Tin Tức

Hội thảo VEFFA 2022: Vượt qua thử thách – “Có hơn một cách để trở về đóng góp cho Việt Nam”

image

Sự phát triển trong mối quan hệ đa phương về giáo dục giữa Việt Nam và các quốc gia khác mang đến nhiều cơ hội du học cho thế hệ trẻ Việt Nam. Xu hướng đó cũng làm dấy lên những thảo luận sôi nổi về việc “ở lại nơi du học” hay “trở về Việt Nam” trong cộng đồng du học sinh và cả xã hội. Hội thảo do Hội Nghiên cứu sinh và Học giả Quỹ Giáo dục Việt Nam (VEFFA) và Đại học Fulbright Việt Nam tổ chức tại Hoa Kỳ, từ ngày 19 đến 21/08/2022 vừa qua đã đưa chủ đề này vào thảo luận một cách cởi mở. 

Muôn ngả trở về

Tham dự buổi trò chuyện, những cá nhân đã và đang học tập và nghiên cứu tại Hoa Kỳ theo hình thức học bổng cùng những nhà giáo dục tiến bộ đã chân thành chia sẻ về những lưỡng lự nếu trở về Việt Nam vào thời điểm hoài bão và cơ hội phát triển ở Hoa Kỳ còn rộng mở. Đều mong muốn phát triển Việt Nam, thế nhưng họ không thể không cân nhắc đến những hạn chế khi trở về nước như: cơ hội phát triển một số ngành đặc thù không phù hợp với thị trường nước nhà, hướng phát triển học thuật thiếu cộng đồng học giả hay sự chênh lệch trong thu nhập.

Buổi thảo luận giữa các học giả VEF và các đại diện giáo dục đã mở ra một góc nhìn rộng hơn về “trở về”. Ông Nguyễn Tiến Cương, nhà sáng lập và điều hành Chương trình VEF 2.0 chia sẻ: “Như tựa đề của một phần trong buổi thảo luận hôm nay: All the ways home (tạm dịch: muôn ngả trở về), thời đại ngày nay “trở về”  được hiểu theo nghĩa rất rộng, không nhất thiết phải hiện diện vật lý ở đất nước mình thì mới là “trở về”, mà có thể là mang chất xám, mối quan hệ, cơ hội đầu tư và việc làm,… về Việt Nam để có thể cùng với những người trong nước xây dựng nước nhà. Hiểu theo nghĩa  này sẽ mở ra nhiều lựa chọn cho mọi người hơn.”

Ông Nguyễn Tiến Cương – nhà sáng lập và điều hành Chương trình VEF 2.0

Đồng tình với quan điểm đó, bà Đàm Bích Thủy, chủ tịch Đại học Fulbright Việt Nam khẳng định “Sinh viên và nghiên cứu sinh tại Hoa Kỳ hoàn toàn có thể lựa chọn ở lại Hoa Kỳ. Việc ở đâu không quan trọng bằng điều các bạn có thể đóng góp cho Việt Nam nói chung và cho sự nghiệp giáo dục Việt Nam nói riêng”. Bà Đàm Bích Thủy cũng chia sẻ trải nghiệm cá nhân khi một lần quyết định “thử trở về nước” để tiếp quản vị trí Tổng giám đốc ANZ Việt Nam: “Cuối cùng thì từ “dự định sáu tháng” đã trở thành sự gắn bó và niềm vui khi thấy mình và cộng đồng xung quanh phát triển mỗi ngày”. Theo bà, có rất nhiều cơ hội để có thể phát triển Việt Nam với những vốn kiến thức và quan hệ có được từ việc học tập tại nước ngoài, quan trọng là bản thân mình luôn trong tư thế sẵn sàng để nắm bắt. 

Bà Đàm Bích Thủy chia sẻ trải nghiệm cá nhân tại hội thảo.

Cơ hội giáo dục tiệm cận chất lượng Mỹ cho “hàng ngàn sinh viên”

Đặt sứ mệnh của Fulbright trong hành trình phát triển giáo dục Việt Nam, bà Đàm Bích Thủy nhìn nhận việc bà cùng với các cộng sự xây dựng Fulbright chính là tiếp nối di sản của ông Frank Jao, cựu Chủ tịch Hội đồng Quản trị  Quỹ Giáo dục Việt Nam (VEF), trong việc đã mang đến cơ hội tiếp cận với nền giáo dục tiên tiến cho hơn 700 người Việt trong  giai đoạn 2003-2016. “Những người đã nhận học bổng VEF là những gương mặt tinh hoa học thuật của nước nhà, nhưng vẫn còn những cá nhân khác ở đất nước mình cũng giỏi và xán lạn như các bạn nhưng chưa có cơ hội. Fulbright được tạo nên để có để mang cơ hội giáo dục ấy đến hàng ngàn sinh viên khác, ngay tại Việt Nam”.

