Tin Tức

The Saigon Sisters: Câu chuyện của lòng thấu cảm

image

Gần ba thập kỷ ròng rã trôi qua, sau khi ghi chép lại hơn 30 cuộn băng cát sét và xâu chuỗi vô số những cuộc phỏng vấn nhỏ lẻ lại với nhau, bà Patricia Kit Norland đã tổng hợp những lát cắt ký ức của những người con gái ưu tú Sài Gòn xưa lại để ghép nên một khối lăng kính chiếu sáng thêm cho một giai đoạn lịch sử đầy biến động của Việt Nam. Năm 2020, quyển sách “The Saigon Sisters: privileged women in the resistance” của bà đã được giới thiệu với công chúng, kể lại những mảnh chuyện của chín người phụ nữ tầng lớp thượng lưu trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ.

Mới đây, bà Patricia Kit Norland, tác giả cuốn sách The Saigon Sisters đã có một cuộc trò chuyện thân mật cùng cộng đồng Đại học Fulbright Việt Nam. Từng đến Việt Nam vào những năm 1980 dưới vai trò nhân viên của một tổ chức phi lợi nhuận, hoạt động với sứ mệnh thúc đẩy hiểu biết giữa người dân Việt Nam và Hoa Kỳ, một trong những nỗ lực trong chương trình trao đổi quốc tế của Hoa Kỳ được khởi xướng do Thượng nghị sĩ J. W. Fulbright, bà Norland cho hay, “việc trò chuyện với cộng đồng học thuật Fulbright tựa như một chuyến về thăm nhà vậy, vì sự nghiệp và cả cuộc đời làm trong lĩnh vực giáo dục liên văn hóa của tôi đã được thấm nhuần những tư tưởng mang âm hưởng của Thượng nghị sĩ Fulbright.”

Cũng chính từ chuyến thăm Việt Nam những năm cuối thập niên 80 ấy, bà Norland đã có cơ duyên gặp gỡ 9 người phụ nữ ưu tú tham gia kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ. Những người phụ nữ xuất thân trong những gia đình tư sản, hưởng nền giáo dục Pháp nhưng chọn con đường đi theo kháng chiến, bất chấp đối mặt hiểm nguy, gian khó để tham gia đấu tranh giành độc lập.

Khác với hàng tá những tác phẩm sử liệu của những tác giả người nước ngoài viết về Việt Nam trong thế kỷ 20, khi mà nhắc đến chiến tranh họ thường chỉ kể đến đàn ông, những người lính, nhà ngoại giao, nhà báo, v.v., quyển The Saigon Sisters của bà Norland lại mở ra một góc nhìn vô cùng hiếm thấy, kể lại câu chuyện của những người phụ nữ có xuất thân gia thế tư sản tham gia cách mạng.

Thay vì viết sách theo tính tuyến trình tự thời gian với cốt truyện của một người ngoài nhìn vào và thuật lại, tác giả đã để từng thành viên trong nhóm những chị em Sài Gòn tự kể câu chuyện của chính họ, và thông qua chất liệu thô của những tâm sự thân mật ấy, độc giả có thể bắt được những mảnh lịch sử sinh động.

Ký ức của những người con hòn ngọc Viễn Đông

Cột mốc mở đầu của cuốn sách là năm 1950, khi những phong trào học sinh chống Pháp nổi lên rầm rộ. Ba cuộc đối đầu nảy lửa ở Sài Gòn năm ấy lần lượt Tháng Một: sự hi sinh của anh Trần Văn Ơn trong cuộc biểu tình của đoàn học sinh, sinh viên; Tháng Ba: người dân Sài Gòn đổ xô xuống đường tuần hành để phản đối sự can trợ của Mỹ; và Tháng Năm: đồng bào lao động tổng vận động kháng chiến đấu tranh.

9 nữ sinh của Lycée Marie Curie, trường trung học nội trú dành cho những nữ ưu tú thời bấy giờ, cũng nằm trong nhóm những học sinh, sinh viên yêu nước. Oanh là người mà bà Norland tiếp xúc đầu tiên trong cuộc gặp gỡ định mệnh năm 1988, dưới vai trò của hai nhà công tác xã hội Việt – Mỹ trao đổi với nhau. Tuyền, bạn cùng lớp tú tài với Oanh, là em gái của nhạc sĩ Lưu Hữu Phước, người đã có một tác động rất lớn tới sự thức tỉnh chính trị của 9 cô gái nói riêng và thanh niên yêu nước Việt Nam nói chung. Lê An theo chân cha đi kháng chiến, nơi cô tận dụng tài năng nghệ thuật của bản thân để đóng góp cho đoàn văn nghệ quân đội.

