Tin Tức

Khơi mở trí tò mò cho những đứa trẻ đang ngày càng im lặng

image

Richard Feynman, nhà vật lý lý thuyết người Mỹ nhận giải Nobel Vật lý năm 1965, từng nói: “Sẽ không có việc học tập nào diễn ra cả nếu như học sinh không đặt câu hỏi.” Tò mò vốn là bản năng của con người, yếu tố kích thích quá trình học hỏi. Nhưng theo thời gian, những câu hỏi của trẻ em ngày càng ít dần. Càng lên các cấp học cao hơn, những đứa trẻ tò mò, hay thắc mắc thuở nào càng trở nên im lặng và thụ động. Câu hỏi lớn đặt ra là “các nhà giáo có thể làm gì để kích thích năng lực tò mò của học trò mình?” Đó cũng là chủ đề của một lớp học thực hành tại hội thảo PEN 2020.

mò – ngọn bấc của cây nến học hỏi

Khi thầy giáo đặt câu hỏi: “Con cần gì để theo đuổi ước mơ của mình?” và yêu cầu một nhóm học sinh lớp 5-6 viết ra những câu trả lời của các con lên giấy, những gì thầy giáo nhận được khiến thầy khá ngạc nhiên. Ngoài những câu trả lời mà thầy (hay những người lớn khác) có thể nghĩ ra nhanh chóng như kiến thức, tài năng, mục tiêu, sự kiên nhẫn, sự may mắn, kế hoạch, nhiệt huyết, đam mê…, các em có những câu trả lời thú vị như thời gian, một người thầy, sự tập trung, lòng trung thành (của những người đồng nghiệp và tổ chức), thông tin và sự tự do.

Đó là ví dụ được Tiến sĩ Nguyễn Chí Hiếu đưa ra tại hội thảo đào tạo thực hành PEN (Pioneering Educators Network) do Đại học Fulbright Việt Nam và Tổ chức Giáo dục IEG đồng tổ chức. Tiến sĩ Nguyễn Chí Hiếu, Nhà đồng sáng lập và CEO của IEG, trực tiếp giảng dạy phương pháp dạy học kích thích tư duy Tò mò (Intellectual Curiousity) cho hơn 200 giáo viên tại hội thảo PEN tổ chức tại Hà Nội và TP.Hồ Chí Minh.

Tiến sĩ Nguyễn Chí Hiếu giảng dạy phương pháp dạy học kích thích tư duy Tò mò tại hội thảo PEN 2020 tại TP.HCM.

Rõ ràng, khi được đặt những câu hỏi kích thích sự khơi mở, “cởi trói” tư duy, suy nghĩ của con trẻ có thể vượt xa khuôn khổ suy nghĩ của người lớn. Theo TS. Nguyễn Chí Hiếu, đôi khi người lớn bận rộn và bị phân tâm nhiều quá và không nghĩ ra được những câu trả lời như trẻ con.

Chúng ta cần làm gì để có thể “moi” tất cả những suy nghĩ của học sinh ra, để hiểu rằng trong đầu chúng nghĩ nhiều thứ vượt qua cách người lớn suy nghĩ. Chúng ta là những động vật tò mò nhưng đang ngày càng đói tò mò. Vì sao lại như vậy?” TS. Nguyễn Chí Hiếu đặt câu hỏi.

Tò mò là bản năng của con người chứ không phải là thứ được rèn luyện. Khi mới chỉ là những đứa trẻ chập chững, con người đã thể hiện sự tò mò thông qua hình thức chỉ tay. Theo các nhà nghiên cứu về sự phát triển ngôn ngữ của trẻ em, chỉ tay là hình thức đặt câu hỏi đầu tiên trong cuộc đời của một con người.

Tuy nhiên theo thời gian, những câu hỏi của trẻ em ngày càng ít dần. Những biểu cảm khác của sự tò mò như ồ à, gãi đầu gãi tai… ở học sinh cũng ít dần khi các em lên những cấp học cao hơn. Theo TS. Nguyễn Chí Hiếu, điều này có thể lý giải bởi những yếu tố khách quan như thi cử, chương trình học, phương pháp giảng dạy và môi trường, nhưng việc đổ lỗi cho những yếu tố này không phải là cách tốt nhất để thay đổi tình hình.

