Các nhà lãnh đạo nên làm gì trong khủng hoảng?

image

Hơn bao giờ hết, câu hỏi “Nhà lãnh đạo phải ứng phó với khủng hoảng như thế nào?” đang là một đề tài tranh luận vô cùng nóng bỏng. Trong bối cảnh đại dịch toàn cầu vẫn chưa có dấu hiệu hạ nhiệt, các nhà lãnh đạo càng cần phải chủ động và có đường hướng rõ ràng.

Ngày 23 tháng 4 vừa qua, nhà báo Mỹ kỳ cựu Chris Matthews đã cùng Đại học Fulbright Việt Nam thảo luận về chủ đề các nhà lãnh đạo cần làm gì trong khủng hoảng, cũng như nhận xét về cách xử lý của các nhà lãnh đạo trên khắp thế giới. Matthews là nhà báo, nhà phê bình chính trị được biết đến với vai trò chủ trì talk-show ‘Hardball cùng Chris Matthews’, lên sóng đài MSNBC hơn 20 năm. Ông cũng là tác giả của nhiều đầu sách về chính trị và nghệ thuật lãnh đạo, trong đó có những cuốn về hai cựu Tổng thống Mỹ, Kennedy và Nixon. Buổi trò chuyện với Chris Matthews nằm trong chuỗi thảo luận trực tuyến mang tên “Thế giới hậu COVID-19” do Đại học Fulbright khởi xướng.

Mở đầu, Matthews đánh giá cao thành công của Việt Nam trong cuộc chiến chống coronavirus. Với phản ứng nhanh chóng và kịp thời, đến nay Việt Nam vẫn chưa ghi nhận ca tử vong nào, cho thấy các nhà lãnh đạo đất nước đã kiểm soát dịch một cách hiệu quả. Matthews cho rằng, thành công này một phần là do các nhà lãnh đạo Việt Nam đã áp dụng một số quy tắc trong đối phó với khủng hoảng được nêu ra sau đây.

Sau khi nhận xét về tình hình tại Việt Nam, ông Matthews chuyển hướng cuộc thảo luận sang tình hình tại Hoa Kỳ, cụ thể hơn là về cách ứng phó của Thống đốc bang New York, Andrew Cuomo. New York hiện là điểm nóng về COVID-19 với gần 20’000 người chết* vì căn bệnh này. Tuy nhiên, thống đốc New York lại trở thành một trong những người được tin tưởng nhất trên toàn nước Mỹ. Câu hỏi Matthews đặt ra là: làm thế nào người đứng đầu địa phương chịu ảnh hưởng nặng nề nhất lại có thể trở thành người được dân chúng tin cậy nhất?

Chris Matthews lý giải, đó là do Thống đốc Cuomo đã tuân thủ nghiêm ngặt những quy tắc vàng trong đối phó với khủng hoảng dưới đây.

Quy tắc số 1 – Có mặt kịp thời

Trong hoạn nạn, dân chúng luôn hướng đến các nhà lãnh đạo. Matthews lấy ví dụ khi một tòa nhà bốc cháy, người ta sẽ mong chờ những người như lãnh đạo địa phương, đội trưởng đội chữa cháy hay cảnh sát trưởng có mặt ở hiện trường. Việc trực tiếp xuất hiện ở đó cũng đủ cho thấy những nhà lãnh đạo này quan tâm đến lợi ích chung của cộng đồng, nhân dân.

Theo Matthews, đây là quy tắc lãnh đạo mà cả ông Cuomo và Tổng thống Trump đều thực hiện. Ông Trump xuất hiện trên truyền hình quốc gia gần như mỗi buổi tối để nói về virus. Thống đốc Cuomo cũng vậy, ông thường xuyên tham gia các buổi họp báo và xuất hiện trên các kênh truyền thông quốc gia để bàn về virus cũng như kế hoạch đối phó của New York. 

Quy tắc số 2 – Nhanh chóng thông tin đến công chúng

 Trong khủng hoảng, người ta thường cảm thấy sợ hãi. Họ sẽ cảm thấy yên tâm hơn nếu được cập nhật và hiểu rõ về tình hình. Do vậy, các nhà lãnh đạo cần phải thông tin đến công chúng càng nhanh càng tốt.

Matthews chỉ ra, đây là điểm mà các thống đốc Hoa Kỳ đã làm tốt. Họ cập nhật những thông tin mới nhất đến người dân, giúp người dân chuẩn bị tinh thần cho những khó khăn trước mắt.

Khi đối mặt với hiểm nguy, người dân cần có thông tin chính xác để có thể bảo vệ bản thân. Cụ thể hơn, họ cần được biết toàn bộ diễn biến tình hình, thay vì được nghe những lời nói giảm nói tránh. Nếu họ phát hiện ra một nhà lãnh đạo không trung thực, họ sẽ không còn tin tưởng ông ta nữa.

Matthews cho rằng, Thống đốc New York Andrew Cuomo có được sự tôn trọng của người dân như hôm nay là do ông ta đã đưa thông tin chính xác đến với cử tri. Ông truyền tải thông tin thẳng thắn và cụ thể về những nguy hiểm mà New York đang phải đối mặt, về sự thật rằng New York đang bị ảnh hưởng nặng nề.

Như chính ông Cuomo lập luận, tri thức mang lại sức mạnh. “Kể cả khi đó là những tin tức xấu, việc không biết tin còn tồi tệ hơn. Tôi cam kết sẽ luôn thông tin đầy đủ tới mọi người dân New York.”

