Khi học Sáng tác Văn chương trở thành một cuộc chơi lãng mạn của tuổi trẻ

image

Sinh viên của lớp học đầu tiên – môn Sáng tác Văn chương (Creative Writing) của chương trình Cử nhân đã làm Tiến sĩ Đào Lê Na, giảng viên môn học bất ngờ khi “phản ứng” với đề bài cuối khoá của môn học. Cô giao trò sáng tác tác phẩm và yêu cầu thuyết trình về việc sáng tác tác phẩm để lấy điểm cho dự án cuối (Final Project) của môn học. Nhưng khi sinh viên thổ lộ “không thích thuyết trình” theo cách thông thường, cô trở nên đầy cảm hứng với ý tưởng để học trò giới thiệu kết quả môn học theo cách rất đặc biệt: Đêm Thơ, Nhạc!

Các nghệ sĩ nhạc dân tộc biểu diễn trong đêm thơ nhạc Kiều.

Nhạc sĩ trẻ Châu Nhi đệm đàn cho một tiết mục trong đêm thơ nhạc.

Như tên gọi của lớp học Sáng tác Văn chương (Creative Writing), sáng tạo là yếu tố nòng cốt, chủ đạo. Ở môn học này, sinh viên có thể thử nghiệm theo đuổi bất kỳ ý tưởng độc lập nào về viết lách, từ sáng tác thơ, viết tản văn, truyện ngắn, hồi ký, thậm chí sáng tác bài hát…Nhưng những tác phẩm viết ra chỉ là sản phẩm cá nhân độc lập và dừng ở việc hoàn thành bài tập cuối khoá đã không làm các sinh viên thoả mãn. Lấy tựa, “Chắp một trống canh – 200 năm cảo thơm còn truyền”, dưới sự hướng dẫn của giảng viên, nhóm sinh viên tham gia thống nhất chủ đề nội dung chính của đêm thơ, nhạc là về Truyện Kiều, một kiệt tác của đại thi hào Nguyễn Du.

Tiết mục cải lương trong đêm thơ nhạc Kiều

Thay vì sử dụng, trích dẫn những áng thơ trác tuyệt của Nguyễn Du, các sinh viên đã lấy Truyện Kiều làm cảm hứng, gửi vào thơ những cảm nhận, góc nhìn, suy nghĩ, tâm tư của mình về những số phận con người của thời đại Kiều sống, về những biến động, đổi thay của xã hội trong một thời kỳ vô cùng đặc biệt của lịch sử Việt Nam. Điều độc đáo nhất của đêm diễn đó là các sinh viên khoác lên những sáng tác thơ của mình những hình thức nghệ thuật thể hiện khác nhau: từ ngâm thơ, đọc thơ (spoken word poetry), cải lương, đến rap, hay ballad ca. Toàn bộ kịch bản đêm thơ, nhạc do chính các sinh viên xây dựng và tổ chức thực hiện.

Tiết mục rap trong đêm thơ nhạc Kiều

Mượn sự đa dạng của nghệ thuật để chở thi ca, các sinh viên tự nhận đêm thơ nhạc chính là cách họ“cảm” Kiều, “giải thiêng” Truyện Kiều qua những lát cắt khác biệt và đầy tính sáng tạo. Điều gia tăng sự thú vị cho đêm thơ, nhạc đó là giảng viên cho phép sinh viên “rủ rê” những bạn có chung tình yêu với kiệt tác văn học này của Nguyễn Du ở các trường đại học trong thành phố cùng đến chơi chung đêm thơ, nhạc. Hơn cả, trong lát cắt ý nghĩa về bồi đắp giá trị vĩnh cửu của Truyện Kiều, các sinh viên Fulbright tin rằng, Kiều của cụ Nguyễn Du sau 200 năm vẫn đang được tiếp lấy hơi thở đương đại, thông qua những câu chuyện muôn thủa của kiếp nhân sinh, và được kể theo cách của thời đại họ sống.

Sáng tạo đa chiều

Dưới hàng ghế khán giả, Tiến sĩ Đào Lê Na say sưa với các tiết mục biểu diễn, hòa mình trong hương vị ngọt ngào của âm nhạc và thi ca, bởi từ dự án môn học của cô mà các bạn trẻ đã biến thành một đêm thơ nhạc đầy cảm hứng và ý nghĩa.

