Tin Tức

Bàn bạc tha hồ, Đối đáp tự do: Đông Kinh Nghĩa Thục và Tinh thần giáo dục khai phóng ở Việt Nam đầu thế kỷ 20

image

“Ôi, đã tìm rồi, đã xét rồi, đã nắm vững rồi, (thì phải đem) búa to đao lớn để phá lũy xưa, xí đỏ, cờ hồng để lên đài mới, phải ném thân vào chỗ thế giới nước xoáy để mài xát nhiệt thành của mình, rồi đưa ra thời đại bay nhảy để cổ lệ cái nguyên động lực, làm sao cho người một nước nhân tư tưởng mà sinh cạnh tranh, nhân cạnh tranh mà sinh tư tưởng. Bây giờ các món học văn minh ngõ hầu mới có được.”
(Khuyết danh, Văn Minh Tân Học Sách, 1904, Đặng Thai Mai dịch)

Giáo dục khai phóng thể được định nghĩa theo nhiều cách khác nhau nhưng tất cả đều chung một điểm cung cấp một nền tảng tri thức rộng mở cho những công cụ để duy phản biện, lập luận phân tích, trình bày sáng tỏ. Những sự thông thạo này sẽ chuẩn bị cho người học biết cách đối mặt với những vấn đề phức tạp nhất của thế giới giải quyết những đổi mới của tương lai với những thách thức khôn lường.”(1) Nền tảng thực hành của một truyền thống giáo dục như thế lịch sử lâu đời không chỉcác nước phương Tây còncác nước phương Đông như Ấn Độ, Trung Hoa, hay Ai Cập.(2) Việc thiết lập trường Quốc Tử Giám năm 1076 thể xem như dấu son mở đầu truyền thống khai phóng trong giáo dục ở Việt Nam. Ý nghĩakhai phóng” ở đây phải được hiểu trong bối cảnh lịch sử đặc thù của thế kỷ 11, của một lãnh thổvừa giành được quyền tự chủ sau hơn 1.000 năm đô hộ”, với “ý thức giữ gìn củng cố độc lập, khẳng định bản lĩnhđóng vai trò tưởng chỉ đạo của mọi hoạt động tổ chức, quân sự, văn hoá đều hướng tới phục vụ sự nghiệp tự cường của dân tộc.”(3) Hơn 830 năm sau, một ngôi trường khác ra đời trong bối cảnh thuộc địa đánh dấu một bước phát triển mới trong truyền thống giáo dục khai phóng Việt Nam.

Thành lập năm 1907 ở Hà Nội, Đông Kinh Nghĩa Thục (ĐKNT, thường được dịch sang tiếng Anh “The Tonkin Free School”) sự tích hợp những thành tựu cải cách giáo dục Đông – Tây vào cuối thế kỷ XIX – đầu thế kỷ XX nhằm đáp ứng những yêu cầu cấp thiết của thời đại, đặc biệt vấn đề canh tân đất nước về mọi mặt để mưu cầu tiến bộ, bình đẳng, hợp tác độc lập dân tộc. Lời đề từ (epigraph) ở đầu bài viết này một đoạn trích từ tác phẩm Văn Minh Tân Học Sách vốn được xem như tuyên ngôncương lĩnhchỉ nam của nhà trường, thể hiện tinh thần phản biện, khai phóng, tạo ra sự phát triển cân bằng, hoà hợp giữa lợi ích bản địa toàn cầu. Thời gian tồn tại ngắn ngủi của ĐKNT trong vòng khoảng 10 tháng tỷ lệ nghịch cực đại với ảnh hưởng sâu rộng của ngôi trường này đối với truyền thống giáo dục Việt Nam nói riêng, đối với sự phát triển theo định hướng mới của hội Việt Nam nói chung. 

