Tin Tức

Những tỉnh thức thấu cảm từ điện ảnh Đài Loan

image

Hội thảo bàn tròn với chủ đềChuyển biến của hạt nhân hội toàn cầu: Nghĩ về gia đình qua điện ảnh Đài Loan” do Đại học Fulbright Việt nam phối hợp tổ chức cùng chương trình Gặp gỡ mùa Thu đã tiết lộ nhiều góc nhìn học thuật phong phú đặc sắc về các tác phẩm điện ảnh ghi dấu ấn sâu đậm trong lòng những tín đồ nhiệt thành lẫn nền điện ảnh khu vực thế giới.   

Trước thềm sự kiện chính thức diễn ra vào thứ Bảy ngày 12/11 tại khuôn viên Đại học Fulbright Việt Nam, công chúng, giới làm phim, các nhà phê bình và nghiên cứu tham gia hội thảo đã có dịp thưởng thức trên màn ảnh rộng ba tác phẩm điện ảnh vốn được xem là kinh điển và là đại diện tiêu biểu cho nền điện ảnh Đài Loan. Đó là “Luyến luyến phong trần” (Dust in the Wind; 1986) của đạo diễn Hầu Hiếu Hiền, “Thiếu niên Na tra” (The Rebels of the Neon God; 1992) của Thái Minh Lượng, và “Ẩm thực nam nữ” (Eat Drink Man Woman; 1994) của Lý An. Được trình chiếu tại rạp CGV chi nhánh Crescent Mall (quận Bảy, TP. HCM), đây tựa như một bản dạo đầu ý nhị, một lời đề tựa khiêm tốn cho những vấn đề sâu sắc sắp sửa được trình bày tại hội thảo.

Với 13 bài tham luận từ các học giả đến từ Đài Loan, Hoa Kỳ và Việt Nam, hội thảo bàn tròn đã khai mở, phân tích, và biểu đạt nhiều vấn đề đa diện của gia đình đương đại thông qua lăng kính đặc thù của bộ môn nghệ thuật thứ bảy. Dẫu mang bối cảnh con người, lịch sử, văn hóa và xã hội Đài Loan, nhưng các tác phẩm điện ảnh được luận bàn tại hội thảo đều chất chứa những nỗi niềm thấu cảm mang tính nhân văn và kết nối toàn cầu, đòi hỏi những giải pháp khả thi để củng cố lại gia đình với tư cách là hạt nhân của xã hội.

Biểu hiện phân rã, phản kháng, và phá vỡ khuôn phép trật tự xã hội 

Giáo sư John Hutnyk (Đại Học Tôn Đức Thắng) trình bày bài tham luận “What might we learn from the family portrait as prisonscape?”

Trong tiểu luận “Ngục cảnh: Những cảnh tượng từ biên giới tù đày” (Prisonscapes: Scenes from the Carceral Frontier; 2016), học giả Dana Greeen giải thích: “Những ngục cảnh, một từ mà tôi đặt ra để kết nối truyền thống nghệ thuật của hình tượng phong cảnh với mục đích của tôi nhằm đặt tù ngục vào trong bối cảnh vật chất và địa lý, từ đó hé lộ ra những sự thật bị che dấu, thách thức những huyền thoại, và lót đường cho những sự tỉnh thức chính trị – xã hội mang tính thông hiểu, thấu cảm.” Dựa vào đó, tham luận của Giáo sư John Hutnyk đến từ Đại học Tôn Đức Thắng đã hé lộ đến người xem một bức chân dung gia đình vốn đặt các thành viên vào tư thế tĩnh tại, bất động trước ống kính có thể thấy nó như một ngục cảnh vĩnh viễn kìm giữ những thành viên gia đình ấy trong một trật tự thứ bậc bất biến lúc bức ảnh được chụp. Tuy nhiên, nếu ta nhìn kỹ từ khuôn mặt, trang phục hay tư thế của mỗi người trong số họ trên nền tảng thời gian đông đặc đó, ta có thể đọc ra được những khía cạnh tích cực và tiêu cực mà những con người trong tư thế bất động ấy đang trình hiện hay che dấu.

