Tin Tức

Địa chính trị trong quan hệ Việt Nam – Hoa Kỳ

image

Tiến sĩ Evan Medeiros, chuyên gia hàng đầu về châu Á của Mỹ, từng là Giám đốc các vấn đề châu Á tại Hội đồng An ninh Quốc Gia Mỹ dưới thời của Tổng thống Barack Obama, theo lời mời của Đại học Fulbright Việt Nam và Trung tâm Nghiên cứu và Chiến lược quốc tế của Mỹ, đến TP.HCM diễn thuyết về quan hệ Việt Nam và Hoa Kỳ với chủ đề “Mối quan hệ giữa Hoa Kỳ và Việt Nam trong kỷ nguyên mới và tương lai” (Tháng 1.2018).

Trong mục đích giới thiệu bài diễn thuyết như tư liệu tham khảo nghiên cứu về quan hệ Việt Nam và Hoa Kỳ, Đại học Fulbright trân trọng giới thiệu nội dung bài phát biểu của ông, được đăng theo kỳ, với các tiêu đề do Fulbright đặt tựa.

PHẦN 1: https://fulbright.edu.vn/vi/ky-nguyen-moi-cua-quan-he-viet-nam-va-hoa-ky/ 

PHẦN 2:

Tôi muốn nói thêm một chút về chính trị – chính trị toàn cầu – và nó sẽ ảnh hưởng thế nào đến mối quan hệ giữa Hoa Kỳ và Việt Nam. Thật ra, diễn tiến chính liên quan đến chính trị (và ý tôi không phải nói đến địa chính trị mà là chính trị cấp quốc gia): là chuyện gì đang xảy ra đối với nền kinh tế chính trị của các quốc gia trên toàn thế giới, và hiện tượng chính và quan trọng nhất ta cần lưu ý đến là sự nổi lên của chủ nghĩa dân tuý. Nói cách khác là sự nổi lên của xu hướng chính trị chống lại thể chế hiện hữu.

Xu hướng ủng hộ các chính khách đến từ bên ngoài khuôn khổ của các đảng phái và thể chế chính trị hiện hành của bất cứ một bộ máy chính trị của bất cứ một quốc gia nào trên thế giới hiện đang khá thịnh hành. Nhìn chung, xu hướng này xảy ra bởi nỗi thất vọng và bất mãn, bởi những nhóm lớn tiếng thuộc tầng lớp chính trị và kinh tế tinh hoa ở các quốc gia trên thế giới. Nó cũng xảy ra bởi xu hướng thay đổi về cấu trúc kinh tế và dân số. Nhưng quan trọng hơn là, chủ nghĩa dân tuý ở các quốc gia phát triển khác với ở các quốc gia đang phát triển, và sự khác nhau đó liên quan đến buổi thảo luận hôm nay về mối quan hệ giữa Hoa Kỳ và Việt Nam.

Trong thị trường đã phát triển như của Mỹ hay khối EU, nỗi thất vọng và mối bất mãn xảy ra do những cú sốc về kinh tế, nhập cư, hay công nghệ. Nói cách khác, những cá nhân mất việc làm do việc chuyển giao sản xuất ra nước ngoài, sử dụng máy móc công nghệ, và đối với một số nơi nhất định, do dân nhập cư.

Những cá nhân đã mất việc đấy thường cảm thấy biên giới quốc gia đang bị xâm phạm và họ lo lắng về sự gắn kết văn hoá và gắn kết quốc gia. Đây là một trong những lý do chính để quyết định Brexit xảy ra. Đây cũng là những cử tri cảm thấy rằng cuộc sống của họ bị ảnh hưởng bởi cú sốc kinh tế, gây ra việc mất việc làm bởi công nghệ và chuyển giao sản xuất. Đây cũng là những cá nhân ủng hộ xu hướng chính trị chống lại thể chế hiện hữu tại Mỹ và khối EU.

Trong khi đó, chủ nghĩa dân tuý ở các quốc gia đang phát triển, đặc biệt là ở Châu Á, lại rất khác, và nó sẽ ảnh hưởng đến tất cả chúng ta. Nó không xảy ra bởi cú sốc kinh tế, và đặc biệt không xảy ra bởi sự tước đoạt phương tiện hoạt động kinh tế. Ngược lại, nó xảy ra vì sự kỳ vọng của tầng lớp dân số trẻ đang tìm cơ hội có một cuộc sống tốt đẹp hơn. Họ không chỉ muốn công việc tốt và lương cao – đây là những yêu cầu của 10, 15 năm về trước.

Giới trẻ giờ đây mong muốn có một nền giáo dục tốt hơn, bảo vệ môi trường, và một chất lượng sống tốt hơn. Họ rất tích cực online, và có rất nhiều tương tác trên mạng xã hội, họ nêu lên chính kiến của mình và được lắng nghe, và họ tiếp nhận, hoặc thử nghiệm với những chính trị gia không thuộc thể chế chính trị hiện hữu.