Lê An hồi tưởng những năm tháng kháng chiến ngày ấy không chỉ phải né mưa bom bão đạn mà người dân còn phải gặp nhiều cơ cực khi đến mùa bão lụt xối xả làm ngập ruộng lúa, phá hỏng tiến độ canh tác sản xuất lương thực cho đồng bào. Lúc ấy, đoàn văn nghệ quân đội của bà được cử đến giúp đỡ nông dân ở các xã, ban ngày thì xắn quần cùng nông dân lội bùn để cố vớt vát vụ mùa dưới cái nắng gay gắt, ban đêm thì biểu diễn những bài ca kháng chiến để vực dậy và tiếp lửa tinh thần cho đồng bào. Cứ như vậy, cả đoàn hoạt động không ngưng nghỉ, giúp xong xã này thì lại tiếp tục lên đường tới xã khác, làm việc suốt từ tờ mờ sáng đến tận khuya. Hai bên gia đình nội ngoại của Lê An đều lấy làm ngạc nhiên khi chứng kiến sự thay đổi của cô tiểu thư kén ăn, khó ngủ lại trở thành một người dám lăn xả, làm được mọi công việc khó khăn của những người nông dân.

“Trước đây, tôi không bao giờ ăn nước mắm, tôi chỉ ăn Maggi. Tôi đặc biệt không thích cá muối và không bao giờ ăn cá hộp. Nhưng kháng chiến xong thì món gì tôi cũng ăn được. Trước đây khi sống ở nhà, tôi chỉ có thể ngủ trên tấm nệm êm ái, nằm trên bất cứ thứ gì khác đối với tôi đều cảm thấy đau đớn. Bây giờ, tôi có thể ngủ trên sàn nhà, trên rơm rạ… Tính cách của tôi đã hoàn toàn thay đổi và đây là điều mà không ai có thể tưởng tượng được – cuộc kháng chiến này có thể biến đổi một con người.” ­– trích đoạn hồi ký của Lê An, chương 4: Trường đời, trong quyển The Saigon Sisters.

Sân trường Lycée Marie Curie

Sen, bông hồng xinh đẹp của cả nhóm, đã từng được huấn luyện tham gia du kích nhưng sau đó phải tạm ngưng chiến đấu để về nhà chăm sóc phụ giúp mẹ ốm. Liên An sau khi tốt nghiệp Lycée Marie Curie đã ra Hà Nội để trở thành giáo viên và sau này trở lại Sài Gòn làm hiệu trưởng của Lycée Chasseloup-Laubat, nay là trường trung học Lê Quý Đôn danh tiếng của thành phố Hồ Chí Minh. Xuân, mang hình ảnh một người phụ nữ thanh lịch gắn liền chiếc khăn rằn, thừa hưởng lòng ái quốc từ cha cô, người đã từ bỏ công việc làm cho thực dân Pháp để tham gia vào cuộc Cách Mạng Tháng Tám.

Ba người phụ nữ còn lại trong nhóm 9 người chị em Sài Gòn lại là ba chị em ruột: Minh, Thanh, và Trang. Ba chị em dù được cha mẹ cho đi học tại trường nội trú Pháp theo tư tưởng hiện đại mới nhưng vẫn phần nào bị gò bó trong một số quan niệm phong kiến xưa cũ. Cha của họ phản đối việc con gái tham gia vào công cuộc giải phóng đất nước, dù ông có cởi mở để cho con mình được học hành đầy đủ nhưng ông vẫn giữ nhiều định kiến giới, trong đó quan trọng nhất là vai trò của người phụ nữ trong gia đình và xã hội. Dưới những cấm đoán và quy tắc áp đặt vào khuôn mẫu của phụ nữ thời xưa, ba chị em tự tìm cho mình những cân bằng giữa sự kính trọng và cảm giác không phục đối với người cha của mình, và từ đó đã có những lựa chọn riêng để cống hiến cho cuộc kháng chiến chung. Trang từng gia nhập đội quân kháng chiến trong rừng trước khi đi tu nghiệp tại Viện Tchaikovsky ở Moscow và trở về làm nữ chỉ huy dàn nhạc giao hưởng đầu tiên của Sài Gòn. Thanh, người em út, thì chọn công tác ngoại giao tại phái bộ của Việt Nam tại Liên Hợp Quốc. Còn người chị cả, Minh, ở lại Sài Gòn chăm sóc cha mẹ và ủng hộ kháng chiến từ xa qua các công tác về luật, giáo dục, và âm nhạc.

