Phát triển doanh nghiệp công nghệ để thúc đẩy phát triển kinh tế Việt Nam

image

Chuyên gia kinh tế Nguyễn Xuân Thành, giảng viên Trường Chính sách công và Quản lý Fulbright là diễn giả tại Diễn đàn phát triển doanh nghiệp công nghệ Việt Nam – “Make in Vietnam” do Bộ Thông tin và Truyền thông tổ chức ngày 9/5 vừa qua.

Diễn đàn quốc gia về doanh nghiệp công nghệ đầu tiên này đặt vấn đề thúc đẩy các doanh nghiệp công nghệ trong nước trở thành một động lực để tạo đột phá trong phát triển kinh tế, đưa Việt Nam thoát khỏi bẫy thu nhập trung bình và trở thành một nước phát triển. Các doanh nghiệp công nghệ ở đây bao gồm những công ty khởi nghiệp sáng tạo (start-up), các công ty tư vấn, chuyển giao công nghệ và nhóm các doanh nghiệp truyền thống nhưng có nhiều nguồn lực và muốn chuyển hướng phát triển sang lĩnh vực công nghệ.

Cơ hội với nền kinh tế thu nhập trung bình

Trong bài trình bày tại phiên thảo luận có chủ đề “Doanh nghiệp công nghệ giúp Việt Nam thoát khỏi bẫy thu nhập trung bình”, chuyên gia Nguyễn Xuân Thành cho hay, tăng trưởng nhanh trong dài hạn là chìa khoá để thoát nghèo và bẫy thu nhập trung bình.

Chuyên gia Kinh tế Nguyễn Xuân Thành – Ảnh: Tạp chí Công nghệ thông tin và Truyền thông

Trong 30 năm qua từ 1987 đến 2017, Việt Nam là nền kinh tế tăng trưởng nhanh thứ hai ở châu Á (chỉ sau Trung Quốc) với tốc độ tăng trưởng bình quân 6,7%/năm. Các nền kinh tế thoát bẫy thu nhập trung bình đều duy trì được tốc độ tăng trưởng cao liên tục trong khoảng thời gian từ 30 năm trở lên.

Trong giai đoạn tăng trưởng nhanh nhất của mình, Hàn Quốc (1965-1995) và Singapore (1964-1994) có tốc độ tăng GDP lần lượt là 9,5% và 9,2%/năm, còn Trung Quốc (1981-2011) là 10,2%. Thái Lan cũng đã từng tăng trưởng 7,8%/năm trong giai đoạn 1965-1995 còn Malaysia Indonesia là cùng 7,4%/năm từ 1967 đến 1997. Vậy, con số 6,7%/năm của Việt Nam trong 30 năm từ 1987 đến 2017 lại là kém ấn tượng.

Con đường phát triển của các nước từ thu nhập thấp đến trung bình đến cao là chuyển kinh tế từ việc dựa vào nhân tố (tài nguyên, lao động rẻ và ổn định chính trị, ổn định vĩ mô, y tế và giáo dục cơ bản) tới dựa vào hiệu quả (giáo dục đại học, thị trường hàng hoá – lao động – tài chính) rồi tới công nghệ và đổi mới với quãng thời gian đến 50 năm. Hiện nay, Việt Nam đang chuyển dịch nền kinh tế từ cạnh tranh dựa vào nhân tố hướng tới cạnh tranh dựa vào hiệu quả.

Theo ông Nguyễn Xuân Thành, các nước đang phát triển hiện nay không nhất thiết phải theo trình tự trên. Trung Quốc và Ấn Độ đang trở thành các nền kinh tế dựa vào công nghệ và đổi mới bằng việc phát triển các doanh nghiệp công nghệ của mình. Nếu theo trình tự truyền thống thì Việt Nam có thể mất thêm 50 năm nữa nhưng nếu tập trung vào doanh nghiệp công nghệ, quá trình này chỉ kéo dài trong khoảng 20 năm.

Ông Thành cho hay, xu hướng toàn cầu hiện nay đó là sự đi lên và chiếm ưu thế của các doanh nghiệp công nghệ. Có thể xem đây là cơ hội đối với các nền kinh tế thu nhập trung bình khi tự động hoá và trí tuệ nhân tạo có thể giúp tăng năng suất lao động ở các nền kinh tế thu nhập trung bình lên 0,8-1,4%/năm từ nay cho đến 2030.

