tại Đại học Fulbright (Phần 2)

image

[Phần 2]: Học gì từ tư tưởng Khổng Tử?

Các đệ tử của triết gia Khổng Tử hỏi rằng làm thế nào để có thể trở thành người tốt? Khổng Tử trả lời, để trở thành người tốt, phải chế ngự cái tôi bằng cách phục tùng các nghi thức. Tôi phải thừa nhận, lần đầu tiên đọc câu này khi đang học đại học, được dạy bảo hãy tìm kiếm và khám phá bản thân mình, tôi đã rất kinh hãi. Vì tôi được dạy nên nghe theo bản thân mình, chứ không phải làm theo các nghi thức được mách bảo!.

Sau đó, tôi bắt đầu đọc lại đoạn viết này nhiều hơn, và cuối cùng, tôi bị thuyết phục rằng nó có lý. Tôi sẽ giải thích ý nghĩa thực sự của nó.

Cái tôi hay một tập hợp những thói quen và khuôn mẫu?

Khi nói chế ngự cái tôi, ý họ muốn nói là chế ngự cái tôi đã bị xác định bởi những thói quen và khuôn mẫu. Nói cách khác, bạn nghĩ mình là như thế này nhưng đó không phải là bạn. Đó là một tập hợp của những thói quen và khuôn mẫu.

Và trong trường hợp đó, mục tiêu của bạn không phải là đi theo, khám phá cái tôi, định nghĩa cuộc đời mình dựa trên nó. Mục tiêu của bạn là phá vỡ những khuôn mẫu, thoát ra khỏi những thói quen, rèn luyện bản thân để cảm nhận mọi thứ xung quanh, rèn luyện bản thân để thoát ra khỏi những thứ bạn nghĩ đang định nghĩa bản thân mình như một con người. 

Trở lại ví dụ ở phần trước tôi đưa ra để xem xét lại những thứ bạn nghĩ mình không giỏi và tìm cách để rèn luyện bản thân một cách có chủ đích để có thể trở nên giỏi hơn. Nếu bạn nghĩ, “ôi, tôi không giỏi xử lý những tình huống căng thẳng,” bạn không nói là “do đó tôi nên tránh những tình huống căng thẳng trong cuộc đời và sự nghiệp của tôi.”

Bạn rèn luyện bản thân để giải quyết những tình huống căng thẳng vì đó không phải là bạn, đó chỉ là một thói quen bạn có từ lâu và mục tiêu của bạn là phá vỡ nó. Đó là những thứ bạn nên cố để làm. 

Tại sao người ta nói đến những thứ như nghi thức? Ý họ là gì khi nói đến các nghi thức? Chúng ta có xu hướng nghĩ về nghi thức như là những thứ chỉ cho chúng ta biết phải làm gì. Đúng, chính xác là vậy; nhưng vấn đề ở đây là bạn tuân theo những nghi thức để phá vỡ những khuôn mẫu, rèn luyện bản thân nhằm trở thành một thứ gì đó khác.

Phá vỡ khuôn mẫu thói quen

Hãy để tôi đưa một ví dụ tiêu biểu về cháu trai của tôi. Tôi muốn đổi tên của cậu ấy để lỡ cậu ấy có nghe được đoạn nói chuyện này sẽ không thấy xấu hổ. Cháu họ của tôi tên là Sammy – đó không phải là tên thật của cậu ấy nhưng tôi sẽ gọi cậu là Sammy. 

Sammy đang ngồi ăn tối với tôi, chợt nhìn – chú của cậu ấy – và nói: “Đưa cho cháu lọ muối.” Tôi nói: “Được thôi Sammy, nhưng cháu phải nói như thế nào?” Sammy nhìn tôi chăm chăm và nói: “Đưa cháu lọ muối thôi mà, chú Michael.” Tôi bảo: “Được thôi, nhưng mà cháu phải nói gì đầu tiên?” Chúng tôi nói đi nói lại điều này, cuối cùng Sammy cũng bảo: “Thôi được chú Michael, đưa giùm cháu lọ muối.”

Tôi bảo: “Lọ muối đây. Giờ thì cháu phải nói gì nào?” Và tôi lại lặp đi lặp lại cuộc nói chuyện này cho đến khi cuối cùng Sammy cũng nói: “Cảm ơn vì đã đưa cháu lọ muối, chú Michael.” Sau đó tôi nói: “Không có gì, Sammy.” Đó chính là nghi thức.