Hệ giá trị truyền thống phương Đông và nền tảng giáo dục phương Tây

Ít ai có thể nghĩ rằng những người con sinh ra trong những gia đình giàu có, được bao bọc kĩ càng trong cái kén của thực dân Pháp, lại lựa chọn đóng góp cho kháng chiến chống Pháp , dù là trực tiếp trên tiền tuyến hay thầm lặng từ hậu phương, cũng đều là những con đường chông gai trắc trở khác với con đường sống trong nhung lụa mà lẽ thường người ta sẽ đi theo. Ấy vậy mà 9 cô nữ sinh giới thượng lưu này đã từ bỏ sự an toàn và tiện nghi đặc quyền để cùng tham gia đấu tranh giành độc lập.

Lần đầu tiếp xúc với những người phụ nữ đặc biệt này, bà Norland đã cảm phục trước những quyết định nhuốm đậm tình yêu nước của họ, và xuyên suốt quyển sách, bà đi tìm đáp án cho những câu hỏi không hồi. “Bằng cách nào họ có thể thích nghi với cuộc sống trong rừng, đối mặt với các cuộc chạy bom, nạn sốt rét, né rắn độc và nhiều thử thách chông gai khác? Làm sao họ có thể chịu đựng việc phải gửi con cái cho họ hàng nuôi để toàn tâm toàn ý chiến đấu? Sao họ có thể vượt qua sự chia cách với chồng và người thân do biên giới chiến tranh? Tại sao họ lại quay về Việt Nam để phục vụ cho đất nước thay vì ở lại Pháp/Mỹ để hưởng cuộc sống sung túc hơn sau khi được cha mẹ cho đi du học? Họ đã bất chấp chiến tranh tàn khốc mà gây dựng những thành công trong sự nghiệp như thế nào? Và bằng cách nào mà họ có thể lại tìm thấy nhau với tình bạn vẹn nguyên sau hơn hai thập kỷ chia xa, qua hai cuộc kháng chiến khốc liệt?”

Cách làm của 9 người nữ sinh năm ấy tuy khác nhau, nhưng đều tựu trung từ một điểm đồng nhất: sự dung hòa giữa hệ giá trị truyền thống phương Đông và nền tảng giáo dục khai phóng phương Tây.

Khi đến trường, họ được học những kiến thức mới từ văn minh phương Tây. Nhờ thông thạo tiếng Pháp, những nữ sinh ngày ấy có thể tiếp cận đến nhiều tài liệu tri thức hơn, từ sách truyện, thơ ca, phim ảnh cho đến báo chí, vì vậy họ am hiểu hơn về lịch sử, văn hóa và biết về các cuộc kháng chiến khác trên toàn cầu. Được đọc về cuộc kháng chiến của Pháp chống Phát Xít Đức, quân Nhật lật đổ quân Anh, những nữ sinh này không khỏi hiếu kì mà càng sục sôi trong lòng ý chí đấu tranh giành lại độc lập cho dân tộc. “Nếu những người Nhật da vàng kia có thể chiến thắng thực dân Anh Quốc thì những người Việt Nam chúng ta chẳng có lí do gì mà không kháng chiến cả!”

Song song đó, khi về nhà, họ vẫn luôn được răn dạy những hệ giá trị gia đình rất truyền thống theo Nho giáo, luôn được nhắc nhở về nguồn cội dân tộc. Họ lớn lên được nghe nhạc cách mạng từ trước khi 10 tuổi, họ thuộc lòng những lời ca và những trang sử oai hùng, chiến thắng Bạch Đằng, Ải Chi Lăng. Theo lời Thanh kể, trái tim họ bồi hồi đập theo từng nhịp trống của Ải Chi Lăng, sáng tác bởi nhạc sĩ Lưu Hữu Phước, và dần dần hòa chung vào “nhịp đập vì chính nghĩa”.

Không hề bị tách rời khỏi cội rễ văn hóa dân tộc mặc dù được bao bọc kín kẽ trong chiếc kén văn hóa và giáo dục Pháp, những nữ sinh này vẫn luôn đau đáu một lòng hướng về những khó khăn mà người dân Việt Nam phải chịu đựng trong thời chiến.

