Tin Tức

Khi giáo án cháy bừng bừng

image

Bước vào lớp chuẩn bị cho giờ giảng môn Văn của mình, cô Hồ Thị Tâm, trường Chuyên Quốc học Huế bất giác nhìn cây đàn guitar và Ukulele trên bàn học của một học sinh, những dụng cụ vừa dùng trong chủ đề của giờ học tiếng Anh trước đó.

Trong thoáng chốc, cô bất chợt đề nghị các học trò chơi một bản nhạc. Một học sinh nam lên ôm cây guitar, bưng chiếc ghế ra lối đi giữa lớp. Những gương mặt háo hức. Rồi cô giơ cánh tay lên cao như ra tín hiệu thu hút sự tập trung của lớp. Các em rất nhanh tay nhìn vào cánh tay cô và im lặng.

Cô thật vui khi sẽ được nghe tiếng đàn của bạn K, nhưng cho cô xin được đặt ra 1 điều kiện nhỏ xíu, được không ? Điều kiện này rất nhỏ, là, các bạn hãy nhắm mắt thật nhẹ, để lắng nghe tiếng đàn của bạn, được không?” – cô Hồ Tâm kể lại câu chuyện với cộng đồng Mạng lưới các nhà giáo dục tiên phong (PEN).

Rồi cô chọn một chỗ ngồi bệt xuống ngay nơi bục giảng, đối mặt với lớp. Tất cả chìm trong im lắng của âm thanh. Cho đến khi âm thanh của tiếng guitar chấm dứt. Tất cả diễn ra chỉ 1 phút.

Tôi đưa ra yêu cầu tiếp theo: Các bạn có 1 phút để trao đổi thật khẽ với người bạn kế bên, về những gì mình nghe và thấy trong khoảnh khắc vừa rồi – cô Hồ Tâm.

27 học trò của cô Tâm đã chia sẽ những điều mình nghe. Đó là tiếng nhạc thật buồn làm nhớ lại những lỗi lầm của ngày hôm qua. Đó là âm thanh của tiếng đàn, tiếng bạn bè nói, tiếng mọi người đuổi nhau đâu đó và tiếng nói của cô trong lớp học….

Có thứ chúng nghe – thấy trong thực tại. Có thứ chúng nghe-thấy từ quá khứ. Khi nghe chúng tỏ bày, tôi mừng đến muốn khóc”, cô chia sẻ và rồi thấy chính mình tự mở lòng với học trò.

Nào các bạn, chúng ta đã cùng nhau trải qua chung 1 không gian, 1 thời gian và 1 sự kiện, nhưng cách các bạn nghe-thấy đâu phải giống nhau, đúng không ? Mỗi người nghe được mỗi thứ âm thanh khác nhau, nhìn thấy được mỗi hình ảnh khác nhau. Và cô cũng vậy, các bạn có tò mò muốn biết, trong khoảnh khắc đó, cô nghe- thấy gì không?”

Không gian thấu cảm từ âm nhạc mở đầu giờ học đã giúp cô Hồ Tâm bước vào giờ dạy môn Văn của mình một cách ấm áp và nhẹ nhàng với đề bài cho học sinh: trong 1 phút ghi ra vở những gì mình nhớ được, những gì mình ấn tượng, những gì mình thích thú trong bài học của ngày hôm trước. Và sau đó, cô cùng học trò bước vào bài, trên cơ sở những gì học trò đã nhận được từ bài học trước.

Cô Hồ Thị Tâm và các học trò của mình tại THPT Chuyên Quốc học Huế

Tôi biết các em đã biết gì, chưa biết gì, cần thêm gì cho bài học của hôm nay. Tôi thật sự bất ngờ, vì các bạn đưa ra các vấn đề thú vị về bài học hôm trước nhiều hơn tôi tưởng. Lớp học vì thế rất vui giáo án vẫn cháy rất bừng bừng – cô Hồ Tâm chia sẻ.