Bạn có thể băn khoăn vì sao tôi bảo đây là một ví dụ tích cực. Cháu trai Sammy của tôi được bảo phải làm một điều gì đấy, phản ứng lại bằng cách trợn tròn mắt và nói chuyện bằng một giọng khó chịu, vì cậu nghĩ thật lố bịch khi tôi mãi không chịu đưa cho cậu lọ muối ngớ ngẩn ấy. Vì sao chúng tôi làm vậy?

Sammy còn rất nhỏ, cậu thấy lọ muối và muốn lấy nó. Cậu ấy chỉ muốn tóm lấy lọ muối nhưng không thể với tới vì thấp và cậu ấy cần tôi đưa lọ muối. Nói cách khác, cậu ấy có một thói quen hình thành từ một ham muốn ích kỉ tức thời.

Lý do tôi buộc cậu ấy thực hiện nghi thức này vì muốn cậu thoát khỏi thói quen đó, và tôi đang giúp cậu ấy bằng cách ép buộc, giúp cậu ấy học được ý nghĩa của việc phải làm gì khi nhờ vả người khác và làm gì khi nhận được thứ gì đó từ họ. Tôi buộc cậu ấy phải làm vậy. Cậu ấy buộc phải tuân theo nghi thức, không đặt câu hỏi. 

Mặc dù tôi đang ép buộc cậu ấy, tôi lớn tuổi hơn cậu, nhưng dĩ nhiên khi nói về các nghi thức, tôi đang hành xử như thể tôi và cậu ấy ngang hàng. Tôi đưa lọ muối cho cậu vì cậu nhờ tôi một cách lịch sự như thể tôi ngang hàng với cậu. Nhưng chúng tôi không ngang hàng, tôi đang ép buộc cậu ấy làm điều đó. 

Nếu cậu không làm, tôi có thể trở thành một ông chú xấu tính bằng cách đuổi cậu ấy về phòng hay ít nhất là không đưa lọ muối cho cậu ấy. Lý do tôi làm điều này là vì đang dạy cho cậu ấy phát triển một cách cư xử phù hợp khi nhờ vả ai đó và khi nhận được thứ gì từ ai đó. Lưu ý rằng đây chính là lúc quá trình biện luận trở nên có ý nghĩa. Nếu Sammy học được những nghi thức một cách phù hợp, trong một vài năm tới những điều đó sẽ có ý nghĩa như thế nào?

Khi tôi tiếp tục tập cho Sammy làm theo nghi thức này, qua thời gian, cậu ấy sẽ ngừng trợn tròn mắt, ngừng dùng giọng khó chịu, thậm chí cậu ấy sẽ không cần được bảo phải làm điều đó nữa, và sẽ bắt đầu nói: “Chú Michael, chú đưa giúp cháu lọ muối được không?” “Cảm ơn vì đã đưa cháu lọ muối, chú Michael.” Và dần dần điều này sẽ trở thành tự nhiên. 

Nhưng giai đoạn kế tiếp quan trọng hơn vì nếu cậu ấy học được nghi thức, có nghĩa là cậu đã vượt qua nó. Nếu cậu ấy học được nghi thức, nghĩa là cậu ấy sẽ dừng nói “làm ơn” và “cảm ơn” mọi lúc. Nhưng nếu Sammy đơn giản dành cả cuộc đời mình chỉ để nói “làm ơn” và “cảm ơn” thì cậu ấy không học được nghi thức. Cậu ấy chỉ đơn giản là rơi vào một khuôn mẫu thói quen và mục đích của nghi thức là phá vỡ những khuôn mẫu thói quen.

Nếu Sammy học được nghi thức một cách đúng đắn, điều đó có nghĩa khi cậu ấy lớn lên, đến tuổi trưởng thành, cậu ấy sẽ ý thức được khi ở trong những tình huống xã hội phức tạp, hiểu được ý nghĩa của những cách thể hiện, rằng trong hầu hết trường hợp, bạn không chỉ đơn thuần là nói “làm ơn”, “cảm ơn” một cách lịch sự. 

Nếu ai đó làm cho bạn một điều thực sự quan trọng, bạn sẽ biểu hiện thái độ theo cách vượt xa một lời nói “cảm ơn” thông thường, lời cảm ơn lúc này dường như quá máy móc và không đủ sức nặng. Và khi bạn ý thức mình đang ở trong những tình huống đó thì bạn sẽ thể hiện cảm xúc của mình như thế nào. 