Diễn giải của Tiến sĩ Hồ Khánh Vân (Đại học Khoa học xã hội và Nhân văn TP. HCM) về các bộ phim của đạo diễn Thái Minh Lượng đã chỉ ra điểm nhìn của nhà làm phim về sự phân rã của các quan hệ gia đình từ viễn cảnh hiện sinh, biến các thành viên trong gia đình thành những sinh vật cô lập hay những con người cô đơn. Theo Tiến sĩ Khánh Vân, Thái Minh Lượng hiểu biết sinh thể người không phải như một sinh thể xã hội bị điều kiện hoá và tác thành bởi những tiêu chuẩn hay quy ước mang tính cộng đồng, mà là một sinh thể người với sự tự do cố hữu của nó.  Điều này rõ ràng dẫn đến việc hình thành những nhân vật nổi loạn, phản kháng quy ước, phá vỡ bất kỳ một khuôn phép gia đình hay xã hội nào sẵn có trong các bộ phim của ông. 

Cái nhìn hướng nội trước những đổi thay hội 

Thường được nhận diện như một bán-tự-truyện của Hầu Hiếu Hiền, phim “Đồng niên cố sự” (A Time to Live, a Time to Die; 1985) là một hành trình ngược về thời thơ ấu của đạo diễn để tìm lại “bản lai diện mục” của một con người và để tái cấu trúc sự trưởng thành của con người ấy như một hệ quả chịu sự tác động bởi những môi trường lịch sử, xã hội – văn hóa, chính trị cụ thể. Theo cô Nguyễn Khắc Ngân Vi (Đại học Phục Đán – Thượng Hải, Trung Quốc), những cú máy hướng ngoại không chỉ thể hiện những điểm nhìn khác nhau của những nhân vật trong phim, mà còn là cái nhìn hướng nội mang tính chủ quan của đạo diễn.     

Nguyễn Khắc Ngân Vi, Đại Học Phục Đán (Thượng Hải, Trung Quốc) trình bày tham luận “A time to live, a time to die của Hầu Hiếu Hiền: Cú máy hướng ra ngoài, điểm nhìn trở vào trong”

Theo hướng đó, thành viên của một gia đình chuyển dời xuyên biên giới có thể nhận ra mình dễ dàng bị tổn thương trong điều kiện xuyên văn hóa khi phải đối mặt với hòa nhập và tái hoà nhập văn hóa, với những cú sốc văn hóa ngược và những khủng hoảng căn tính tạm thời, như được trình hiện trong phân tích của Tiến sĩ Nguyễn Thị Diệu Linh (Đại học Sư phạm Hà Nội) về bộ phim “Cô gái Mỹ” (American Girl; 2021) của đạo diễn Feng-I Fiona Roan.  

Tiến sĩ Nguyễn Thị Diệu Linh, Đại Học Sư Phạm Hà Nội, trình bày tham luận “Tốt hơn có phải là khác biệt? Bản sắc và gia đình trong bộ phim Đài Loan“Cô gái Mỹ”

Thông qua việc phân tích hai bộ phim Việt Nam (“Thưa Mẹ con đi”; 2019) và Đài Loan (“Ẩm Thực Nam Nữ” – Eat Drink Man Woman; 1994), học giả Hoàng Dạ Vũ (Đại học Sân khấu Điện ảnh Hà Nội) đã chỉ ra những rạn nứt của mô hình gia đình truyền thống hiển lộ tính không vững chắc, việc đảo lộn của những giá trị cũ, cũng như nhu cầu thay thế những giá trị lỗi thời bằng những giá trị mới. Do mô hình gia đình cũ của nhiều thế hệ dưới cùng một mái nhà trở nên không còn phù hợp với đời sống hiện đại, nó buộc phải tự chuyển hoá, phá vỡ bản thân nó thành những đơn vị nhỏ hơn, với những giá trị cốt tủy như “tự do” và “hạnh phúc” phải được tuỳ chỉnh lại để đáp ứng được những đòi hỏi đặc thù của thời đại. Thái độ tương kính phải được tất cả các thành viên thực hành để tạo ra những quan hệ hài hòa trong gia đình.  

Gia đình trong ngoài hội 

Giáo sư Chiang Mei-hsuan (Đại học Nghệ thuật Quốc gia Đài Bắc) và Tiến sĩ Lê Ngọc Phương (Đại học Khoa học xã hội và Nhân văn TP. HCM) đã tìm được điểm chung khi cả hai bàn về quan hệ gia đình, đặc biệt là quan hệ cha – con trong bối cảnh tối tăm của thế giới băng đảng. Dựa trên tác phẩm điện ảnh kinh điển nhưng thường bị lãng quên “Dust of Angels” (1992), Giáo sư Chiang tìm hiểu việc xử lý của gia đình qua thể loại phim về băng đảng, và thậm chí còn tiến xa hơn khảo sát gia đình trong bối cảnh của Đài Loan sau khi tháo bỏ thiết quân luật năm 1987. Theo lời Giáo sư, loại phim băng đảng sản xuất vào cuối thập niên 1980 và trong thập niên 1990 đã “nắm bắt được sự chuyển biến xã hội nhanh chóng và những hệ quả của việc hiện đại hoá đô thị ở Đài Loan hậu thiết quân luật.”    