“Trong 10 năm trở lại đây, các doanh nghiệp công nghệ đã đóng góp từ 10 – 15% trong cơ cấu GDP. Tốc độ tăng trưởng của các doanh nghiệp công nghệ thường gấp 2,5 lần tốc độ tăng trưởng GDP bình quân. Các doanh nghiệp công nghệ có thể giúp các nước thu nhập trung bình gia tăng năng suất lao động từ 0,8 – 1,4% cũng như gia tăng đáng kể tốc độ phát triển kinh tế” – ông Thành dẫn các số liệu tính toán gần đây.

Hơn nữa, các doanh nghiệp công nghệ đã chiếm vị trí chủ đạo trong việc thúc đẩy tăng trưởng, quyết định năng lực cạnh tranh quốc tế.

“Nếu có được các doanh nghiệp công nghệ, ta sẽ có một nền kinh tế hướng vào đổi mới”, chuyên gia Fulbright cũng lưu ý xu hướng phát triển của các doanh nghiệp công nghệ trên thế giới hiện nay không phải là sự trỗi dậy của các doanh nghiệp đơn lẻ mà là sự đi lên của cả một cụm ngành đổi mới, ở đó có sự tập trung về mặt địa lý của nhiều doanh nghiệp công nghệ cùng với những tổ chức hỗ trợ và liên quan, được kết nối với nhau bởi các giá trị chung và sự tương hỗ nhắm thúc đẩy đổi mới, sáng tạo.

Một chi tiết thú vị mà ông Nguyễn Xuân Thành chia sẻ tại phiên thảo luận đó là doanh nghiệp công nghệ Việt Nam đã trở thành điểm ngắm của các nhà đầu tư quốc tế. Dẫn nguồn khảo sát từ Bain&Company (2018) điều tra các quỹ đầu tư mạo hiểm và đầu tư cổ phần tư nhân, chuyên gia cho biết, trong năm 2018-2019, Singapore vẫn là trung tâm nhưng những cụm ngành đổi mới đang hình thành trong khu vực Đông Nam Á. Theo đó, Indonesia và Việt Nam là điểm ngắm của các nhà đầu tư quốc tế (Việt Nam chiếm 39%, Indonesia chiếm 49%).

4 nhân tố thúc đẩy

Tuy nhiên, thách thức để phát triển được các doanh nghiệp công nghệ là chính sách của các quốc gia, làm sao thu hút được sự hội tụ của các doanh nghiệp trở thành một cụm ngành (cluster), tập trung tại một vị trí địa lý và không phải là chỉ trong một lĩnh vực, một ngành hẹp.

Chuyên gia từ Fulbright Việt Nam cho rằng cần chú ý tới 4 nhân tố gồm: nhân lực, cơ sở hạ tầng cho phát triển công nghệ, thị trường tài chính và khung chính sách điều tiết các hoạt động công nghệ mới.

Điều kiện cầu (thị trường nội địa từ sức cầu cá nhân, doanh nghiệp và nhà nước, thị trường nước ngoài mở rộng nhờ các hiệp định thương mại thế hệ mới), Bối cảnh cạnh tranh (môi trường kinh doanh cạnh tranh với ít rào cản, doanh nghiệp công nghệ start-up tạo công nghệ mới, doanh nghiệp đã phát triển thâu tóm công nghệ mới và mở rộng quy mô ứng dụng) và Thể chế hỗ trợ.

 “Chúng ta nói nhiều đến nhân lực trong đó làm thế nào để đổi mới về kỹ năng tiếng Anh, kỹ năng IT, ICT từ trường đại học. Kinh nghiệm trong thời gian gần đây cho thấy những người có kỹ năng ngôn ngữ, IT, công nghệ lại không có được từ trường học mà lại là học được từ trên mạng, qua các chương trình của những doanh nghiệp tư nhân và startup tạo ra. Trong khi đó, nguồn lực của nhà nước để xây dựng những chương trình cho cả trường phổ thông đến đại học lại không thành công”, ông Nguyễn Xuân Thành nêu ví dụ.

Làm sao nguồn lực của nhà nước có thể lập ra quỹ để đầu tư cho doanh nghiệp công nghệ mà trong thời gian dài là lỗ?