Quy tắc số 3 – Thể hiện sự quan tâm

Matthews tin rằng, trong những cuộc khủng hoảng như hiện nay, người dân muốn biết các nhà lãnh đạo vẫn quan tâm đến họ. Một lần nữa, Matthews lấy ví dụ là Thống đốc Cuomo. Ông Cuomo thường xuyên nhắc đến mẹ mình, bà Matilda và thể hiện sự quan tâm chân thành đến những người cao tuổi thuộc nhóm 2% dân số có khả năng tử vong cao vì virus corona. Điều này thể hiện lòng trắc ẩn của ông đối với mạng sống của người dân, thay vì chỉ coi họ như những con số.

Bên cạnh những thông tin khách quan rõ ràng và chính xác, ông Cuomo còn chú trọng đến khía cạnh tinh thần. Trong những tuần qua, số người tử vong mỗi ngày vì coronavirus đã giảm dần ở New York. Tuy nhiên, ông Cuomo cho rằng mỗi bệnh nhân qua đời đều là mất mát to lớn và đau lòng với gia đình của họ. Dù đưa ra những sự thật có phần phũ phàng, ông vẫn cho thấy sự quan tâm chân thành.

Khép lại buổi trò chuyện, Chris Matthews nhấn mạnh vào những khác biệt về văn hóa. Ví dụ, những nguyên tắc mà ông nêu trên có thể được áp dụng vào đa số hoàn cảnh, nhưng cần được điều chỉnh khi áp dụng ở Việt Nam. Ông thậm chí cho rằng, một số nét văn hóa của Việt Nam cần được lan rộng hơn nữa ở Mỹ, đặc biệt là tinh thần cộng đồng, sẵn sàng hy sinh lợi ích cá nhân vì lợi ích chung.

Trong chuỗi thảo luận về khủng hoảng COVID-19, chúng tôi sẽ tiếp tục đề cập đến những khía cạnh khác mà các nhà lãnh đạo cần quan tâm và những cách phản ứng khác từ khắp nơi trên thế giới. Trong số đó, Giảng viên Đại học Harvard Karen Dynan, Cựu Trưởng nhóm Chuyên gia kinh tế của Bộ Tài chính Hoa Kỳ mới đây đã có buổi trò chuyện với những đánh giá về triển vọng kinh tế thế giới hậu khủng hoảng. Sau đó, chuyên gia về thống kê sinh học từ Harvard Xihong Lin sẽ có những phân tích cụ thể về trường hợp Vũ Hán cùng những bài học có thể được áp dụng rộng rãi.

  • Số liệu cập nhật tại thời điểm thảo luận trực tuyến

Kết nối với chúng tôi

image

Cùng lắng nghe những cảm nhận, chia sẻ từ các lãnh đạo cấp cao của TP. Hồ Chí Minh, TP. Đà Nẵng, Tỉnh Thừa Thiên Huế và Tỉnh Đồng Tháp, tham dự Tọa đàm Chính sách Cấp cao - Lãnh đạo Quản trị Tài sản công trong kỷ nguyên số trong 2 ngày 16 & 17/3 vừa qua tại Đà Nẵng. Tọa đàm được đồng tổ chức bởi Trường Chính sách công và Quản lý Fulbright (FSPPM), Ngân hàng Thế giới (World Bank) và Tổng cục Kinh tế Liên bang Thụy Sĩ (SECO). --- Trường Chính sách công và Quản lý Fulbright đang tuyển sinh Chương trình Thạc sĩ Chính sách công năm 2024 niên khóa 2024-2026 với 2 chuyên ngành Phân tích Chính sách; và Lãnh đạo và Quản lý. Ứng viên trúng tuyển sẽ nhận được mức học bổng từ 40% - 100% từ Chương trình. 📌Thời hạn ứng tuyển: 12/3 – 09/6/2024 👉Link ứng tuyển: https://fsppm.fulbright.edu.vn/don-du-tuyen #FulbrightVietnam #ThacsiChinhSachCong #TuyenSinh2024 #Scholarships

image

(English below) ✨ LỜI CHÚC NĂM GIÁP THÌN 2024 ✨ Bước sang thềm năm mới Giáp Thìn, Đại học Fulbright Việt Nam xin được gửi đến mọi nhà lời chúc tốt đẹp nhất 🐉 Với trái tim tràn đầy hy vọng hoà cùng niềm vui đầu năm, chúng tôi vô cùng trân trọng sự tin tưởng và hỗ trợ vô giá Fulbright nhận được trong hành trình vừa qua, là động lực hướng đến những điều tuyệt vời sẽ tiếp nối trong năm nay 🌟 Nhân dịp năm Rồng, Fulbright xin kính chúc vạn sự hanh thông, mọi niềm mong thành hiện thực 🌟 --- ✨ HAPPY LUNAR NEW YEAR 2024 ✨ As we step into New Year, the Year of the Dragon, Fulbright University Vietnam would like to extend our best wishes to everyone 🐉 With hearts filled with hope and joy as we embark on the new year, we deeply appreciate the invaluable trust and support Fulbright has received on our journey thus far, serving as motivation towards the wonderful things that will continue in the year ahead 🌟 As the Dragon's year unfolds its tale, Fulbright extends wishes, setting sail. Prosperity's breeze, in every gale, May dreams come true, without fail 🌟

Trang web này sử dụng cookies để cung cấp trải nghiệm người dùng tốt hơn.

Các cookies cần thiết (Essential Cookies) được mặc định và là cơ sở để trang web hoạt động chính xác. Cookies phân tích (Analytics cookies) thu thập dữ liệu ẩn danh để cải thiện và theo dõi website. Cookies hiệu suất (Performance cookies) được sử dụng bởi bên thứ ba để tối ưu hóa các ứng dụng (như video và bản đồ) được tích hợp trong trang web của chúng tôi. Để chấp nhận tất cả cookies, vui lòng bấm vào 'Tôi chấp nhận.'

logo_footer