Ông Frank Jao –  cựu Chủ tịch Hội đồng Quản trị  Quỹ Giáo dục Việt Nam

Trong những năm gần đây, cùng với sự phát triển giáo dục ngành khoa học – kỹ thuật tại Việt Nam, các khoa thuộc khối STEM tại Đại học Fulbright Việt Nam chào đón nhiều giảng viên mới, đặc biệt một lực lượng đông đảo trong đó là cựu học viên nhận học bổng từ chương trình VEF. 

Chị Nguyễn Thị Huyền Trang, giảng viên ngành Khoa học tích hợp tại Fulbright là một trong số đó. Vượt qua nhiều vòng ứng tuyển để trở thành nghiên cứu sinh được VEF hỗ trợ tài chính, nhưng đó chỉ là bước đầu, quá trình học của chị Trang cũng gặp không ít thách thức. Do là nghiên cứu sinh nhỏ tuổi nhất và ngành “Khoa học môi trường” chị theo học là một ngành mới trong lịch sử VEF, chị thiếu sự hỗ trợ từ các đồng môn VEF và cả những cựu nghiên cứu sinh Việt Nam. Thách thức nhưng đó cũng là cơ hội, chị Trang khi nhớ về thời gian ấy vẫn đầy cảm xúc “Mình rất bất ngờ khi VEF lại dành học bổng cho một ngành mới như vậy, mà còn là cho một nghiên cứu sinh trẻ như mình nữa, thật sự cơ hội này rất có ý nghĩa với mình”. 

Chị Nguyễn Thị Huyền Trang tại góc làm việc của mình ở Fulbright 

Sau nhiều năm học tập và nghiên cứu ở Mỹ, Trang trở về và gia nhập đội ngũ giảng viên Khoa học Tích hợp tại Đại học Fulbright Việt Nam. Chị Trang cảm thấy hào hứng trong mỗi tiết học với sinh viên và quan trọng hơn hết là tại môi trường này những đề xuất của chị luôn được lắng nghe và nghiêm túc cân nhắc. “Môn Khoa học Môi trường lần đầu tiên được giảng dạy ở trường theo đề xuất của mình. Mình thật sự rất nóng lòng chia sẻ những gì mình học và nghiên cứu ở bên Mỹ. Hành trình trở về và đóng góp rất tuyệt vời!” 

Anh Trương Trung Kiên, Trưởng Bộ môn Kỹ thuật tại Đại học Fulbright Việt Nam nhận được học bổng VEF năm 2006, cảm thấy hãnh diện vì là một phần trong cộng đồng cựu nghiên cứu sinh VEF ngày càng lớn mạnh. “Thời điểm cách đây 15 năm, 40 suất học bổng VEF mỗi năm là ước mơ của nhiều người, do đó việc khóa trước giúp đỡ khóa sau đóng vai trò quan trọng để giúp nhiều bạn trẻ tiếp cận giáo dục tiên tiến. Nhưng điều mình tự hào hơn cả là đến khi chương trình kết thúc vào năm 2016, hoạt động của cộng đồng VEF vẫn rất sôi động, duy trì một cộng đồng học giả chất lượng cao và có chung mục đích học thuật” . Tham gia phát triển Bộ môn Kỹ thuật tại một trường đại học giáo dục khai phóng, anh Kiên ngày càng nhận ra mình đã đúng khi quyết định trở về và định cư tại Việt Nam, vì “đối với riêng trường hợp của mình, mình cảm thấy ở đây, giá trị mình mang lại cho cộng đồng, đặc biệt là thế hệ trẻ, lớn hơn rất nhiều so với việc mình chỉ là một mắt xích nhỏ trong guồng quay công nghiệp ở nước ngoài” 

Anh Trương Trung Kiên truyền cảm hứng cho thế hệ trẻ về môn kỹ thuật dưới góc nhìn nhân văn.

Ngoài sự đóng góp về tri thức, cộng đồng cựu nghiên cứu sinh và học giả VEF còn rất tích cực trong các hoạt động gây quỹ của Đại học Fulbright Việt Nam. Mối quan hệ bền chặt giữa Chương trình VEF và Đại học Fulbright Việt Nam minh chứng cho tinh thần phụng sự cộng đồng mà chúng ta gửi gắm và ươm dưỡng nơi những học giả Việt theo học tại nước ngoài. Đó cũng là một lời khẳng định rằng Fulbright luôn chào đón sự “trở về” của cộng đồng học giả và người Việt tại nước ngoài dù dưới bất kỳ hình thức nào, tất cả vì một Việt Nam phát triển hơn.