Câu chuyện dạy học mang tinh thần Chính niệm (Chánh niệm) – Từ Tâm với học trò trên là bài tập thực hành ứng dụng đầu tiên của cô Hồ Tâm sau PEN2020 – hội thảo đào tạo thực hành phương pháp giảng dạy do Quỹ Giáo dục Quỹ phát triển Giáo dục IEG Foundation và Đại học Fulbright Việt Nam tổ chức tại Hà Nội và TPHCM. Trong khuôn khổ hội thảo đào tạo, chuyên đề “Chính niệm – Từ tâm trong giảng dạy” do Tiến sĩ Nguyễn Nam – giảng viên Đại học Fulbright – hướng dẫn các Thầy, Cô giáo thực hành để hiểu tinh thần Chính niệm – Từ tâm trong việc dạy và học, giúp đẩy lùi những cảm xúc tiêu cực, lan toả hạnh phúc yêu thương đến người học.

Lan toả năng lực tích cực

Trong một thế giới liên tục biến đổi, từ vật chất đến những giá trị văn hóa, giáo dục có một vai trò cốt lõi trong việc chuẩn bị cho học sinh một tâm thế vững vàng để các em bước ra biển lớn đầy biến động. Từ cuối những năm 1990 trở lại đây, “Chính niệm” (“Mindfulness“) là một trong những từ khóa được nhắc đến nhiều nhất và càng ngày càng trở nên phổ biến hơn trong giáo dục. Một nghiên cứu học thuật chỉ ra, việc thực hành Chính niệm giúp người dạy làm giảm căng thẳng, tăng tập trung và cải thiện các mối quan hệ cá nhân, tăng sự đồng cảm và nhiều lợi ích khác. Trong khi đó, với học sinh, nhờ thực hành chánh niệm, các em nhận thức cũng cải thiện tốt hơn các kĩ năng xã hội liên quan đến cảm xúc và tinh thần. Những ích lợi này có thể dẫn đến sự cải thiện lâu dài trong cuộc đời.

Cô Nguyễn Thị Ngân, nhà nghiên cứu giáo dục cho rằng, một giáo viên phải đủ kiến thức, trí tuệ để làm công việc trao truyền tri thức cho học sinh là điều rất quan trọng nhưng quan trọng hơn đó là giá trị năng lượng Thầy, Cô có thể lan toả, ảnh hưởng đến học sinh.

Tại PEN2020, việc thực hành Chính niệm – Từ tâm không chỉ giới hạn trong không gian nhỏ hẹp của lớp học. Chuyên đề bắt đầu với việc tìm hiểu ý nghĩa và hiệu dụng của Chính niệm – Từ tâm, thảo luận việc thực hành Chính niệm – Từ tâm trong lớp học, và nhận thức sự lan toả tích cực của việc thực hành này ra ngoài phạm vi trường lớp. Chuyên đề cũngdành chủ đạo thời gian cho việc thực hành để các thầy cô trải nghiệm không gian lắng nghe, thông hiểu tâm tư, suy nghĩ của chính mình. Ấn tượng chung về chuyên đề của các Thầy, Cô đó là 5 bài thực hành Chính niệm-Từ Tâm đơn giản, không chỉ dễ áp dụng cho riêng người dạy mà cả người học và giúp cho giáo viên giàu có bình an từ bên trong.

Tiến sĩ Nguyễn Nam thị phạm thực hành tạo hiệu ứng tinh thần tập thể bằng một động tác giơ tay khi lớp học rơi vào tình huống tự do náo nhiệt, mất kiểm soát tập trung. Động tác giơ tay lên cao của Tiến sĩ Nguyễn Nam khiến một số học viên chú ý. Họ im lặng để theo dõi tín hiệu thông điệp từ giảng viên. Sự náo nhiệt thuyên giảm đột ngột, từ một số người rồi lan toả trải rộng cả lớp học. Tất dừng lại như để ngầm hỏi: Có chuyện gì và Tiến sĩ Nguyễn Nam muốn nói gì? Không một lời thị uy, không một tiếng nói răn đe, không có những ngôn từ thúc giục, nhắc nhở; trong một phút, cả lớp thu về sự tập trung tập thể cao độ.

