Tin Tức

Bốn khoá học về phương pháp giảng dạy dành cho giáo viên cả nước

image

Trong nhiều môi trường, hầu hết giáo viên là người tư duy và suy nghĩ trong lớp học, chứ không phải là học trò. Một trong những lý do chủ đạo chính là vì phần lớn việc thiết kế chương trình dạy học, phương pháp dạy học và kiểm tra đánh giá lâu nay đang được tiếp cận từ việc đặt giáo viên ở trung tâm, thay vì thực sự đặt học sinh ở trung tâm. Điều này vừa “bào mòn” động lực học tập lâu dài, vừa hạn chế năng lực tư duy nền tảng của học sinh. Vậy làm thế nào để học sinh cấp 1 – cấp 2 – cấp 3, trở thành người chủ động tìm hiểu, chủ động suy nghĩ và chủ động sáng tạo?

Hội thảo đào tạo thực hành về phương pháp giảng dạy cho các giáo viên trên cả nước (PEN 2020) do Đại học Fulbright Việt Nam vàQuỹ phát triển Giáo dục IEG Foundation đồng tổ chức sẽ tập trung vào 4 chuyên đề đột phá về các phương pháp dạy học khai phóng tư duy. Đại học Fulbright Việt Nam xin giới thiệu nội dung các chuyên đề giúp các thầy, cô tham khảo và đăng ký tham gia nhằm nâng cao phương pháp giảng dạy, đào tạo của mình.

Học Sâu (Deep Learning)

Việc học là một quá trình phân tầng. Hầu hết việc dạy – học ở nhiều môi trường bị đổ nhiều trọng tâm vào học trên bề mặt (surface learning). Khoảng 90% giảng dạy chỉ yêu cầu người học sử dụng những kỹ năng ở bề mặt theo nghiên cứu của John Hattie – chuyên gia hàng đầu thế giới về Visible Learning (học trực quan).
Điều này cũng đồng nghĩa là người dạy đã không kéo giãn được việc học nông để chạm đến học sâu (deep learning).

Ngoài ra, tầng trên của Học Sâu là Chuyển Giao – tức là chuyển giao những hiểu biết, kỹ năng và chiến thuật vào các tình huống và công việc mới lạ một cách linh hoạt và hiệu quả. Phân tầng Chuyển Giao này cũng hầu như trống vắng trong các giờ học và hệ thống chương trình phổ thông. Chính vì lý do này, học sinh có thể học nhiều, biết nhiều nhưng năng lực tư duy, lập luận, lý giải và vận dụng kiến thức, hiểu biết còn rất hạn chế, đặc biệt trong những ngữ cảnh và tình huống mới lạ.

Buổi chia sẻ đào tạo Học Sâu sẽ hướng dẫn giáo viên thực hành những phương diện sau:

  • Nhận diện sự khác biệt trong biểu hiện và phương pháp dạy – học giữa Học Nông và Học Sâu.
  • Cách thiết kế giáo án và các hoạt động, thử thách học tập trước – trong – sau giờ học để hướng học sinh đến việc Học Sâu và Chuyển Giao.
  • Các phương pháp dạy học dựa trên nền tảng Hiểu Sâu để học sinh có thể hiểu biết và suy nghĩ ở nhiều tầng lớp của hiểu biết và tư duy.

Buổi chia sẻ đào tạo dựa trên những nghiên cứu khoa học và giáo dục tiên tiến nhất trên thế giới, kết hợp với trải nghiệm của chuyên gia thiết kế, đột phá hệ thống cho các trường học ở Việt Nam. Khi giáo viên ý thức phát triển và xây dựng được năng lực hướng dẫn, hỗ trợ học sinh hướng đến việc Học Sâu, chúng ta sẽ tạo ra những thế hệ học sinh không ngừng chủ động mở rộng và đào sâu mỗi đơn vị kiến thức, để chạm đến bản chất của vấn đề và độ sâu của việc học.

Tiến sĩ Nguyễn Chí Hiếu sẽ trở lại với PEN2020 với hai nội dung chuyên đề về Học Sâu và Năng lực Tò mò

Năng lực tò mò (Intellectual Curiosity)

Trong nhiều môi trường, hầu hết giáo viên là người tư duy và suy nghĩ trong lớp học, chứ không phải là học trò. Trong khi đó, học trò lẽ ra phải là người chủ động tư duy vì chúng đến trường là để… học, chứ không phải chỉ để nghe. Một trong những lý do chủ đạo chính là vì phần lớn việc thiết kế chương trình dạy học, phương pháp dạy học và kiểm tra đánh giá lâu nay đang được tiếp cận từ việc đặt giáo viên ở trung tâm, thay vì thực sự đặt học sinh ở trung tâm. Điều này vừa “bào mòn” động lực học tập lâu dài, vừa hạn chế năng lực tư duy nền tảng của học sinh.