Cách thay đổi một thứ tốt nhất là thay đổi những thứ ta đang làm ở vị trí mà chúng ta đang làm,” TS. Nguyễn Chí Hiếu nhắn nhủ tới các giáo viên tham dự hội thảo.

Khoa học đã chứng minh sự tương quan tỷ lệ thuận giữa số câu hỏi và mức độ của các hóa chất VTA và mPFC trong não bộ, thứ làm chúng ta kích thích và kết nối. Khi học sinh hỏi càng nhiều câu hỏi trong một lớp học thì mức độ thích thú và chú tâm của học sinh càng cao. Khi mức độ thích thú và chú tâm càng cao thì khả năng truy hồi ký ức tăng lên và năng lực ra quyết định của học sinh tốt hơn.

Như vậy câu hỏi lớn được đặt ra là: “Chúng ta có thể làm gì để kích thích năng lực tò mò của học trò mình?”

Bóng đèn sáng quá thì sẽ vỡ

Bằng những bài tập “đổi vai” thú vị trong đó các giáo viên sẽ được chia nhóm theo lĩnh vực mình giảng dạy (tự nhiên, xã hội…) và được giao bài tập trả lời câu hỏi TS. Nguyễn Chí Hiếu đặt ra, thảo luận nhóm để viết ra câu trả lời lên giấy và trình bày câu trả lời trước lớp, lớp học Phát triển năng lực tò mò khám phá của PEN trở nên sôi động và bùng nổ.

Thầy truyền cảm hứng đến người học một cách tuyệt vời, đến nỗi bọn mình say sưa học, say sưa thảo luận, làm việc nhóm khiến thầy phải thốt lên: “Các thầy cô có biết nhìn các thầy cô lúc này giống ai không? Giống các cháu học sinh mẫu giáo ạ! Mình hiểu ý thầy muốn nói đến niềm hạnh phúc trẻ thơ mà không phải người học nào cũng có được trong cuộc đời đi học của mình,” cô giáo Hà Thị Hoài Phương của Trường THPT chuyên Hùng Vương, Gia Lai, chia sẻ.

Các thầy cô giáo được đóng vai học sinh để hiểu rằng khi được đặt một câu hỏi thú vị, một câu hỏi “mở” (thay vì câu hỏi đóng là dạng câu hỏi chỉ có một câu trả lời, câu hỏi dạng thông tin) thì số câu trả lời cũng trở nên vô cùng đa dạng, và sự thích thú cũng như sự sáng tạo được đẩy lên ở mức đỉnh điểm.

Với bức tranh mà thầy Nguyễn Chí Hiếu cho các thầy cô giáo trong lớp học PEN xem là một bóng đèn bị vỡ nhưng dây tóc vẫn sáng, các thầy cô đã được dịp “bóp đầu, bóp trán” suy nghĩ trước một hình ảnh có vẻ phi lý. Nhưng câu trả lời cho câu hỏi “Bạn nhìn thấy – suy nghĩ – tưởng tượng gì?” sâu sắc nhất lại đến từ các em học sinh cuối cấp 2: “Dòng điện làm bóng đèn sáng, nhưng cường độ quá mạnh sẽ làm bóng đèn bị vỡ. Rất nhiều ý tưởng trong đầu bạn mà không được thực hiện sẽ khiến bạn “nổ não.”

Thầy Nguyễn Chí Hiếu nhắn nhủ các thầy cô giáo sau khi tham dự PEN về hãy nhanh chóng triển khai các ý tưởng trong đầu các thầy cô vào thực tế để tránh như bóng đèn bị vỡ.