Ta thấy những ví dụ như những cuộc bầu cử của Rodrigo Duterte ở Philippines, Jokowi ở Indonesia, Aung San Suu Kyi ở Myanmar. Một số nhà lãnh đạo nhận ra điều này, và tôi nghĩ đây là một phần lý do tại sao có một làn sóng chống tham nhũng mạnh mẽ ở Châu Á, Ấn Độ, Trung Quốc, và thậm chí Việt Nam, bởi vì các nhà lãnh đạo này hiểu rằng tầng lớp trẻ đang kỳ vọng một chất lượng cuộc sống tốt hơn và họ cũng yêu cầu nhà nước trở nên có trách nhiệm hơn và minh bạch hơn.

Và công cuộc chống tham những là một cách để đạt được yêu cầu này. Tôi nghĩ rằng những hiện tượng này đang xảy ra rất rõ ràng tại Việt Nam. Tầng lớp trẻ không đe doạ hệ thống cai trị nhưng họ đang dần thay đổi mối quan hệ giữa nhà nước và xã hội và nền kinh tế chính trị tại Việt Nam. Khi tôi nhìn lại khủng hoảng cá chết năm 2016, tôi nghĩ đây là một dấu hiệu cho thấy niềm mong mỏi của tầng lớp trẻ cho một nhà nước có trách nhiệm hơn, và minh bạch hơn.

ASEAN – nhân tố cạnh tranh quyền lực lớn trên thế giới

Và yếu tố thứ ba và cũng là cuối cùng của một kỷ nguyên mới trong mối quan hệ giữa Hoa Kỳ và Việt Nam là địa chính trị. Tôi cũng muốn chia sẻ một số quan điểm của riêng tôi. Đầu tiên, thay đổi dễ thấy nhất của nền chính trị toàn cầu trong những năm vừa qua là Hoa Kỳ.

Nói rõ hơn là việc Tổng thống Donald Trump thắng cử và nay vai trò của nước Mỹ khá là không chắc chắn. Tổng thống Trump tượng trưng cho một sự quay ngoắt khá đột ngột trong chính sách ủng hộ những quy ước quốc tế dựa trên luật lệ, quy tắc, và thể chế chung trong 7 thập niên vừa qua.

Tổng thống Trump khá mâu thuẫn đối với quy ước tự do quốc tế. Nhưng ta nên nhớ rằng về mặt cơ bản, nước Mỹ hiện đang rất chú trọng vào tình hình trong nước; do đó, họ quan tâm nhiều hơn đến tình trạng nhập siêu hơn là những chính sách về quan hệ thương mại song phương.

Nước Mỹ đã trải qua giai đoạn này trong những năm 1970 và có lẽ là lịch sử đang lặp lại. Nhưng tôi nghĩ ta cần quen dần với sự thật là nước Mỹ sẽ trở thành nguồn cơn của những bất định trong những năm tiếp theo.

Thứ hai là Trung Quốc. Đây là một vấn đề khá hiển nhiên nhưng vẫn rất quan trọng để nhắc đến. Trung Quốc, dưới thời Tập Cận Bình, đang vươn lên theo một cách rất mới và rất khác. Về mặt kinh tế, dấu chân kinh tế ở nước ngoài của Trung Quốc đang mở rộng và rất rõ ràng. Trung Quốc đang sử dụng nguồn vốn như là một mặt hàng xuất khẩu quan trọng để làm công cụ nhằm đạt được những mục tiêu chính trị và kinh tế.

Về mặt ngoại giao, Trung Quốc đã có những bước phát triển xa hơn so với thời Đặng Tiểu Bình. Đã không còn là một thời mà Trung Quốc giữ một hình ảnh thận trọng. Trong bài diễn văn tại Đại Hội Đảng lần thứ 19, Tập Cận Bình có những diễn đạt rất quan trọng về ‘phương án Trung Quốc’ và ‘giải pháp Trung Quốc.’ Và câu hỏi đặt ra là tầm nhìn mới này sẽ ảnh hưởng như thế nào đến những khu vực khác trên thế giới.

Về mặt quân sự, sự có mặt của Trung Quốc tại Châu Á đang gia tăng. Chỉ trong vòng 10 năm, sẽ có 4 tàu bay Trung Quốc hoạt động ở Tây Thái Bình Dương, và lượng tàu ngầm sẽ tăng gấp đôi. Đến năm 2020, hải quân Trung Quốc sẽ tăng gấp đôi năm 2010. Việc này sẽ thay đổi hoàn toàn về môi trường chiến lược của chúng ta.

Và quan trọng hơn nữa, giờ đây Trung Quốc đã nhìn thấy một cơ hội chiến lược rất lớn. Họ thấy rằng qua việc Donald Trump đắc cử, Trung Quốc sẽ có nhiều cơ hội để tiến xa hơn. Đơn cử là bài xã luận đã thu hút rất nhiều sự chú ý của công chúng trên tờ Nhân Dân Nhật Báo hôm qua. Bài báo nói về những thiếu sót của chế độ dân chủ dẫn đến những cơ hội lịch sử giúp Trung Quốc mở rộng ảnh hưởng toàn cầu. Dưới thời Chủ tịch Tập, Trung Quốc sẽ trở thành một thách thức lớn ta cần đối mặt.