Hệ thống giáo dục – đào tạo cần mang tính mở để cho phép từng cá nhân, sinh viên, phổ thông tự tìm kiếm, tự đăng ký học ở các chương trình trên mạng, đăng ký những chương trình đào tạo của các công ty startup về giáo dục. Những chứng chỉ này được các trường phổ thông, đại học công nhận.

Rào cản hiện nay là các trường bị ràng buộc bởi chương trình cứng nhắc, áp đặt từ trên xuống mà chưa được tự do để họ liên kết với các doanh nghiệp công nghệ hay thậm chí cho phép học sinh, sinh viên học ở bên ngoài rồi được trường công nhận. Cơ chế hiện nay bắt học sinh sinh viên học theo chương trình cứng nhắc của trường rồi để có kỹ năng thực sự lại phải ra ngoài học.

“Do đó chính sách nên để cho sinh viên tự học và việc tự học đấy của họ được công nhận và các trường cũng tự chủ động”, ông khuyến nghị.

Về cơ sở hạ tầng, việc đầu tư các khu công nghệ cao có thể khả thi và sẽ kích hoạt sự phát triển các doanh nghiệp công nghệ theo hướng cụm ngành đổi mới, nhưng nhà nước chỉ nên đóng phải cho là người làm quy hoạch mang tính chiến lược, còn nhà đầu tư cơ sở hạ tầng rồi đúng ra thu hút doanh nghiệp công nghệ nên để cho khu vực tư nhân.

Chuyên gia Fulbright cũng lưu ý một đặc điểm của doanh nghiệp startup công nghệ đó là lỗ triền miên trong thời gian dài, ngoại trừ một số ít doanh nghiệp đã thành công ngay từ đầu với quy mô lớn.

“Như vậy làm sao nguồn lực của nhà nước có thể lập ra quỹ để đầu tư cho doanh nghiệp công nghệ mà trong thời gian dài là lỗ? Doanh nghiệp công nghệ startup được tài trợ từ các quỹ đầu tư mạo hiểm và quỹ đầu tư vốn cổ phần”, ông phân tích.

Vì vậy, trong nỗ lực phát triển thị trường vốn, Việt Nam cần có khung chính sách thông thoáng cho các quỹ đầu tư mạo hiểm và quỹ đầu tư vốn cổ phần. Về quản lý doanh nghiệp, chính sách cũng cần theo hướng tự do hóa cao hơn để thúc đẩy hoạt động mua bán, sáp nhập của các doanh nghiệp công nghệ.

“Doanh nghiệp Việt Nam cũng có ý tưởng nhưng không lớn lên được một phần là không nhận được tài trợ. Do đó, anh không chịu được khả năng trong giai đoạn đầu là đốt tiền để giành được thị phần, chứng tỏ công nghệ”, chuyên gia phân tích thực trạng doanh nghiệp công nghệ start up của Việt Nam hiện nay.

Những rào cản chính sách hiện nay về quản lý doanh nghiệp và thị trường vốn buộc rất nhiều các doanh nghiệp công nghệ startup của Việt Nam tìm đường sang Singapore.

Hiện nay, doanh nghiệp công nghệ gồm hai nhóm: các doanh doanh nghiệp công nghệ mang tính startup, đi lên từ nhỏ bé và các doanh nghiệp lớn hoặc thành công trong lĩnh vực khác bây giờ chuyển sang công nghệ. Theo chuyên gia Nguyễn Xuân Thành, Nhà nước phải thiết kế chính sách dành cho cả hai nhóm này.

“Với những nhóm startup có quy mô nhỏ, rủi ro cao, theo tôi, Nhà nước không trực tiếp đầu tư nguồn lực mà khuyến khích bằng chính sách thuế”, ông gợi ý. Hiện nay, doanh nghiệp đầu tư cho R&D có thể được khấu trừ thuế nhưng để được hưởng thì chi phí làm thủ tục và đi xin tính ra không đáng để làm.

Doanh nghiệp công nghệ cần nguồn nhân lực trình độ cao. Nhân lực này có mức lương cao, nhưng với mức thuế suất thuế thu nhập cá nhân quá lũy tiến hiện nay thì làm triệt tiêu khả năng tuyển dụng họ hay tuyển dụng họ những đăng ký lao động ở Singapore.