Tiến sĩ Nguyễn Nam trong giờ giảng chuyên đề tại PEN2020

Cô Lưu Thị Mỹ Dung, trường Phổ thông dân tộc nội trú tỉnh Bình Thuận cho hay, trong nhiều năm dạy học, cũng một thao tác trên khi muốn kiểm soát sự chú ý của học sinh nhưng giáo viên có xu hướng thị uy sự nghiêm khắc với học sinh bằng hiệu lệnh qua lời nói, hay gõ thước để tạo tiếng động thu hút sự tập trung của học sinh đối với người dạy. Nhưng trải nghiệm thực hành theo cách của Tiến sĩ Nguyễn Nam thị phạm, cô Mỹ Dung nhận thấy giải pháp đơn giản, hiệu quả, nhanh chóng và nhẹ nhàng, thu phục tuyệt đối sự chú ý của học sinh.

Tuy nhiên, điều Tiến sĩ Nguyễn Nam nhắn nhủ các Thầy, Cô đó là tạo một quy ước xây dựng tinh thần tập thể trong lớp học rất quan trọng. Hành động giơ tay lên hoặc một hình thức nào khác được thực hành để tạo hiệu ứng tập thể cũng được hiểu như quy ước xây dựng tinh thần trong lớp học.

“Hai điều này không thể tách rời. Nếu chỉ nhìn đó là hình thức làm cho học sinh trật tự thì không có giá trị. Hơn cả, phải biến thành nó thành quy ước ý thức của học trò. Khi Thầy, Cô giơ tay, một số em im lặng, sau đó tạo hiệu ứng lan toả, trải rộng ra đối với cả lớp. Điều này không phải làm một lần mà nhiều lần. Khi Thầy, Cô giơ tay lên, mọi thứ quay trở lại trật tự. Nhưng quan trọng không phải hành động giơ tay mà là việc đưa các em trở lại lớp học tương tự như việc neo lại hơi thở của chúng ta trong nhịp sống cuốn đi trong dòng đời. Giơ tay lên để nhắc các em trở lại giây phút hiện tại của mình. Khi ý thức hình thành, mọi kiến thức cũng sẽ dần được bồi đắp, từ cấp bậc nhỏ xây lên thành cái lớn” – Tiến sĩ Nguyễn Nam chia sẻ.

Điều Tiến sĩ Nguyễn Nam đặc biệt nhấn mạnh, đó là muốn học sinh trở nên Chính niệm thì người dạy phải thực tập Chính niệm trước, biến bản thân mình thành tấm gương cho học sinh. Khi vào lớp học, Thầy, Cô chuẩn bị một tâm thế 100% trọn vẹn dành cho lớp học, dành trọn sức lực, tâm huyết cho học sinh trong giờ giảng. Và, dạy học theo tinh thần Chính niệm được khuyến kích đưa vào trong lớp học theo các cách thức riêng khác nhau để có thể giúp học sinh phát triển lành mạnh về thể chất và tinh thần, biết cách chăm sóc cảm xúc và có niềm vui trong khi học.

“Thầy giáo, Cô giáo có hạnh phúc sẽ thay đổi thế giới”

Đây có lẽ là chuyên đề trong khuôn khổ PEN2020 mang lại nhiều cảm xúc suy tư, lắng đọng của các Thầy, Cô. Cô Tôn Nữ Tường Vy (Friends English Center) chia sẻ, giáo viên “không phải thần thánh”. Giáo viên cũng là con người, có điểm sáng điểm tối, có nghiêm trang có xuề xòa, cũng có những lo toan mệt mỏi thường nhật, và điều này có thể ảnh hưởng đến cách giáo viên đang sống và mang nó vào trong không gian lớp học.

Bởi vậy các Thầy, Cô tâm đắc với bài giảng tìm hiểu về Chính Niệm-Từ Tâm, trong đó Tiến sĩ Nguyễn Nam dẫn một câu nói của Thiền sư Thích Nhất Hạnh trong một chủ đề pháp thoại dành cho những người làm giáo dục : Happy Teachers will change the world – Thầy giáo, Cô giáo có hạnh phúc sẽ thay đổi thế giới. Đây cũng là tựa đề công trình sách của Thiền sư viết chung với Giáo sư Katherine Weare, một nhà giáo dục có nhiều năm nghiên cứu những tác động của thực tập Chính niệm trong môi trường giáo dục.

