Tọa đàm với Viện Nghiên cứu Kinh tế Trung ương về tháo gỡ nút thắt tăng trưởng cho vùng Đông Nam bộ và TP.HCM

image

Từng là câu chuyện thành công về phát triển kinh tế và điểm đến lý tưởng của các nhà đầu tư kinh doanh, trong thời gian vừa qua, vùng Đông Nam Bộ (ĐNB) nói chung và TPHCM nói riêng đã bắt đầu thể hiện sự “đuối sức” so với các địa phương khác trong cuộc đua tăng trưởng. Những điều kiện tự nhiên thuận lợi của vùng ĐNB và TPHCM đang dần bị xói mòn và bộc lộ nhiều điểm nghẽn hạn chế khả năng bứt phá như cơ sở hạ tầng xuống cấp, hệ thống giao thông đô thị bị quá tải, ô nhiễm môi trường và liên kết lỏng lẻo với các điểm tăng trưởng khác trong khu vực.

Chiều ngày 8/3, đoàn công tác của Viện Nghiên cứu Kinh tế Trung ương (CIEM) do TS. Nguyễn Đình Cung (nguyên Viện trưởng) dẫn đoàn cùng với các nhà nghiên cứu của viện đã có buổi đến thăm và thảo luận chuyên sâu với các chuyên gia kinh tế ở Fulbright về chủ đề “Thúc đẩy hợp tác, liên kết phát triển vùng kinh tế trọng điểm phía Nam: điểm nghẽn và giải pháp”.

Nghịch lý từ bức tranh ngân sách

Đầu tiên, nói về vị thế của TPHCM nói riêng và vùng kinh tế trọng điểm phía Nam (bao gồm 8 tỉnh và địa phương thuộc Đông và Tây Nam Bộ) so với cả nước, tuy chỉ chiếm 20% dân số nhưng vùng kinh tế phía Nam đóng góp 45% GDP; thu ngân sách chiếm 40% nhưng chi ngân sách chỉ chiếm 20%. Riêng TPHCM có thể được ví như “trụ cột phát triển” của cả vùng, chiếm 42% tổng dân số, 56% vốn đầu tư xã hội, và đóng góp 51% vào GDP của vùng kinh tế trọng điểm phía Nam.

Tỉ lệ ngân sách được giữ lại của các tỉnh ĐNB thấp hơn nhiều so với các địa phương miền Bắc có cùng quy mô kinh tế, ví dụ các tỉnh công nghiệp xung quanh TPHCM như Bình Dương, Đồng Nai chỉ được giữ lại 36% và 47%, trong khi các tỉnh công nghiệp xung quanh Hà Nội như Vĩnh Phúc, Bắc Ninh, Hải Dương có tỉ lệ giữ lại ngân sách lần lượt là 53%, 83%, và 98%. Nói riêng về TPHCM, tuy có tỉ lệ đóng góp ngân sách cao nhưng tỉ lệ giữ lại ngân sách của thành phố đang thấp nhất nước, chỉ là 18%.

Một hệ quả từ tỉ lệ chi ngân sách quá thấp đó là TPHCM và vùng ĐNB thiếu hụt nguồn lực để đầu tư và tái đầu tư nâng cấp hệ thống cơ sở hạ tầng giao thông nội đô và giao thông liên kết. Các tuyến đường cửa ngõ nối liền TPHCM với các khu vực lân cận ở Đông và Tây Nam Bộ luôn trong tình trạng “kẹt cứng” vì ách tắc giao thông làm chi phí sản xuất, dịch vụ và xuất khẩu bị đội lên quá cao, từ đó làm giảm sức cạnh tranh và sự hấp dẫn đối với các nhà đầu tư.

Điều này thể hiện rất rõ qua số liệu thu hút FDI của TPHCM trong những năm gần đây. Tuy được mệnh danh là “thỏi nam châm thu hút vốn đầu tư” của các tỉnh phía Nam, điều đáng lưu ý là quy mô các dự án đầu tư FDI trên địa bàn thành phố ngày càng thu nhỏ so với con số trung bình toàn quốc. Quy mô bình quân một dự án FDI ở vùng kinh tế trọng điểm phía Nam chỉ 10 triệu USD, thấp hơn bình quân cả nước 12,42 triệu USD, nhưng quy mô bình quân một dự án ở TP.HCM thậm chí còn thấp hơn, chỉ 5,56 triệu USD. Thiếu các dự án đầu tư lớn cũng có nghĩa là thành phố không thể thu hút các tập đoàn quy mô lớn, với tri thức quản lý hiện đại để dẫn dắt sự phát triển.

Liên kết vùng lỏng lẻo

Một nút thắt về tăng trưởng khác, theo các chuyên gia Fulbright và CIEM, là TPHCM và vùng kinh tế trọng điểm phía Nam chưa tạo được liên kết với các vệ tinh tăng trưởng xung quanh và chưa tận dụng được mối liên hệ này làm bệ phóng cho sự phát triển của riêng mình và cho toàn khu vực. Gần kề với hai trung tâm công nghiệp chế biến chế tạo lớn ở phía Nam là Bình Dương và Đồng Nai, nhưng TPHCM lại rất yếu kém các dịch vụ phục vụ cho ngành chế tạo sản xuất. Ngành dịch vụ hàng đầu của thành phố là buôn bán bất động sản trong khi dịch vụ logistics (phục vụ chế tạo sản xuất) chỉ xếp thứ 5.