Giáo sư Mei-Hsuan Chiang, Đại Học Nghệ Thuật Quốc Gia Đài Bắc trình bày tham luận “Family and identity crisis in Taiwan’s post-martial-law gangster films”

Theo cùng một hướng, Tiến sĩ Phương tập trung vào phim “Dương quang phổ chiếu” (A Sun; 2019) của Chung Mong-hong, và tin là bộ phim có thể giúp chúng ta hiểu rõ hơn về bạo lực xã hội, tội phạm, trầm cảm và tự tử mà giới trẻ phải đối mặt. Một lần nữa, khi được đặt trong những điều kiện thô bạo, gia đình đóng vai trò quan trọng của một nơi ẩn náu, bảo bọc và giúp đỡ những thành viên của nó chống lại bạo lực và những hiểm họa chết người.  

Bàn ăn quả nhiên nổi lên như một trong những điểm nhấn trong nhiều phim được phân tích trong hội thảo. Với tư cách là nơi để các thành viên trong nhà ngồi lại với nhau, nơi mà cả hai mặt của cùng một đồng xu, ví như bi thương và hoan lạc, xung đột và nhất trí, bất toàn và hoàn hảo, được hiển lộ, bàn ăn trình hiện cấu trúc gia đình trong những điều kiện không ngừng chuyển biến của nó, như thể những cấu trúc khiếm khuyết, hoán đổi, dung hợp, luôn sẵn sàng để tái cấu trúc và hoàn thiện chính nó.  

Qua việc tìm hiểu bộ ba phim “Thôi thủ” (Pushing Hands; 1991), “Hỷ Yến” (The Wedding Banquet; 1993), và “Ẩm Thực Nam Nữ” (Eat Drink Man Woman; 1994) của Lý An, Tiến sĩ Phan Thu Vân (Đại học Sư phạm TP. HCM) đã đề xuất ba cấu trúc gia đình kịch tính của nhà làm phim. Ba cấu trúc đòi hỏi mọi người liên quan trò chuyện với nhau và hướng đến một cân bằng mới trong gia đình họ sống. Tương tự, Giáo sư Chang-min Yu (Đại học Quốc gia Đài Loan) cũng nhận ra tính chất biểu tượng của bàn ăn trong phim “Bi tình thành thị” (A City of Sadness; 1989) của Hầu Hiếu Hiền.   

Huỳnh Quốc Cường, Đại Học Sư Phạm TP. HCM, trình bày tham luận “Ý nghĩa của xung đột và phương thức hoà giải trong điện ảnh đề tài đồng tính (trường hợp “Hỷ yến” của đạo diễn Lý An)”

Cuối cùng, cũng tập trung vào phim “Hỷ Yến” của Lý An, tham luận của hai tác giả Huỳnh Quốc Cường và Chou Kiệt Hoàng (Đại học Sư phạm TP. HCM) cũng nhấn mạnh những xung đột không tránh được, có gốc rễ trong những góc nhìn khác biệt về giới và những sự hoà giải tiềm năng để vượt qua chúng.  

Rõ ràng, những vấn đề về giới đã trở nên cấp bách và chiếm một vị trí quan trọng trong nhiều tham luận. Khảo sát từ viễn cảnh mỹ học lệch chuẩn, sự phản kháng của quyền bình đẳng giới chống lại vai trò khuôn mẫu của Nho giáo về giới được thực hành trong gia đình truyền thống nay được nhìn nhận phổ quát và trình bày rõ ràng trong tham luận của Tiến sĩ Đào Lê Na (Đại học Khoa học xã hội và Nhân văn TP. HCM).  

Tiến sĩ Đào Lê Na, Đại Học Khoa Học Xã Hội & Nhân Văn TP. HCM, trình bày tham luận “Sự kháng cự của mỹ học lệch chuẩn (queer aesthetics) đối với ảnh hưởng của Nho giáo tại Việt Nam và Đài Loan qua trường hợp “Thưa mẹ con đi” và “Gửi người yêu cũ”.

