Tin Tức

Làm thế nào để sống sót qua Kỷ Nhân sinh?

image

Trong khuôn khổ chuỗi hội thảo do Trường Chính sách Công và Quản lý Fulbright (FSPPM) phối hợp với Chương trình Cử nhân ĐH Fulbright (Fulbright Undergraduate Studies) tổ chức nhằm thảo luận những vấn đề lớn mà thế giới đang phải đối mặt cùng với các khuyến nghị chính sách đi kèm, mới đây FSPPM đã chủ trì hội thảo trực tuyến về chủ đề “Climate and Civilization: Surviving the Anthropocene” (tạm dịch Khí hậu và Nền văn minh: Sống sót qua Kỷ Nhân sinh) dành riêng cho đội ngũ giảng viên của chương trình cử nhân và thạc sĩ tại Đại học Fulbright Việt Nam.

Trong nhiều năm trở lại đây, giới khoa học bắt đầu sử dụng thuật ngữ Anthropocene, tạm dịch là Kỷ Nhân sinh, để mô tả thời kỳ gần đây nhất trong lịch sử Trái Đất khi hoạt động của con người bắt đầu có tác động đáng kể đến khí hậu và hệ sinh thái của hành tinh. Từ Anthropocene có nguồn gốc từ tiếng Hy Lạp (anthropo, nghĩa là “con người” và cene có nghĩa là “mới”), được đề xuất bởi nhà hóa học khí quyển đoạt giải Nobel Paul Crutzen và đồng nghiệp của ông, nhà sinh vật học Eugene Stoermer vào năm 2000 để mô tả điều mà ông và một số nhà khoa học khác coi là một kỷ nguyên mới trong lịch sử thế giới. Kỷ Nhân sinh không có điểm khởi đầu chính xác, nhưng một giả thuyết phổ biến cho rằng nó được tính từ cuối thế kỷ 18 với sự bắt đầu của cuộc Cách mạng Công nghiệp. Dù là giả thuyết nào đi nữa, điều không thể phủ nhận là Kỷ Nhân sinh được đặc trưng bởi sự thay đổi vĩnh viễn của cảnh quan thiên nhiên và thế giới tự nhiên dưới bàn tay con người, một sự thay đổi không thể đảo ngược.

Các giảng viên của chương trình cử nhân và thạc sĩ tại Đại học Fulbright Việt Nam, đồng thời cũng là những nhà nghiên cứu trong lĩnh vực liên quan đến môi trường và biến đổi khí hậu, đã chia sẻ kiến thức về mối quan hệ giữa khí hậu và các nền văn minh con người, và các vấn đề nổi lên trong Kỷ Nhân sinh như biến đổi khí hậu và sự nóng lên toàn cầu. Các giảng viên cũng thảo luận về các mô hình/thực tiễn tốt trong chính sách ứng phó với vấn đề biến đổi khí hậu trên toàn thế giới và các khuyến nghị chính sách cho Việt Nam. Hội thảo trực tuyến này nhằm chuẩn bị cho chuỗi hội thảo về chủ đề “Những thách thức lớn” dự kiến ​​bắt đầu vào tháng 12 tại Đại học Fulbright Việt Nam.

Tiến sĩ Lê Thái Hà

Trong bài trình bày tổng quan về hội thảo, TS. Lê Thái Hà, Giám đốc Nghiên cứu và Giảng viên cao cấp của FSPPM, đưa ra những dẫn chứng về tác động của con người đối với bề mặt của Trái đất. Bản đồ của nhà khoa học dữ liệu Hannah Ker phác thảo mức độ tác động của con người đối với các hệ sinh thái trên đất liền cho thấy gần 95% bề mặt Trái đất đã bị con người làm thay đổi. Bản đồ này được phác thảo dựa trên bộ dữ liệu của Trung tâm Dữ liệu kinh tế xã hội và Ứng dụng của NASA (SEDAC) về tác động của con người lên Trái đất trong đó chỉ ra mức độ tác động của 13 yếu tố được chia thành 5 nhóm: định cư của con người, nông nghiệp, giao thông vận tải, khai khoáng và sản xuất năng lượng, cơ sở hạ tầng điện. Biến đổi khí hậu chính là hệ quả lớn lao của những tác động đó. Thập kỷ 2011-2020 là thập kỷ ấm nhất được ghi nhận trong lịch sử loài người, với nhiệt độ trung bình toàn cầu đạt trên 1,1 độ C so với mức nhiệt độ của các thời kỳ tiền công nghiệp trong năm 2019. Sự nóng lên toàn cầu do con người gây ra hiện đang tăng với tốc độ 0,2 độ C mỗi thập kỷ. Nếu nhiệt độ trung bình toàn cầu tiếp tục tăng, điều này sẽ gây ra những nguy hại nghiêm trọng đến môi trường tự nhiên và sức khỏe con người; do vậy, cộng đồng thế giới đang nỗ lực hạn chế sự tăng nhiệt độ trung bình toàn cầu dưới 1,5 độ C.

Tiến sĩ Mark Frank

Tiến sĩ Mark Frank, Giảng viên Lịch sử của chương trình Cử nhân, trình bày bài phát biểu “Studying Climate and Historical Civilization: A Cautionary Tale” (Nghiên cứu về khí hậu và các nền văn minh trong lịch sử: Câu chuyện cảnh báo) trong đó nêu ra những ảnh hưởng đáng chú ý nhất của Kỷ Nhân sinh, gồm có sự nóng lên toàn cầu mà hậu quả là biến đổi khí hậu và các hiện tượng tự nhiên ngày càng gay gắt và thường xuyên như: băng tan, đất bị sa mạc hóa, tăng nhiệt, hạn hán, lũ lụt, bão, sự phá hủy các rạn san hô và sự tuyệt chủng hàng loạt của các loài v.v… Bài nghiên cứu của TS. Mark Frank khám phá mối quan hệ giữa môi trường và các nền văn minh con người trong lịch sử, và cho rằng con người cần tìm cách thích nghi với sự thay đổi về môi trường trong thế kỷ tới.