Thầy Nguyễn Vĩnh Sơn, Hiệu trưởng Trường THPT Wellspring Hà Nội tâm đắc với chuyên đề bởi giúp mỗi giáo viên được thực hành việc “Lắng – Nghe, Cảm – Nhận” một cách hiệu quả với bản thân, với môi trường và với những người xung quanh. Từ đó các Thầy cô hiểu được giá trị cốt lõi của việc “Tương tác – Giao tiếp – Phản hồi” là yếu tố quan trọng và là bản chất của việc tiếp cận học sinh trong suốt quá trình dạy học.

Theo thầy Vĩnh Sơn, để giáo dục được bất cứ đối tượng nào thì nhiệm vụ đầu tiên của người làm giáo dục là tự giáo dục chính bản thân mình. Đó là sự nhận thức sâu sắc của việc tự thay đổi bản thân để trở thành phiên bản tốt hơn, không ngừng cập nhật, học hỏi, áp dụng và liên tục cải tiến, đổi mới, sáng tạo. Việc tự thay đổi bản thân này xuất phát từ Tâm – Niệm của người làm giáo dục, luôn luôn mong muốn được truyền tải những điều hữu ích, mang tới những giá trị nhân văn để mỗi học sinh “thành nhân trước khi thành tài”.

Chính cái Tâm – Niệm đó sẽ giúp mỗi thầy cô thay đổi từ phương pháp giáo dục, cách nhìn nhận vấn đề, cách tiếp cận học sinh tới việc áp dụng cụ thể vào từng bài giảng, hoạt động giáo dục. Những giá trị cốt lõi mà học sinh học được từ giáo viên và cách thức truyền đạt của giáo viên ngày hôm nay có thể tác động sâu sắc đến cách sống và ra quyết định của học sinh trong tương lai”, theo thầy Vĩnh Sơn.

 Xuân Linh

* Hội thảo PEN là một phần trong nỗ lực khởi xướng Mạng lưới các nhà giáo dục tiên phong (Pioneering Educators Network – viết tắt là PEN), với sứ mệnh đem đến những kiến thức nghiên cứu giáo dục và hội thảo đào tạo đột phá, thiết yếu và thực tiễn cho các nhà làm giáo dục ở Việt Nam và trong khu vực. PEN tập trung đào tạo thực hành chuyên sâu các phương pháp giáo dục và dạy học tiên tiến dành cho các giáo viên đang công tác và giảng dạy tại các trường trung học phổ thông, đại học, các tổ chức giáo dục và trung tâm đào tạo trên cả nước.