Mọi thứ đều bắt nguồn từ lòng thấu cảm

Phần lớn của những suy nghĩ, những trăn trở trên xuất phát từ sự tiếp xúc với nhiều nền kiến thức, hệ giá trị, và hơn hết là sự thấu cảm cùng những người đồng bào của mình. Họ cảm thấy bất công thay cho những người dân bị áp bức, bóc lột với chế độ thực dân, từ đó định hình nên sự thôi thúc muốn chung tay giúp đỡ những người khổ hơn, không chỉ là chống Pháp hay chống Mỹ, mà là sự thấu cảm muốn giúp đỡ lẫn nhau vượt qua mọi khó khăn. Theo bà Norland nhận định, sự thấu cảm ở đây chính là tình thương người, lòng trắc ẩn đã được ăn sâu vào trong phẩm chất của những nhân vật này.

Chia sẻ với cộng đồng Fulbright, tác giả cho rằng mọi thứ đều bắt nguồn từ lòng thấu cảm. Bà tin tưởng sâu sắc vào triết lý của Thượng nghị sĩ J. W. Fulbright rằng cốt lõi của giáo dục và của quan hệ quốc tế là sự thấu cảm, khả năng đặt bản thân mình vào hoàn cảnh của người khác để nhìn thế giới qua những lăng kính đa màu.

“[Sự thấu cảm] đó chính là kim chỉ nam giúp tôi hoàn thành quyển sách The Saigon Sisters. Đặc biệt là khi chúng ta đang trong một thời kì vô cùng bấp bênh do diễn biến phức tạp của đại dịch Covid-19 và thay đổi khí hậu toàn cầu, thì tình người, lòng trắc ẩn và sự thấu cảm càng đóng vai trò quan trọng hơn trong việc gắn kết cộng đồng, là sức mạnh để chúng ta vượt qua những khó khăn này. Trong bối cảnh này, tôi hi vọng mọi người tìm được động lực từ những câu chuyện đầy cảm hứng của những người phụ nữ Sài Gòn xưa, những người đã dành cả thanh xuân và cả cuộc đời để cống hiến cho những giá trị chính nghĩa, những câu chuyện về sự bền bỉ, sức mạnh can trường, lòng dũng cảm và sự kiên cường.”– bà Patricia Kit Norland bộc bạch.