Khi sinh viên Đào Hải Nhật Tân lên sân khấu đọc thơ (spoken word poetry) bày tỏ nỗi lòng của nhân vật Hoạn Thư như thể đó là nỗi lòng của bạn:

Ta đâm ghen vầng trăng đầu ngõ

Ta nghi ngờ thề hẹn non sông

Lời đá vàng ta nghe rạn vỡ

Căm hờn với ngọn gió mênh mông

…khi đó khán giả đồng cảm với góc nhìn khác biệt về một nhân vật trước nay vẫn được coi là phản diện trong Truyện Kiều, rằng nhân vật đó cũng có những tâm tư, những nỗi niềm cần được cảm thông…

Màn kịch nói với giả tưởng để cho Kiều sống lại và đối thoại với các bạn trẻ thời nay cũng là cách các sinh viên tái hiện mong muốn đối thoại với Nguyễn Du để xóa nhòa đi khoảng cách không gian và thời gian vốn là những điều làm người trẻ e ngại khi tiếp nhận một kiệt tác văn học vĩ đại của thế kỷ 19.

TS. Nguyễn Nam, giảng viên ĐH Fulbright

Với sự trợ giúp của Tiến sĩ Đào Lê Na, các sinh viên đã mời Châu Nhi, sinh viên năm thứ ba, ngành Sáng tác và Phê bình Sân khấu – Điện ảnh, trường Đại học Khoa học xã hội và Nhân văn tham gia cùng đêm nhạc. Châu Nhi đã nhiệt tình giúp các bạn sinh viên Fulbright phổ nhạc các sáng tác thơ và trực tiếp đệm đàn cho các bản ballad, trong đó người sáng tác đặt mình vào vai các nhân vật như Thúy Kiều, Kim Trọng, Thúy Vân… để giãi bày những tâm tư thấu cảm của họ với các nhân vật trong Truyện Kiều.

Qua những nốt nhạc chị Châu Nhi phổ cho các sáng tác, em thấy mình đồng cảm với những gửi gắm suy nghĩ về nhân vật Kiều của người làm nhạc. Tuy em không hiểu hết một nhân vật vĩ đại như Nguyễn Du, nhưng em thấy mình hiểu được những suy nghĩ của một người đồng lứa tuổi với mình, và em cảm thấy những bản nhạc phổ của Châu Nhi là một ví dụ rất hay cho câu nói: Nghệ thuật là cung đàn mà người nghệ sĩ gửi vào đấy những tâm tư, tình cảm của mình để từ đó có thể truyền tới khán giả” – sinh viên Hương Giang, người tham gia biểu diễn ca khúc “Xót” – hay là tự sự của nhân vật Kiều – do Châu Nhi phổ nhạc, cho biết.

Tiết mục Rap “Yêu Kiều” đầy sôi động và truyền cảm hứng làm khán phòng đêm thơ nhạc bùng nổ. 5 rapper đại diện cho tiếng nói của 5 nhân vật nam trong Truyện Kiều: Thúc Sinh, Kim Trọng, Từ Hải, Mã Giám Sinh và Sở Khanh. Đây là tiết mục mà sinh viên Minh Tiến của Fulbright đã mời Trí Thiện, Lê Duy, Xuân Minh và Gia Huy là các sinh viên từ các trường Đại học Văn Lang, Đại học Mở, Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, lập thành nhóm ngũ tấu biểu diễn Rap “Yêu Kiều” làm khán giả “đứng ngồi không yên”.

Tiết mục rap với 5 tiếng nói của 5 nhân vật nam trong Truyện Kiều là sự sáng tạo dựa trên ca khúc “Cell Block Tango” từ vở nhạc kịch “Chicago”; nói như Minh Tiến, đây là ví dụ các bạn sinh viên học và “trả bài” cho giảng viên Đào Lê Na về tính liên văn bản trong văn học. Các bạn sinh viên từ các trường đại học đã biểu đạt đa dạng những tính cách khác nhau của những người đàn ông hiện diện trong cuộc đời nàng Kiều, theo những cách khác nhau. Sinh viên Gia Huy cho biết, để viết lời cho bài Rap, bạn đã phải đọc, khảo cứu rất kỹ Truyện Kiều để hiểu cách chơi chữ tài tình, đỉnh cao của đại thi hào Nguyễn Du trong việc lột tả chân dung những người đàn ông xuất hiện trong cuộc đời của nàng Kiều cũng như diễn tả tâm tư, suy nghĩ của họ.

Điểm nhấn đặc biệt của đêm thơ, nhạc là tiết mục khách mời của nhóm nghệ sĩ Thục An, Nghệ sĩ Mạnh Hùng và Nghệ sĩ Ngọc Quang. Giây phút tiếng hát lảnh lót trong điệu ca trù của nghệ sĩ Thục An, một nghệ sĩ 80 tuổi dành cả đời gắn bó với âm nhạc dân tộc, vang lên, nhiều bạn trẻ thừa nhận cảm giác nổi da gà vì xúc động. Đối với nhiều người trẻ, đây là lần đầu tiên họ được trực tiếp thưởng thức những vần thơ trác tuyệt của đại thi hào Nguyễn Du diễn ngôn bằng lời hát, bằng các âm điệu nhạc dân tộc. Lần đầu tiên các bạn trẻ được nghe Truyện Kiều qua hình thức trình diễn ca trù, ngâm thơ giọng Bắc, hát xẩm tàu điện.