Kết nối với chúng tôi

image

TRƯỜNG FULBRIGHT VÀ HÀNH TRÌNH “VIỆT NAM HÓA” TRI THỨC TOÀN CẦU Bên cạnh hoạt động giáo dục đào tạo, đông đảo công chúng Việt Nam biết đến Fulbright nhờ những nghiên cứu mang tính phản biện khoa học về tình hình kinh tế - chính trị và những đối thoại chính sách thẳng thắn với các nhà lãnh đạo về những vấn đề hóc búa nhất mà đất nước phải đối mặt. Tuy nhiên, ít người biết rằng, những kết nối sâu sắc này đã được ươm mầm từ hơn ba mươi năm trước khi nhóm giáo sư Harvard lần đầu tiên đặt chân đến Hà Nội. Đầu năm 1989, Thomas Vallely, cựu lính thủy đánh bộ trong chiến tranh Việt Nam, khi đó là Giám đốc Chương trình Việt Nam tại Đại học Harvard, cùng Giáo sư Dwight Perkins, lúc đó là Giám đốc Viện Phát triển Quốc tế Harvard đến thăm Việt Nam, khi hai nước còn chưa bình thường hóa quan hệ. Những vết thương chiến tranh với Mỹ đã cản trở bất kỳ khả năng hợp tác nào. Ngoại trưởng Việt Nam khi ấy, ông Nguyễn Cơ Thạch chia sẻ với nhóm giáo sư Harvard rằng ông phải đọc và dịch sang tiếng Việt cuốn Kinh tế học của Paul Samuelson để tìm hiểu về các khái niệm của kinh tế thị trường – bất kỳ điều gì để tìm ra con đường thoát khỏi hiện trạng đổ nát hoang tàn thời hậu chiến. Tầm nhìn thực tế này của các nhà lãnh đạo Việt Nam đã đóng vai trò tiên quyết cho sự hình thành của trường Fulbright. Ngược với những lo ngại ban đầu, nhóm chuyên gia của Harvard thấy mình được chào đón ở Việt Nam và đươc tạo điều kiện nghiên cứu bất kỳ vấn đề kinh tế quan trọng nào (nông nghiệp và công nghiệp là hai trọng tâm nghiên cứu ban đầu). Nhưng có lẽ, những nỗ lực giáo dục mà chương trình Việt Nam của Harvard đã triển khai mới để lại dấu ấn lâu dài hơn cả. Xem toàn bài tại: https://fsppm.fulbright.edu.vn/vn/tin-tuc-su-kien/tin-tuc-fsppm/truong-fulbright-va-hanh-trinh-viet-nam-hoa-tri-thuc-toan-cau/ -- Trường Chính sách công và Quản lý Fulbright đang tuyển sinh Chương trình Thạc sĩ Chính sách công năm 2024 niên khóa 2024-2026 với 2 chuyên ngành Phân tích Chính sách; và Lãnh đạo và Quản lý. Ứng viên trúng tuyển sẽ nhận được mức học bổng từ 40% - 100% từ Chương trình. Thời hạn ứng tuyển: 12/3 – 09/6/2024 Link ứng tuyển: https://fsppm.fulbright.edu.vn/don-du-tuyen #FulbrightVietnam #ThacsiChinhSachCong #TuyenSinh2024 #Scholarships

image

(English below) ✨ LỜI CHÚC NĂM GIÁP THÌN 2024 ✨ Bước sang thềm năm mới Giáp Thìn, Đại học Fulbright Việt Nam xin được gửi đến mọi nhà lời chúc tốt đẹp nhất 🐉 Với trái tim tràn đầy hy vọng hoà cùng niềm vui đầu năm, chúng tôi vô cùng trân trọng sự tin tưởng và hỗ trợ vô giá Fulbright nhận được trong hành trình vừa qua, là động lực hướng đến những điều tuyệt vời sẽ tiếp nối trong năm nay 🌟 Nhân dịp năm Rồng, Fulbright xin kính chúc vạn sự hanh thông, mọi niềm mong thành hiện thực 🌟 --- ✨ HAPPY LUNAR NEW YEAR 2024 ✨ As we step into New Year, the Year of the Dragon, Fulbright University Vietnam would like to extend our best wishes to everyone 🐉 With hearts filled with hope and joy as we embark on the new year, we deeply appreciate the invaluable trust and support Fulbright has received on our journey thus far, serving as motivation towards the wonderful things that will continue in the year ahead 🌟 As the Dragon's year unfolds its tale, Fulbright extends wishes, setting sail. Prosperity's breeze, in every gale, May dreams come true, without fail 🌟

Trang web này sử dụng cookies để cung cấp trải nghiệm người dùng tốt hơn.

Các cookies cần thiết (Essential Cookies) được mặc định và là cơ sở để trang web hoạt động chính xác. Cookies phân tích (Analytics cookies) thu thập dữ liệu ẩn danh để cải thiện và theo dõi website. Cookies hiệu suất (Performance cookies) được sử dụng bởi bên thứ ba để tối ưu hóa các ứng dụng (như video và bản đồ) được tích hợp trong trang web của chúng tôi. Để chấp nhận tất cả cookies, vui lòng bấm vào 'Tôi chấp nhận.'

logo_footer