Nói cách khác, nghi thức đang giúp Sammy phát triển tính khí, và nếu chỉ đơn giản là lặp lại những nghi thức, cậu ấy thất bại trong việc học các nghi thức. Nghi thức là thứ bạn ép bản thân mình tuân theo nhưng cũng là một bài luyện tập, phát triển tính khí của mình. Nó buộc bạn phá vỡ những khuôn mẫu và học cảm nhận thế giới xung quanh. Và lưu ý, tất cả dựa trên một giả định, đây là sự nhập vai. Nghi thức giả định là một nghi thức nhập vai.

Nhìn thế giới từ góc độ của người khác

Nghi thức không phải là thế giới chúng ta đang sống. Bạn xây dựng một không gian nghi thức, trong ví dụ tôi đưa ra, Sammy và tôi đơn giản ngang hàng nhau. Đó là cách nghi thức vận hành. Nếu xem xét nhiều nghi thức nằm ngoài triết lý này, chúng liên quan đến những thứ như đảo vai và nhập vai. Ví dụ, trẻ con và bố mẹ đảo vai cho nhau trong trong không gian nghi thức, họ hành xử như thể mình là một người khác. 

Lý do bạn làm điều này vì bạn buộc mỗi người nhìn thế giới từ quan điểm ngược lại trong một tình huống rất phân cấp. Và việc buộc mỗi người nhìn thế giới từ góc nhìn khác, theo nghĩa đen, cho phép bạn phát triển một xu hướng giúp bạn hiểu ý nghĩa của việc trở thành người khác.

Vì sao? Tôi nhắc lại, nó phá vỡ cách tương tác thông thường của bạn với những người xung quanh, buộc bạn phải nhìn thế giới từ những góc nhìn khác nhau. Hãy tưởng tượng chúng ta đang thực hiện các nghi thức theo những gì đang nói, bạn sẽ vượt qua Sammy ở chỗ là chỉ đơn giản học cách bày tỏ thái độ. Điều này tôi nghĩ rất quan trọng. 

Phần 3: Sống theo thói quen, khuôn mẫu sẽ không thấy thế giới xung quanh mình

Xem video bài thuyết trình (Tiếng Anh) của Giáo sư Michael Puett tại Đại học Fulbright Việt Nam:

https://www.youtube.com/watch?v=8GEOLSPEcns

Kết nối với chúng tôi

facebook

(English below) ASEAN SOCIAL IMPACT PROGRAM 2023 - VÌ MỘT “HÀNH TINH” KHỎE MẠNH HƠN Chương trình ASEAN Social Impact Program 2023 - ASIP (Tác động xã hội ASEAN) đã chính thức khép lại với phần trình bày ý tưởng của các đội thi. Trước ban giám khảo và các nhà tài trợ tài năng...

image

(English below) ✨ LỜI CHÚC NĂM GIÁP THÌN 2024 ✨ Bước sang thềm năm mới Giáp Thìn, Đại học Fulbright Việt Nam xin được gửi đến mọi nhà lời chúc tốt đẹp nhất 🐉 Với trái tim tràn đầy hy vọng hoà cùng niềm vui đầu năm, chúng tôi vô cùng trân trọng sự tin tưởng và hỗ trợ vô giá Fulbright nhận được trong hành trình vừa qua, là động lực hướng đến những điều tuyệt vời sẽ tiếp nối trong năm nay 🌟 Nhân dịp năm Rồng, Fulbright xin kính chúc vạn sự hanh thông, mọi niềm mong thành hiện thực 🌟 --- ✨ HAPPY LUNAR NEW YEAR 2024 ✨ As we step into New Year, the Year of the Dragon, Fulbright University Vietnam would like to extend our best wishes to everyone 🐉 With hearts filled with hope and joy as we embark on the new year, we deeply appreciate the invaluable trust and support Fulbright has received on our journey thus far, serving as motivation towards the wonderful things that will continue in the year ahead 🌟 As the Dragon's year unfolds its tale, Fulbright extends wishes, setting sail. Prosperity's breeze, in every gale, May dreams come true, without fail 🌟

Trang web này sử dụng cookies để cung cấp trải nghiệm người dùng tốt hơn.

Các cookies cần thiết (Essential Cookies) được mặc định và là cơ sở để trang web hoạt động chính xác. Cookies phân tích (Analytics cookies) thu thập dữ liệu ẩn danh để cải thiện và theo dõi website. Cookies hiệu suất (Performance cookies) được sử dụng bởi bên thứ ba để tối ưu hóa các ứng dụng (như video và bản đồ) được tích hợp trong trang web của chúng tôi. Để chấp nhận tất cả cookies, vui lòng bấm vào 'Tôi chấp nhận.'

logo_footer