Xu hướng địa chính trị thứ ba là Bắc Triều Tiên. Tương lai của Bán đảo Triều Tiên sẽ là một sự kiện quan trọng của địa chính trị Châu Á. Đây là giai đoạn sẽ định hình những mối quan hệ quyền lực giữa những quốc gia uy quyền nhất. Hiệu ứng lan truyền trong khối ASEAN sẽ toả rộng và có thể sẽ có nhiều thay đổi về địa chính trị ở Châu Á. Chúng ta không thể bỏ qua khả năng sẽ có những xung đột quyền lực tại Bán đảo Triều Tiên.

Điểm thứ tư cũng là điểm cuối cùng tôi muốn nói là chúng ta cần chuẩn bị cho một kỷ nguyên mới của mối quan hệ Hoa Kỳ – Trung Quốc. Mối quan hệ này sẽ căng thẳng, có va chạm, và đầy tính cạnh tranh. Nỗi thất vọng và mối lo lắng của Hoa Kỳ với Trung Quốc đang tăng cao. Ta có thể dễ dàng thấy điều này qua ngôn ngữ dùng trong chiến lược an ninh quốc gia: “cho rằng sẽ có những va chạm mới và sâu sắc trong mối quan hệ Hoa Kỳ – Trung Quốc.”

Giờ đây, sự kiên nhẫn của nước Mỹ đối với những va chạm và tình trạng căng thẳng của mối quan hệ giữa hai nước vẫn chưa được kiểm chứng. Ta vẫn chưa rõ sự kiên nhẫn của Washington sẽ ở mức nào đối với mối quan hệ với Trung Quốc.

Nhưng điều này có nghĩa là Châu Á, thậm chí ASEAN, sẽ trở thành một nhân tố cạnh tranh quyền lực lớn trên thế giới, lớn hơn rất nhiều so với hiện giờ. Liệu rằng Việt Nam đã chú ý đến xu hướng này hay chưa, và liệu điều này có ý nghĩa thế nào đối với Việt Nam? Và đây cũng là nội dung chính của những chia sẻ tiếp theo của tôi về tương lai của mối quan hệ giữa Hoa Kỳ và Việt Nam.

Kỳ tiếp: 

Việt Nam cân bằng ra sao quan hệ với Hoa Kỳ và Trung Quốc?

Kết nối với chúng tôi

facebook

(English below) ASEAN SOCIAL IMPACT PROGRAM 2023 - VÌ MỘT “HÀNH TINH” KHỎE MẠNH HƠN Chương trình ASEAN Social Impact Program 2023 - ASIP (Tác động xã hội ASEAN) đã chính thức khép lại với phần trình bày ý tưởng của các đội thi. Trước ban giám khảo và các nhà tài trợ tài năng...

image

(English below) ✨ LỜI CHÚC NĂM GIÁP THÌN 2024 ✨ Bước sang thềm năm mới Giáp Thìn, Đại học Fulbright Việt Nam xin được gửi đến mọi nhà lời chúc tốt đẹp nhất 🐉 Với trái tim tràn đầy hy vọng hoà cùng niềm vui đầu năm, chúng tôi vô cùng trân trọng sự tin tưởng và hỗ trợ vô giá Fulbright nhận được trong hành trình vừa qua, là động lực hướng đến những điều tuyệt vời sẽ tiếp nối trong năm nay 🌟 Nhân dịp năm Rồng, Fulbright xin kính chúc vạn sự hanh thông, mọi niềm mong thành hiện thực 🌟 --- ✨ HAPPY LUNAR NEW YEAR 2024 ✨ As we step into New Year, the Year of the Dragon, Fulbright University Vietnam would like to extend our best wishes to everyone 🐉 With hearts filled with hope and joy as we embark on the new year, we deeply appreciate the invaluable trust and support Fulbright has received on our journey thus far, serving as motivation towards the wonderful things that will continue in the year ahead 🌟 As the Dragon's year unfolds its tale, Fulbright extends wishes, setting sail. Prosperity's breeze, in every gale, May dreams come true, without fail 🌟

Trang web này sử dụng cookies để cung cấp trải nghiệm người dùng tốt hơn.

Các cookies cần thiết (Essential Cookies) được mặc định và là cơ sở để trang web hoạt động chính xác. Cookies phân tích (Analytics cookies) thu thập dữ liệu ẩn danh để cải thiện và theo dõi website. Cookies hiệu suất (Performance cookies) được sử dụng bởi bên thứ ba để tối ưu hóa các ứng dụng (như video và bản đồ) được tích hợp trong trang web của chúng tôi. Để chấp nhận tất cả cookies, vui lòng bấm vào 'Tôi chấp nhận.'

logo_footer