Ông Thành cho rằng: “doanh nghiệp công nghệ (technology company) là một doanh nghiệp tạo ra công nghệ mới rồi hoặc sử dụng công nghệ mới này làm nền tảng chính yếu cho hoạt động kinh doanh của mình hay bán công nghệ mới này cho các doanh nghiệp khác”.

Bởi vậy, việc chúng ta cố đưa ra một khung pháp lý để gán những doanh nghiệp mới này vào mô hình kinh doanh cũ là không thể khả thi. Cần phải coi các doanh nghiệp này là một hoạt động kinh tế mới và nhà nước nên xây dựng một khung pháp lý để điều chỉnh loại hình mới này.

Đại học Fulbright Việt Nam

*Bài viết từ Diễn đàn phát triển doanh nghiệp công nghệ Việt Nam

Kết nối với chúng tôi

image

Cùng lắng nghe những cảm nhận, chia sẻ từ các lãnh đạo cấp cao của TP. Hồ Chí Minh, TP. Đà Nẵng, Tỉnh Thừa Thiên Huế và Tỉnh Đồng Tháp, tham dự Tọa đàm Chính sách Cấp cao - Lãnh đạo Quản trị Tài sản công trong kỷ nguyên số trong 2 ngày 16 & 17/3 vừa qua tại Đà Nẵng. Tọa đàm được đồng tổ chức bởi Trường Chính sách công và Quản lý Fulbright (FSPPM), Ngân hàng Thế giới (World Bank) và Tổng cục Kinh tế Liên bang Thụy Sĩ (SECO). --- Trường Chính sách công và Quản lý Fulbright đang tuyển sinh Chương trình Thạc sĩ Chính sách công năm 2024 niên khóa 2024-2026 với 2 chuyên ngành Phân tích Chính sách; và Lãnh đạo và Quản lý. Ứng viên trúng tuyển sẽ nhận được mức học bổng từ 40% - 100% từ Chương trình. 📌Thời hạn ứng tuyển: 12/3 – 09/6/2024 👉Link ứng tuyển: https://fsppm.fulbright.edu.vn/don-du-tuyen #FulbrightVietnam #ThacsiChinhSachCong #TuyenSinh2024 #Scholarships

image

(English below) ✨ LỜI CHÚC NĂM GIÁP THÌN 2024 ✨ Bước sang thềm năm mới Giáp Thìn, Đại học Fulbright Việt Nam xin được gửi đến mọi nhà lời chúc tốt đẹp nhất 🐉 Với trái tim tràn đầy hy vọng hoà cùng niềm vui đầu năm, chúng tôi vô cùng trân trọng sự tin tưởng và hỗ trợ vô giá Fulbright nhận được trong hành trình vừa qua, là động lực hướng đến những điều tuyệt vời sẽ tiếp nối trong năm nay 🌟 Nhân dịp năm Rồng, Fulbright xin kính chúc vạn sự hanh thông, mọi niềm mong thành hiện thực 🌟 --- ✨ HAPPY LUNAR NEW YEAR 2024 ✨ As we step into New Year, the Year of the Dragon, Fulbright University Vietnam would like to extend our best wishes to everyone 🐉 With hearts filled with hope and joy as we embark on the new year, we deeply appreciate the invaluable trust and support Fulbright has received on our journey thus far, serving as motivation towards the wonderful things that will continue in the year ahead 🌟 As the Dragon's year unfolds its tale, Fulbright extends wishes, setting sail. Prosperity's breeze, in every gale, May dreams come true, without fail 🌟

Trang web này sử dụng cookies để cung cấp trải nghiệm người dùng tốt hơn.

Các cookies cần thiết (Essential Cookies) được mặc định và là cơ sở để trang web hoạt động chính xác. Cookies phân tích (Analytics cookies) thu thập dữ liệu ẩn danh để cải thiện và theo dõi website. Cookies hiệu suất (Performance cookies) được sử dụng bởi bên thứ ba để tối ưu hóa các ứng dụng (như video và bản đồ) được tích hợp trong trang web của chúng tôi. Để chấp nhận tất cả cookies, vui lòng bấm vào 'Tôi chấp nhận.'

logo_footer