Sự cộng hưởng của nghệ thuật truyền thống và hiện đại đã làm đêm hội ngộ của âm nhạc và thi ca trở nên đáng nhớ, và được bồi đắp và trở nên sâu sắc hơn bởi những chia sẻ từ nhà văn, nhà nghiên cứu tâm huyết Nhật Chiêu và Tiến sĩ Nguyễn Nam, giảng viên Đại học Fulbright, cũng như những chia sẻ của các bạn trẻ và các khách mời.

“Chắp một trống canh – 200 năm cảo thơm còn truyền, các sinh viên Fulbright đã đẩy những sáng tác của mình vào một không gian thăng hoa và cộng hưởng sáng tạo. Ở đó, người sáng tác không giấu giếm mong muốn tác phẩm của mình được vang lên đẹp đẽ, tình hơn, thơ hơn, đầy men say năng lượng của tuổi trẻ và quan trọng nhất là được chia sẻ với cộng đồng người học hay công chúng mến mộ văn chương thi ca bằng một tinh thần trong trẻo, lãng mạn của “người tốt nghiệp môn học”.

Thúy Hằng

Kết nối với chúng tôi

image

Cùng lắng nghe những cảm nhận, chia sẻ từ các lãnh đạo cấp cao của TP. Hồ Chí Minh, TP. Đà Nẵng, Tỉnh Thừa Thiên Huế và Tỉnh Đồng Tháp, tham dự Tọa đàm Chính sách Cấp cao - Lãnh đạo Quản trị Tài sản công trong kỷ nguyên số trong 2 ngày 16 & 17/3 vừa qua tại Đà Nẵng. Tọa đàm được đồng tổ chức bởi Trường Chính sách công và Quản lý Fulbright (FSPPM), Ngân hàng Thế giới (World Bank) và Tổng cục Kinh tế Liên bang Thụy Sĩ (SECO). --- Trường Chính sách công và Quản lý Fulbright đang tuyển sinh Chương trình Thạc sĩ Chính sách công năm 2024 niên khóa 2024-2026 với 2 chuyên ngành Phân tích Chính sách; và Lãnh đạo và Quản lý. Ứng viên trúng tuyển sẽ nhận được mức học bổng từ 40% - 100% từ Chương trình. 📌Thời hạn ứng tuyển: 12/3 – 09/6/2024 👉Link ứng tuyển: https://fsppm.fulbright.edu.vn/don-du-tuyen #FulbrightVietnam #ThacsiChinhSachCong #TuyenSinh2024 #Scholarships

image

(English below) ✨ LỜI CHÚC NĂM GIÁP THÌN 2024 ✨ Bước sang thềm năm mới Giáp Thìn, Đại học Fulbright Việt Nam xin được gửi đến mọi nhà lời chúc tốt đẹp nhất 🐉 Với trái tim tràn đầy hy vọng hoà cùng niềm vui đầu năm, chúng tôi vô cùng trân trọng sự tin tưởng và hỗ trợ vô giá Fulbright nhận được trong hành trình vừa qua, là động lực hướng đến những điều tuyệt vời sẽ tiếp nối trong năm nay 🌟 Nhân dịp năm Rồng, Fulbright xin kính chúc vạn sự hanh thông, mọi niềm mong thành hiện thực 🌟 --- ✨ HAPPY LUNAR NEW YEAR 2024 ✨ As we step into New Year, the Year of the Dragon, Fulbright University Vietnam would like to extend our best wishes to everyone 🐉 With hearts filled with hope and joy as we embark on the new year, we deeply appreciate the invaluable trust and support Fulbright has received on our journey thus far, serving as motivation towards the wonderful things that will continue in the year ahead 🌟 As the Dragon's year unfolds its tale, Fulbright extends wishes, setting sail. Prosperity's breeze, in every gale, May dreams come true, without fail 🌟

Trang web này sử dụng cookies để cung cấp trải nghiệm người dùng tốt hơn.

Các cookies cần thiết (Essential Cookies) được mặc định và là cơ sở để trang web hoạt động chính xác. Cookies phân tích (Analytics cookies) thu thập dữ liệu ẩn danh để cải thiện và theo dõi website. Cookies hiệu suất (Performance cookies) được sử dụng bởi bên thứ ba để tối ưu hóa các ứng dụng (như video và bản đồ) được tích hợp trong trang web của chúng tôi. Để chấp nhận tất cả cookies, vui lòng bấm vào 'Tôi chấp nhận.'

logo_footer