Sau khi dự lớp học của thầy Nguyễn Chí Hiếu, các thầy cô giáo tham dự PEN sôi nổi gửi những phản hồi về cách họ đã áp dụng những câu hỏi để khơi mở trí tò của học sinh. Cô Nguyễn Thị Mỹ Phượng, giáo viên Trường Tiểu học Nguyễn Thái Học, Thành Phố Hồ Chí Minh, kể chuyện cô đặt câu hỏi cho các em lớp 1 môn tin học quan sát trong phòng học có những hình gì có sự kết hợp giữa 2 hình hình chữ nhật và hình tròn. Các em học sinh rất hào hứng liệt kê bao nhiêu là câu trả lời, thay vì tập làm theo hình mẫu như mọi khi. Rồi đến phần thực hành cô cho đề bài: em hãy sáng tạo một sản phẩm giúp ích cho cuộc sống của em, mà sản phẩm đó hiện chưa có.

Đặt học sinh làm trung tâm

Trong nhiều môi trường, hầu hết giáo viên là người tư duy và suy nghĩ trong lớp học, chứ không phải là học trò. Trong khi đó, học trò lẽ ra phải là người chủ động tư duy vì các em đến trường là để… học, chứ không phải chỉ để nghe.

Một trong những lý do chủ đạo chính là vì phần lớn việc thiết kế chương trình dạy học, phương pháp dạy học và kiểm tra đánh giá lâu nay đang được tiếp cận từ việc đặt giáo viên ở trung tâm, thay vì thực sự đặt học sinh ở trung tâm.

Điều này vừa “bào mòn” động lực học tập lâu dài, vừa hạn chế năng lực tư duy nền tảng của học sinh. Vậy làm thế nào để học sinh từ cấp 1 đến cấp 3, với đặc điểm riêng của từng độ tuổi và trong mỗi môn học, trở thành người chủ động tìm hiểu, chủ động suy nghĩ và chủ động sáng tạo. Để từ đó, khi học sinh học lên cao và tiếp xúc với bất cứ môi trường học tập, làm việc tiên tiến nào, học sinh đều có khả năng tự học và trở thành những người học tập chủ động, không ngừng tò mò và sáng tạo trong vô vàn ngữ cảnh, tình huống mà ở đó lời giải và khuôn mẫu thậm chí còn chưa tồn tại.

Theo TS. Nguyễn Chí Hiếu, để phát triển năng lực tò mò, khám phá thì học sinh phải có động lực để tò mò, khám phá và được thực hành (thị phạm và trải nghiệm). Tất cả những điều này phải được diễn ra từ đầu buổi học, ngay trong lớp học để giúp học sinh kết nối với bài học.

Điều đầu tiên mà giáo viên nên làm đó là xây dựng sự tò mò cho học sinh, bằng cách để học sinh đưa ra những câu hỏi của bản thân nhằm tìm hiểu học trò thích khám phá gì và kết nối những kiến thức “buồn chán” với điều đó. Ví dụ, kết nối với các chuyên gia trong những lĩnh vực cụ thể mà học sinh quan tâm là cách tốt hơn để học sinh lĩnh hội kiến thức trong lĩnh vực đó.

Sau đó, giáo viên phải biết được trong đầu của những đứa trẻ có những kiến thức nền gì, bằng cách đặt những câu hỏi ngay từ đầu tiết học để “lôi” những kiến thức có sẵn trong đầu học sinh về chủ đề của tiết học hôm đó chứ không phải nhồi kiến thức vào đầu các em. Thầy Hiếu chia sẻ, có nhiều trường hợp trong 10 phút đầu tiết học, các em đã nói hết những gì mà thầy chuẩn bị dạy trong giáo án, như vậy là thầy bị “cháy giáo án” và phải chuyển giáo án mới.

Giáo viên cũng cần thể hiện sự tò mò của chính bản thân giáo viên, bởi nếu thầy cô không chịu tò mò, khám phá thì làm sao tạo ra được những thế hệ học sinh tò mò, khám phá.

Cuối cùng, giáo viên phải biết được mức độ tiếp thu của học sinh trong giờ học, từ đầu đến cuối giờ phải biết độ tăng kiến thức của học sinh là như thế nào. Điều này có thể thực hiện bằng cách giáo viên để học sinh dành 10 phút cuối giờ học nói lại những gì em đã học được, là cách truy hồi ký ức rất hữu hiệu để kiến thức được đưa vào bộ nhớ dài hạn.