Bảo Trâm

Kết nối với chúng tôi

image

(English below) TRẠI HÈ LÃNH ĐẠO 2024: BẠN CÓ CÁCH GÌ ĐỂ GIÚP FULBRIGHT TRỞ NÊN “KHỎE MẠNH” HƠN? 🏕️💪 Vào ngày 22 -24 tháng 3, Trại hè Lãnh đạo 2024 (FLC24) đã được tổ chức bởi phòng Gắn kết Sinh viên dọc bờ biển cát trắng nắng vàng của Mũi Né. Chương trình có sự tham gia của 50 “trại viên” năng động và ham học hỏi, là những sinh viên nổi bật của cộng đồng Fulbright. Thử thách của các bạn trong trại hè lần này là “Bạn có cách gì để giúp Fulbright trở nên “khỏe mạnh” hơn?” Với tầm nhìn thúc đẩy một Fulbright “khỏe mạnh” hơn, FLC24 trang bị cho các trại viên kiến thức, kĩ năng và nguồn lực để hiểu về các phong cách lãnh đạo khác nhau và định vị được phong cách lãnh đạo của riêng mình. Từ đó, sinh viên có cơ hội rèn luyện và phát triển kỹ năng giao tiếp, hiểu về nhu cầu của người khác và tạo dựng các mối quan hệ hiệu quả hơn. Đây là một hành trình ba ngày đáng nhớ với tất cả các trại sinh với những buổi đào tạo, thảo luận chuyên sâu và những giờ làm việc nhóm hăng say. Bằng việc phát triển và đề xuất các ý tưởng dự án cộng đồng, các bạn sinh viên học cách tạo ra những ảnh hưởng tích cực cho xã hội. Ban Giám Khảo đã tìm được chủ nhân của các giải thưởng với những ý tưởng ấn tượng nhất, bao gồm: 🥇Giải Nhất: nhóm Chip Chip - với dự án Pinkwheel nhằm thúc đẩy sự tích cực, đa dạng và bình đẳng trong tình dục và tính dục. 🥈Giải Nhì: nhóm hetsucbinhtinh - một chiến dịch nhằm thiết lập một hệ thống dịch vụ toàn diện cho giấc ngủ ngắn, qua đó nâng cao hiệu suất và tạo ra các giấc ngủ ổn định cho sinh viên. 🥉Giải Ba: nhóm 4FULFIT - Dự án FulMeal nhằm khuyến khích sinh viên Fulbright không bỏ bữa thông qua các lời nhắc cá nhân hóa và những mẹo nấu ăn hay ho. Ngoài ra, Giải Màn trình diễn xuất sắc nhất đã được trao cho đội CHILL-IK với màn biểu diễn tuyệt vời trong Đêm Gala. Đội Thập Điện Diêm Vương giành được giải Tinh thần đồng đội xuất sắc nhất bằng tinh thần đoàn kết bền chặt giữa các thành viên. Đừng quên rằng hành trình sẽ không dừng lại ở đây. Hãy cùng chờ đón những dự án của các đội thắng cuộc nhé. Chúc mừng các “trại viên”! 🤩🤩🤩 --- FULBRIGHT LEADERSHIP CAMP 2024: HOW CAN WE PROMOTE A “HEALTHIER” FULBRIGHT?🏕️💪 Nestled along the sun-kissed shores of Mui Ne, Fulbright Leadership Camp 2024 (FLC24), empowered by Student Engagement, was organized from March 22 to March 24. Fifty highly motivated, intellectually curious campers, who are outstanding individuals of the Fulbright community, gathered for this event. The challenge prompt for them was “How can we promote a healthier Fulbright?” With a vision of promoting a healthier Fulbright, FLC24 aims to equip young leaders with the necessary knowledge, skills, and resources to understand different leadership styles and their own, which allows them to communicate better, assess others' needs, and forge productive relationships. It's been an incredible three-day journey filled with intensive training, insightful sessions, and amazing teamwork. By developing and proposing community projects, the campers were one step closer to creating positive impacts on society. Chosen by the judging panel, the owners of our valuable prizes who have the most impressive ideas are: 🥇Winning Team: Chip Chip - with the Pinkwheel project which aimed to promote sex positivity and inclusivity. 🥈1st Runner-up: hetsucbinhtinh - a campaign to establish a comprehensive system of services for Power Naps, enhancing performance and fostering consistent sleep patterns among students. 🥉2nd Runner-up: 4FULFIT - FulMeal Project is a project to encourage Fulbright students not to skip meals through personalized reminders and invaluable cooking tips. Furthermore, the Best Performance award was given to team CHILL-IK for their fantastic performance on Gala Night. With outstanding performance and great unity displayed among members throughout the camp, team Thập Điện Diêm Vương won the Best Teamwork Award. Now, as we eagerly gaze into the future, let's remember that the journey doesn't end here! The winning teams have exciting projects ahead, full of boundless potential and the power to create even greater positive change! 🤩🤩🤩

image

(English below) ✨ LỜI CHÚC NĂM GIÁP THÌN 2024 ✨ Bước sang thềm năm mới Giáp Thìn, Đại học Fulbright Việt Nam xin được gửi đến mọi nhà lời chúc tốt đẹp nhất 🐉 Với trái tim tràn đầy hy vọng hoà cùng niềm vui đầu năm, chúng tôi vô cùng trân trọng sự tin tưởng và hỗ trợ vô giá Fulbright nhận được trong hành trình vừa qua, là động lực hướng đến những điều tuyệt vời sẽ tiếp nối trong năm nay 🌟 Nhân dịp năm Rồng, Fulbright xin kính chúc vạn sự hanh thông, mọi niềm mong thành hiện thực 🌟 --- ✨ HAPPY LUNAR NEW YEAR 2024 ✨ As we step into New Year, the Year of the Dragon, Fulbright University Vietnam would like to extend our best wishes to everyone 🐉 With hearts filled with hope and joy as we embark on the new year, we deeply appreciate the invaluable trust and support Fulbright has received on our journey thus far, serving as motivation towards the wonderful things that will continue in the year ahead 🌟 As the Dragon's year unfolds its tale, Fulbright extends wishes, setting sail. Prosperity's breeze, in every gale, May dreams come true, without fail 🌟

Trang web này sử dụng cookies để cung cấp trải nghiệm người dùng tốt hơn.

Các cookies cần thiết (Essential Cookies) được mặc định và là cơ sở để trang web hoạt động chính xác. Cookies phân tích (Analytics cookies) thu thập dữ liệu ẩn danh để cải thiện và theo dõi website. Cookies hiệu suất (Performance cookies) được sử dụng bởi bên thứ ba để tối ưu hóa các ứng dụng (như video và bản đồ) được tích hợp trong trang web của chúng tôi. Để chấp nhận tất cả cookies, vui lòng bấm vào 'Tôi chấp nhận.'

logo_footer