______

Về Hội Nghiên cứu sinh và Học giả Quỹ Giáo dục Việt Nam (VEFFA – Vietnam Education Foundation Fellows and Scholars Association). 

VEFFA được thành lập ngày 30 tháng 12 năm 2004 tại hội thảo thường niên của Quỹ Giáo dục Việt Nam (VEF) tổ chức tại Washington DC, Hoa Kỳ. VEFFA khuyến khích và hỗ trợ các hoạt động của các hội viên để họ có thể phát huy tốt nhất có thể khả năng của mình nhằm đạt được mục đích cá nhân và nghề nghiệp một cách hiệu quả. VEFFA định hướng và xác định các hoạt động/dự án chung dài hạn cho toàn thể hội viên của VEFFA để nâng cao vai trò và hình ảnh của VEFFA trong các lĩnh vực giáo dục & đào tạo, nghiên cứu khoa học, đời sống, kinh tế và xã hội. 

Về Chương trình VEF 2.0 và Chương trình Học bổng Quỹ Giáo dục Việt Nam (Vietnam Education Foundation (VEF) Fellowship Program)

Chương trình VEF 2.0 được xây dựng dựa trên thành công của Chương trình Học bổng Quỹ Giáo dục Việt Nam – Vietnam Education Foundation (VEF) Fellowship Program – một chương trình của Chính phủ Hoa Kỳ, hoạt động từ năm 2003 đến 2016 với mục đích tăng cường quan hệ giữa Hoa Kỳ và Việt Nam thông qua hợp tác, trao đổi giáo dục. 

Chương trình VEF 2.0 được tiến hành bởi cộng đồng Nghiên cứu sinh và Học giả VEF, những người tốt nghiệp từ các trường đại học hàng đầu Hoa Kỳ, Chương trình VEF 2.0 tiếp nối và phát huy quy trình tuyển chọn khắt khe, uy tín của VEF nhằm hỗ trợ những sinh viên xuất sắc của Việt Nam trong các ngành khoa học, công nghệ nộp đơn vào chương trình sau đại học tại các trường hàng đầu Hoa Kỳ.

An Bình

Kết nối với chúng tôi

facebook

(English below) ASEAN SOCIAL IMPACT PROGRAM 2023 - VÌ MỘT “HÀNH TINH” KHỎE MẠNH HƠN Chương trình ASEAN Social Impact Program 2023 - ASIP (Tác động xã hội ASEAN) đã chính thức khép lại với phần trình bày ý tưởng của các đội thi. Trước ban giám khảo và các nhà tài trợ tài năng...

image

(English below) ✨ LỜI CHÚC NĂM GIÁP THÌN 2024 ✨ Bước sang thềm năm mới Giáp Thìn, Đại học Fulbright Việt Nam xin được gửi đến mọi nhà lời chúc tốt đẹp nhất 🐉 Với trái tim tràn đầy hy vọng hoà cùng niềm vui đầu năm, chúng tôi vô cùng trân trọng sự tin tưởng và hỗ trợ vô giá Fulbright nhận được trong hành trình vừa qua, là động lực hướng đến những điều tuyệt vời sẽ tiếp nối trong năm nay 🌟 Nhân dịp năm Rồng, Fulbright xin kính chúc vạn sự hanh thông, mọi niềm mong thành hiện thực 🌟 --- ✨ HAPPY LUNAR NEW YEAR 2024 ✨ As we step into New Year, the Year of the Dragon, Fulbright University Vietnam would like to extend our best wishes to everyone 🐉 With hearts filled with hope and joy as we embark on the new year, we deeply appreciate the invaluable trust and support Fulbright has received on our journey thus far, serving as motivation towards the wonderful things that will continue in the year ahead 🌟 As the Dragon's year unfolds its tale, Fulbright extends wishes, setting sail. Prosperity's breeze, in every gale, May dreams come true, without fail 🌟

Trang web này sử dụng cookies để cung cấp trải nghiệm người dùng tốt hơn.

Các cookies cần thiết (Essential Cookies) được mặc định và là cơ sở để trang web hoạt động chính xác. Cookies phân tích (Analytics cookies) thu thập dữ liệu ẩn danh để cải thiện và theo dõi website. Cookies hiệu suất (Performance cookies) được sử dụng bởi bên thứ ba để tối ưu hóa các ứng dụng (như video và bản đồ) được tích hợp trong trang web của chúng tôi. Để chấp nhận tất cả cookies, vui lòng bấm vào 'Tôi chấp nhận.'

logo_footer