Những phương pháp này được thể hiện qua 4 chỉ số: số câu hỏi mà cả giáo viên lẫn học sinh đưa ra trong giờ học, dạng câu hỏi (kỹ thuật đặt câu hỏi, đóng hay mở), thời gian học sinh chăm chú nghe giảng và thời gian sáng tạo (phiếu bài tập).

Richard Feynman, nhà vật lý lý thuyết người Mỹ nhận giải Nobel Vật lý năm 1965, từng nói: “Sẽ không có việc học tập nào diễn ra cả nếu như học sinh không đặt câu hỏi nào.” Hội thảo PEN đã truyền cảm hứng cho các thầy cô giáo để thúc đẩy học sinh tò mò và khám phá.

Cô Nguyễn Thị Ngọc Bội, giáo viên Trường THPT chuyên Lê Quý Đôn, Bình Định bày tỏ: “Tò mò vốn là đặc điểm của con người. Tuy nhiên trẻ em và học sinh Việt Nam được rèn phải ngoan ngoãn nghe lời người lớn từ nhỏ. Nên trên hành trình trưởng thành của các em, thói quen thắc mắc, những câu hỏi ngày càng ít đi. Thay vào đó là chúng chấp nhận những điều người lớn đưa ra như là chân lí. Dần dần học sinh trở nên thụ động, chỉ biết nghe chứ không biết học. Chuyên đề năng lực tò mò sẽ giúp những người đứng lớp như chúng tôi tìm được cách giải quyết vướng mắc trên. Tôi có giúp những học sinh thụ động tự tin đặt câu hỏi và tìm kiếm câu trả lời. Tôi sẽ hỗ trợ những học sinh cá tính đi xa hơn trên hành trình khám phá những điều mới mẻ.

Thúy Hằng

Kết nối với chúng tôi

facebook

(English below) ASEAN SOCIAL IMPACT PROGRAM 2023 - VÌ MỘT “HÀNH TINH” KHỎE MẠNH HƠN Chương trình ASEAN Social Impact Program 2023 - ASIP (Tác động xã hội ASEAN) đã chính thức khép lại với phần trình bày ý tưởng của các đội thi. Trước ban giám khảo và các nhà tài trợ tài năng...

image

(English below) ✨ LỜI CHÚC NĂM GIÁP THÌN 2024 ✨ Bước sang thềm năm mới Giáp Thìn, Đại học Fulbright Việt Nam xin được gửi đến mọi nhà lời chúc tốt đẹp nhất 🐉 Với trái tim tràn đầy hy vọng hoà cùng niềm vui đầu năm, chúng tôi vô cùng trân trọng sự tin tưởng và hỗ trợ vô giá Fulbright nhận được trong hành trình vừa qua, là động lực hướng đến những điều tuyệt vời sẽ tiếp nối trong năm nay 🌟 Nhân dịp năm Rồng, Fulbright xin kính chúc vạn sự hanh thông, mọi niềm mong thành hiện thực 🌟 --- ✨ HAPPY LUNAR NEW YEAR 2024 ✨ As we step into New Year, the Year of the Dragon, Fulbright University Vietnam would like to extend our best wishes to everyone 🐉 With hearts filled with hope and joy as we embark on the new year, we deeply appreciate the invaluable trust and support Fulbright has received on our journey thus far, serving as motivation towards the wonderful things that will continue in the year ahead 🌟 As the Dragon's year unfolds its tale, Fulbright extends wishes, setting sail. Prosperity's breeze, in every gale, May dreams come true, without fail 🌟

Trang web này sử dụng cookies để cung cấp trải nghiệm người dùng tốt hơn.

Các cookies cần thiết (Essential Cookies) được mặc định và là cơ sở để trang web hoạt động chính xác. Cookies phân tích (Analytics cookies) thu thập dữ liệu ẩn danh để cải thiện và theo dõi website. Cookies hiệu suất (Performance cookies) được sử dụng bởi bên thứ ba để tối ưu hóa các ứng dụng (như video và bản đồ) được tích hợp trong trang web của chúng tôi. Để chấp nhận tất cả cookies, vui lòng bấm vào 'Tôi chấp nhận.'

logo_footer