Vậy làm thế nào để học sinh cấp 1 – cấp 2 – cấp 3, với đặc điểm riêng của từng độ tuổi và trong mỗi môn học, trở thành người chủ động tìm hiểu, chủ động suy nghĩ và chủ động sáng tạo. Để từ đó, khi học sinh học lên cao và tiếp xúc với bất cứ môi trường học tập – làm việc tiên tiến nào, học sinh đều có khả năng tự học và trở thành những người học tập chủ động, không ngừng tò mò và sáng tạo trong vô vàn ngữ cảnh, tình huống mà ở đó lời giải và khuôn mẫu thậm chí còn chưa tồn tại.

Buổi chia sẻ đào tạo Năng Lực Tò Mò sẽ hướng dẫn giáo viên thực hành những phương diện sau:

  • Cách thiết kế chương trình học tổng thể để dẫn dắt học sinh trên một quá trình khám phá và truy vấn kiến thức.
  • Cách thiết kế giáo án để khơi gợi sự tò mò và chủ động tìm hiểu, nghiên cứu kiến thức của học sinh.
  • Các phương pháp dạy học trên lớp nhằm hỗ trợ quá trình truy vấn kiến thức của học sinh.
  • Các hoạt động hỗ trợ sau giờ dạy để giúp học sinh không ngừng tò mò, tìm hiểu về các vấn đề mở rộng và đào sâu tri thức.
  • Các hình thức và phương pháp kiểm tra đánh giá để tạo động lực và niềm yêu thích học tập tự nhiên cho học sinh.

Buổi chia sẻ đào tạo dựa trên những nghiên cứu khoa học tiên tiến nhất trên thế giới, kết hợp với trải nghiệm của chuyên gia thiết kế, đột phá hệ thống cho các trường học ở Việt Nam và những trải nghiệm thực hành trên thực tế lớp học của các học giả PEN 2019. Những điều này đã và đang diễn ra, đem lại nhiều hiệu quả đột phá thực tế cho năng lực giảng dạy của giáo viên và năng lực học tập của học sinh ở nhiều môi trường. Để mỗi người – dù là học sinh hay giáo viên – đều là những người học tập trọn đời.

Giảng dạy với công nghệ (Digital Learning Through Social Media)

Là giáo viên, chắc hẳn chúng ta đều thấy rằng mạng xã hội đôi khi làm ảnh hưởng đến việc học. Học sinh dễ bị xao nhãng bởi những kênh mạng xã hội có sức lan tỏa lớn, lại có thể dễ dàng truy cập qua điện thoại hay máy tính, như Facebook. Tuy nhiên, mạng xã hội cũng có thể giúp ích rất nhiều cho việc dạy và học chứ không hoàn toàn mang tính tiêu cực. Facebook chính là một không gian trực tuyến mà các bạn học sinh đã quá quen thuộc, hiểu rõ từ những nguyên tắc chung đến những cách thức giao tiếp thông qua Facebook; thậm chí, đôi khi còn sử dụng nhiều hơn so với hình thức trao đổi trong khuôn khổ lớp học.

Tiến sĩ Ian Kalman giảng dạy chuyên đề Giảng dạy với công nghệ

Mạng xã hội là một kênh thông tin giúp cho mọi người có thể trao đổi trực tiếp với nhau trên một hoặc nhiều chủ đề khác nhau. Người dùng mạng xã hội có thể còn liên kết hình ảnh, video, và các trang web khác nhau để bổ trợ cho ý kiến của mình một cách nhanh chóng. Mạng xã hội có chức năng lưu trữ tất cả những thông tin mà người dùng chia sẻ.

Đối với một nhà giáo, đây là một công cụ đặc biệt hữu ích để lưu lại ý kiến của học sinh cũng như chất lượng của buổi thảo luận. Đối với học sinh, các bạn có thể cùng nhìn lại những ý kiến đã được nêu, và ngẫm thêm về câu trả lời của mình.

Do đó, chuyên đề này sẽ giúp các thầy cô sử dụng mạng xã hội, đặc biệt là Facebook, nhằm (1) thực hiện các bài tập nhóm, và (2) cơ cấu thảo luận trực tuyến. Cùng với giảng viên của PEN, các thầy cô sẽ nghiên cứu thêm cách hợp nhất “hệ tư tưởng truyền thông” của học sinh vào khuôn khổ lớp học nhằm nâng cao trải nghiệm học tập một cách hiệu quả và hấp dẫn hơn.