Những thách thức phát triển mà khu vực Đông Nam Bộ và Tây Nam Bộ phải đối diện đòi hỏi biện pháp ứng phó có tính đa ngành và đa địa phương. Ở Đông Nam Bộ, đó là bài toán phát triển kinh tế một cách bền vững, phát triển đi đôi với bảo tồn môi trường sống xanh và sạch. Với vị trí địa lý liền kề nhau, những hoạt động sản xuất công nghiệp ở Bình Dương hay Đồng Nai sẽ ảnh hưởng đến nguồn nước và môi trường của cư dân TPHCM. Trên báo chí cũng đã ghi nhận những con kênh rạch đầu nguồn tại Bình Dương xả thải công nghiệp gây ô nhiễm cho nguồn nước ở hạ nguồn TPHCM. Đối với Tây Nam Bộ, thách thức liên quan đến biến đổi khí hậu, xâm nhập mặn, khai thác tài nguyên thiên nhiên quá mức cần có biện pháp ứng phó chung của toàn khu vực.

Từ những quan sát này, các chuyên gia khuyến nghị nên có một quy hoạch vùng giữ vai trò như một bản đồ gốc, là cơ sở tham chiếu cho quy hoạch ở từng địa phương. Đồng thời, khuyến khích các lãnh đạo địa phương có góc nhìn phát triển trên quy mô vùng để tạo ra những mô hình hợp tác hiệu quả hơn và xây dựng được những hệ thống giao thông, cảng biển, cơ sở dữ liệu thông tin phục vụ cho cả khu vực rộng lớn thay vì ở từng địa phương nhỏ lẻ.

Kết thúc buổi làm việc, TS. Nguyễn Đình Cung đánh giá cao những phản biện chính sách thẳng thắn và khoa học của đội ngũ chuyên gia Fulbright, đồng thời đề nghị hai bên tiếp tục hợp tác trong những dự án nghiên cứu sắp tới trong những chủ đề liên quan đến tăng trưởng của TPHCM nói riêng và vùng kinh tế trọng điểm phía Nam cũng như nền kinh tế quốc gia nói chung.

Quỳnh Chi

Kết nối với chúng tôi

image

Những điều cần biết về chuyên ngành Lãnh đạo & Quản lý 💛💙 Lãnh đạo và Quản lý (LM) là một trong hai chuyên ngành của chương trình Thạc sĩ Chính sách công (MPP) giảng dạy tại Trường Chính sách công và Quản lý Fulbright. Với nền tảng về kinh tế, chương trình giảng dạy của ngành học được trường thiết kế đặc biệt dành cho các cán bộ quản lý tầm trung và cao cấp, thuộc bất cứ ngành nghề nào. Một thế mạnh lớn của trường Fulbright đó là phương pháp sư phạm có khả năng chuyển tải những kiến thức căn bản về phân tích kinh tế cho những người chưa học về kinh tế trong một thời gian ngắn. Khi đi sâu vào học về lãnh đạo và quản lý, người học có thể hội nhập nhanh nhờ nền tảng phân tích kinh tế vững chắc. Tìm hiểu thêm về chương trình Thạc sĩ Chính sách công, chuyên ngành học Lãnh đạo và Quản lý tại: https://fsppm.fulbright.edu.vn/vn/dao-tao/thac-si-chinh-sach-cong-lanh-dao-quan-ly/ --- Trường Chính sách công và Quản lý Fulbright đang tuyển sinh Chương trình Thạc sĩ Chính sách công năm 2024 niên khóa 2024-2026 với 2 chuyên ngành Phân tích Chính sách; và Lãnh đạo và Quản lý. Ứng viên trúng tuyển sẽ nhận được mức học bổng từ 40% - 100% từ Chương trình. 📌Thời hạn ứng tuyển: 12/3 – 09/6/2024 🌟Link ứng tuyển: https://fsppm.fulbright.edu.vn/don-du-tuyen #FulbrightVietnam #ThacsiChinhSachCong #TuyenSinh2024 #Scholarships

image

(English below) ✨ LỜI CHÚC NĂM GIÁP THÌN 2024 ✨ Bước sang thềm năm mới Giáp Thìn, Đại học Fulbright Việt Nam xin được gửi đến mọi nhà lời chúc tốt đẹp nhất 🐉 Với trái tim tràn đầy hy vọng hoà cùng niềm vui đầu năm, chúng tôi vô cùng trân trọng sự tin tưởng và hỗ trợ vô giá Fulbright nhận được trong hành trình vừa qua, là động lực hướng đến những điều tuyệt vời sẽ tiếp nối trong năm nay 🌟 Nhân dịp năm Rồng, Fulbright xin kính chúc vạn sự hanh thông, mọi niềm mong thành hiện thực 🌟 --- ✨ HAPPY LUNAR NEW YEAR 2024 ✨ As we step into New Year, the Year of the Dragon, Fulbright University Vietnam would like to extend our best wishes to everyone 🐉 With hearts filled with hope and joy as we embark on the new year, we deeply appreciate the invaluable trust and support Fulbright has received on our journey thus far, serving as motivation towards the wonderful things that will continue in the year ahead 🌟 As the Dragon's year unfolds its tale, Fulbright extends wishes, setting sail. Prosperity's breeze, in every gale, May dreams come true, without fail 🌟

Trang web này sử dụng cookies để cung cấp trải nghiệm người dùng tốt hơn.

Các cookies cần thiết (Essential Cookies) được mặc định và là cơ sở để trang web hoạt động chính xác. Cookies phân tích (Analytics cookies) thu thập dữ liệu ẩn danh để cải thiện và theo dõi website. Cookies hiệu suất (Performance cookies) được sử dụng bởi bên thứ ba để tối ưu hóa các ứng dụng (như video và bản đồ) được tích hợp trong trang web của chúng tôi. Để chấp nhận tất cả cookies, vui lòng bấm vào 'Tôi chấp nhận.'

logo_footer