Tiến sĩ Lê Việt Phú

Tiến sĩ Lê Việt Phú, Giảng viên của FSPPM, trình bày bài nghiên cứu “Global warming and policy responses” (Sự nóng lên toàn cầu và các phản ứng chính sách) trong đó giải thích về bản chất của sự nóng lên toàn cầu và đưa ra dự đoán về tình hình biến đổi khí hậu trong thế kỷ 21. Câu hỏi đặt ra về tình thế lưỡng nan của chính sách về môi trường là làm thế nào để con người cân bằng giữa các nhu cầu trước mắt (tăng trưởng kinh tế, đồng nghĩa với phát thải nhiều hơn) và các thiệt hại trong tương lai (tăng trưởng chậm lại, ít phát thải hơn để bảo vệ môi trường sống). Một câu hỏi khác là chúng ta có nên đầu tư vào các công nghệ tương lai ngay bây giờ (đắt nhưng sạch, chẳng hạn như năng lượng tái tạo) để nhận ra lợi ích của chúng sau nhiều thập kỷ hoặc thế kỷ sau.

Bài nghiên cứu đưa ra các khuyến nghị cho Việt Nam trong việc giải quyết các vấn đề môi trường trước mắt và những nguy cơ dài hạn như biến đổi khí hậu, nhất là nước biển dâng, gây thiệt hại về sản xuất nông nghiệp và sinh kế người dân. TS. Lê Việt Phú cho rằng Việt Nam cần có cách tiếp cận đúng đắn với vấn đề biến đổi khí hậu ở cấp độ kinh tế vĩ mô như đẩy mạnh hợp tác và nâng cao năng lực ở cấp độ chính phủ; ở các chính sách kinh tế vi mô, nhiều vấn đề môi trường có thể được giải quyết bằng cách trang bị cho người dân và các nhà hoạch định chính sách những kiến ​​thức liên quan để có các hành động tối ưu với chi phí thấp nhất.

Tiến sĩ Nguyễn Hợp Minh

Tiến sĩ Nguyễn Hợp Minh, Giảng viên Kỹ thuật của chương trình Cử nhân, đưa ra một góc nhìn cận cảnh về hậu quả của biến đổi khí hậu ở Việt Nam, đó là tình hình sụt lún đất ở Đồng bằng Sông Cửu Long (ĐBSCL), qua bài trình bày “Any nature-based solution for land subsidence in Mekong Delta?” (Giải pháp dựa vào tự nhiên nào cho vấn đề sụt lún đất ở Đồng bằng sông Cửu Long?). Bài nghiên cứu tìm hiểu bản chất của tình trạng sụt lún đất là do sự khai thác nước ngầm quá mức ở ĐBSCL (do thiếu nước cho tưới tiêu và sinh hoạt vào mùa khô) và gợi ý một số giải pháp (ví dụ: nhà chống lũ…) dựa trên kinh nghiệm từ các quốc gia khác.

Thúy Hằng

Kết nối với chúng tôi

facebook

(English below) ASEAN SOCIAL IMPACT PROGRAM 2023 - VÌ MỘT “HÀNH TINH” KHỎE MẠNH HƠN Chương trình ASEAN Social Impact Program 2023 - ASIP (Tác động xã hội ASEAN) đã chính thức khép lại với phần trình bày ý tưởng của các đội thi. Trước ban giám khảo và các nhà tài trợ tài năng...

image

(English below) ✨ LỜI CHÚC NĂM GIÁP THÌN 2024 ✨ Bước sang thềm năm mới Giáp Thìn, Đại học Fulbright Việt Nam xin được gửi đến mọi nhà lời chúc tốt đẹp nhất 🐉 Với trái tim tràn đầy hy vọng hoà cùng niềm vui đầu năm, chúng tôi vô cùng trân trọng sự tin tưởng và hỗ trợ vô giá Fulbright nhận được trong hành trình vừa qua, là động lực hướng đến những điều tuyệt vời sẽ tiếp nối trong năm nay 🌟 Nhân dịp năm Rồng, Fulbright xin kính chúc vạn sự hanh thông, mọi niềm mong thành hiện thực 🌟 --- ✨ HAPPY LUNAR NEW YEAR 2024 ✨ As we step into New Year, the Year of the Dragon, Fulbright University Vietnam would like to extend our best wishes to everyone 🐉 With hearts filled with hope and joy as we embark on the new year, we deeply appreciate the invaluable trust and support Fulbright has received on our journey thus far, serving as motivation towards the wonderful things that will continue in the year ahead 🌟 As the Dragon's year unfolds its tale, Fulbright extends wishes, setting sail. Prosperity's breeze, in every gale, May dreams come true, without fail 🌟

Trang web này sử dụng cookies để cung cấp trải nghiệm người dùng tốt hơn.

Các cookies cần thiết (Essential Cookies) được mặc định và là cơ sở để trang web hoạt động chính xác. Cookies phân tích (Analytics cookies) thu thập dữ liệu ẩn danh để cải thiện và theo dõi website. Cookies hiệu suất (Performance cookies) được sử dụng bởi bên thứ ba để tối ưu hóa các ứng dụng (như video và bản đồ) được tích hợp trong trang web của chúng tôi. Để chấp nhận tất cả cookies, vui lòng bấm vào 'Tôi chấp nhận.'

logo_footer