Phân tích hai bộ phim “Small Talk” của Huang Hui-chen (2016) và “Cloudy” (2017) của Wang Ming-tai, các tác giả Trần Ngọc Hiếu và Vũ Thị Kiều Chinh (Đại học Sư phạm Hà Nội) nhắc chúng ta rằng định kiến giới có thể xảy ra như chuyển động hai chiều trong quan hệ giữa cha mẹ và con cái, và những định kiến này phải được xoá bỏ bằng sự thấu cảm, thông hiểu lẫn nhau và tinh thần bao dung, độ lượng.  

Phần tham luận “Thế Giới Tuổi Già Từ Trải Nghiệm Của Nữ Giới: Một Phân Tích Về Sự Trình Hiện Về Người Mẹ Trong Qua Hai Bộ Phim Đài Loan – “Small Talk” (Hui-Chen Huang, 2016) và “Cloudy” (Ming-Tai Wang, 2017)” của Trần Ngọc Hiếu; Vũ Thị Kiều Chinh, Đại Học Sư Phạm Hà Nội.

Lời kết

Hành trình dài nhằm tìm hiểu Đài Loan những nền tảng hội, lịch sử, văn hóa của (bao gồm cả văn học điện ảnh) vẫn còn mở raphía trước, hội thảo này thể được xem sự khởi đầu tốt lành, sẽ còn tiếp tục phát triển hơn nữa để Đại học Fulbright Việt Nam nói riêng, nền điện ảnh Việt Nam nói chung, đi đến những hợp tác quốc tế khác trong tương lai.

Tiến sĩ Nguyễn Nam, Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu Việt Nam, Đại học Fulbright Việt Nam, phát biểu tại sự kiện.

Đạo diễn, nhà biên kịch Phan Đăng Di.

Chủ nhiệm Văn phòng Kinh tế và Văn hóa Đài Bắc tại Thành phố Hồ Chí Minh, ông Hank Han, phát biểu khai mạc hội thảo.

Kết nối với chúng tôi

facebook

(English below) ASEAN SOCIAL IMPACT PROGRAM 2023 - VÌ MỘT “HÀNH TINH” KHỎE MẠNH HƠN Chương trình ASEAN Social Impact Program 2023 - ASIP (Tác động xã hội ASEAN) đã chính thức khép lại với phần trình bày ý tưởng của các đội thi. Trước ban giám khảo và các nhà tài trợ tài năng...

image

(English below) ✨ LỜI CHÚC NĂM GIÁP THÌN 2024 ✨ Bước sang thềm năm mới Giáp Thìn, Đại học Fulbright Việt Nam xin được gửi đến mọi nhà lời chúc tốt đẹp nhất 🐉 Với trái tim tràn đầy hy vọng hoà cùng niềm vui đầu năm, chúng tôi vô cùng trân trọng sự tin tưởng và hỗ trợ vô giá Fulbright nhận được trong hành trình vừa qua, là động lực hướng đến những điều tuyệt vời sẽ tiếp nối trong năm nay 🌟 Nhân dịp năm Rồng, Fulbright xin kính chúc vạn sự hanh thông, mọi niềm mong thành hiện thực 🌟 --- ✨ HAPPY LUNAR NEW YEAR 2024 ✨ As we step into New Year, the Year of the Dragon, Fulbright University Vietnam would like to extend our best wishes to everyone 🐉 With hearts filled with hope and joy as we embark on the new year, we deeply appreciate the invaluable trust and support Fulbright has received on our journey thus far, serving as motivation towards the wonderful things that will continue in the year ahead 🌟 As the Dragon's year unfolds its tale, Fulbright extends wishes, setting sail. Prosperity's breeze, in every gale, May dreams come true, without fail 🌟

Trang web này sử dụng cookies để cung cấp trải nghiệm người dùng tốt hơn.

Các cookies cần thiết (Essential Cookies) được mặc định và là cơ sở để trang web hoạt động chính xác. Cookies phân tích (Analytics cookies) thu thập dữ liệu ẩn danh để cải thiện và theo dõi website. Cookies hiệu suất (Performance cookies) được sử dụng bởi bên thứ ba để tối ưu hóa các ứng dụng (như video và bản đồ) được tích hợp trong trang web của chúng tôi. Để chấp nhận tất cả cookies, vui lòng bấm vào 'Tôi chấp nhận.'

logo_footer