Thực hành Chính niệm – Từ tâm(Mindfulness and Compassion in Teaching)

Thực hành Chính niệm – Từ tâm: Lan toả tích cực xa ngoài lớp học
Practicing Mindfulness-Compassion: Positive Outspread Far Beyond the Classroom

Chính niệm (mindfulness) và Từ tâm (compassion) đã bước ra ngoài phạm vi thực hành tôn giáo, trở thành hai khái niệm phổ quát toàn cầu, tạo ra những chuyển hoá thiện lương ở nhiều cấp độ, từ cá nhân cho đến cộng đồng và xã hội. Thực tế, Chính niệm và Từ tâm không hề tách biệt mà tương hỗ, củng cố lẫn nhau. Do vậy mà từ chính niệm, nhiều khái niệm tương cận đã được nhận diện, ví như nhân từ (kindfulness), hay tự kiểm (heedfulness), vốn đều có nền tảng ở từ tâm. Trong chuyên đề này, hai khái niệm căn bản trên được hợp nhất thành một tổ hợp chính niệm – từ tâm và sẽ được xem xét trong khuôn khổ nhà trường, nhằm tìm lời đáp cho câu hỏi: Thực hành chính niệm – từ tâm như thế nào trong việc dạy và học? và việc thực hành này sẽ mang lại hiệu quả gì cho người dạy – người học.

Tiến sĩ Nguyễn Nam giảng dạy chuyên đề Thực hành Chính niệm – Từ tâm

Quan trọng hơn nữa là việc thực hành này không chỉ giới hạn trong không gian nhỏ hẹp của lớp học, bởi lẽ “thầy giáo, cô giáo có hạnh phúc sẽ thay đổi thế giới” (Thích Nhất Hạnh). Chuyên đề sẽ bắt đầu với việc tìm hiểu ý nghĩa và hiệu dụng của chính niệm, từ tâm, thảo luận việc thực hành chính niệm – từ tâm trong lớp học, và nhận thức sự lan toả tích cực của việc thực hành này xa ngoài phạm vi trường lớp. Chuyên đề cũng dành thời gian cho việc thực tập chính niệm – từ tâm, để học viên có dịp lắng nghe, thông hiểu chính mình và bạn học cùng lớp.

Kết nối với chúng tôi

facebook

(English below) ASEAN SOCIAL IMPACT PROGRAM 2023 - VÌ MỘT “HÀNH TINH” KHỎE MẠNH HƠN Chương trình ASEAN Social Impact Program 2023 - ASIP (Tác động xã hội ASEAN) đã chính thức khép lại với phần trình bày ý tưởng của các đội thi. Trước ban giám khảo và các nhà tài trợ tài năng...

image

(English below) ✨ LỜI CHÚC NĂM GIÁP THÌN 2024 ✨ Bước sang thềm năm mới Giáp Thìn, Đại học Fulbright Việt Nam xin được gửi đến mọi nhà lời chúc tốt đẹp nhất 🐉 Với trái tim tràn đầy hy vọng hoà cùng niềm vui đầu năm, chúng tôi vô cùng trân trọng sự tin tưởng và hỗ trợ vô giá Fulbright nhận được trong hành trình vừa qua, là động lực hướng đến những điều tuyệt vời sẽ tiếp nối trong năm nay 🌟 Nhân dịp năm Rồng, Fulbright xin kính chúc vạn sự hanh thông, mọi niềm mong thành hiện thực 🌟 --- ✨ HAPPY LUNAR NEW YEAR 2024 ✨ As we step into New Year, the Year of the Dragon, Fulbright University Vietnam would like to extend our best wishes to everyone 🐉 With hearts filled with hope and joy as we embark on the new year, we deeply appreciate the invaluable trust and support Fulbright has received on our journey thus far, serving as motivation towards the wonderful things that will continue in the year ahead 🌟 As the Dragon's year unfolds its tale, Fulbright extends wishes, setting sail. Prosperity's breeze, in every gale, May dreams come true, without fail 🌟

Trang web này sử dụng cookies để cung cấp trải nghiệm người dùng tốt hơn.

Các cookies cần thiết (Essential Cookies) được mặc định và là cơ sở để trang web hoạt động chính xác. Cookies phân tích (Analytics cookies) thu thập dữ liệu ẩn danh để cải thiện và theo dõi website. Cookies hiệu suất (Performance cookies) được sử dụng bởi bên thứ ba để tối ưu hóa các ứng dụng (như video và bản đồ) được tích hợp trong trang web của chúng tôi. Để chấp nhận tất cả cookies, vui lòng bấm vào 'Tôi chấp nhận.'

logo_footer