Chút bối cảnh lịch sử

Những biến động chính trị, kinh tế, hội quân sựkhu vực Đông Á cuối thế kỷ 19 – đầu thế kỷ 20 đã tác động mạnh mẽ đến một nước Việt Nam bị phân cắt thành 3 kỳ (Bắc, Trung, Nam), nằm trong vòng kiểm soát của những hệ thống chính trị bảo hộthuộc địa của Pháp. Thất bại của Mậu Tuất Duy Tân ở Trung Hoa năm 1898 đã dẫn đến sự lưu vong của Khang Hữu Vi (Kang Youwei, 1858-1927) Lương Khải Siêu (Liang Qichao, 1873-1929) ở Nhật, đó cũng chính một trong những khởi điểm quan trọng cho việc tiếp xúc truyền tưởng chính trị, triết học phương Tây (đã được dịch khá nhiều ở Nhật) vào thế giới Đông Á (bao gồm Việt Nam) qua hình thứctân thư”. Chiến thắng của Nhật Bản trong chiến tranh Nhật-Nga (1905) cùng với những thành tựu cải cách chính trị, kinh tế, giáo dục, hội của nước này trong giai đoạn Minh Trị Duy Tân (1868-1889) đã khiến các nước Đông Á phải nhận thức lại tiềm lực cách mạng, cải cách của chính mình để đối đầu với hiểm hoạ thôn tính từ phương Tây. Dân trí, dân khí dân sinh nổi lên như những yếu tố cốt tuỷ, then chốt mở lối cho dân tộc tự cường hiện đại cần được đặc biệt quan tâmtriển khai từ nền tảng giáo dục. Mô hình giáo dục Nhật Bản, đặc biệt Khánh Ứng Nghĩa Thục (Keio Gijuku) được Phan Bội Châu (1867-1940) Phan Châu Trinh (1872-1926) cùng thăm thú, quan sát năm 1906, đã trở thành nguồn cảm hứng cho việc thành lập ĐKNT do cụ Cử Lương Văn Can (1854-1927) làm Hiệu trưởngphố Hàng Đào (Hà Nội) năm 1907. 

Từ bìa phải sang trái: Hai căn nhà số 4 (nhà riêng cụ Lương Văn Can, bìa phải) và số 10 (nhà màu trắng với 3 khung cửa vòm) phố Hàng Đào, Hà Nội, từng là cơ sở dạy học của Đông Kinh Nghĩa Thục. Nguồn: Henri Gourdon, L’Indochine, Paris: Larousse, 1931, tr. 131.

Đông Kinh Nghĩa Thục – Điểm nhấn then chốt trong lịch sử giáo dục Việt Nam

chỉ tồn tại trong thời gian ngắn khoảng 10 tháng, từ tháng 3 Dương lịch năm 1907 cho đến khi bị chính quyền thuộc địa đóng cửa vào đầu năm 1908 (tháng Chạp năm Đinh Mùi Âm lịch),(4) ĐKNT một trong những cải cách quan trọng nhất trong lịch sử giáo dục Việt Nam, được tiến hành không phải từ trên xuống, từ dưới lên, bắt nguồn trong dân chúng, do nhân đề xướng, theo định hướng độc lập dân tộc, khát vọng yêu nước, mong cầu tiến bộ về tri thức, duy dân chủ nhằm phá bỏ những kìm hãm, trì trệ của hội thuộc địa quân chủ Việt Nam đầu thế kỷ 20. Hẳn nguyên nhân chính khiến chính quyền thực dân Pháp quyết định đóng cửa ĐKNT không phải chỉ những nội dung giáo dục tiến bộ về khoa học phổ thông của nhà trường, quan trọng hơn nguy nối kết giữa việc đào tạo con người duy khoa học, cởi mởphản biện, nặng lòng ái quốc, ý thức học hỏitiếp nhận từ 5 châu, 4 bể nhưng luôn hướng đến độc lập quốc gia với những cuộc khởi nghĩa trang vẫn đang tồn tại, luôn chờ dịp bùng phát trong cả nước. 

Phục hiện một công cuộc cải cách giáo dục bị chính quyền thuộc địa ngăn cấm

một khoảng cách đáng kể giữa thời gian hiện hữu của ĐKNT thời gian ra đời của những khảo cứu về ngôi trường lịch sử này. Phải đến gần 30 năm sau khi bị đình chỉ, những tập chuyên luận đầu tiên về nhà trường mới được biên soạn, nhưng số phận của chúng cũng thật truân chuyên. Sách Đông Kinh Nghĩa Thục của Đào Trinh Nhất (1900-1951) do nhà xuất bản Mai Lĩnh in số lượng lớn 10,000 bản vào tháng 12 năm 1937 ở Hà Nội vừa đến với người đọc vài tháng đã bị cấm cùng với một khảo cứu khác của ông tên Đời cách mệnh Phan Bội Châu, không ai đượcgiới thiệu, lưu hành, bày bán, phân phốitrên toàn cõi An Nam từ ngày 17 tháng 3 năm 1938.(5) Cũng từ năm 1936, Hoa Bằng Hoàng Thúc Trâm (1902-1977) đã ý thức thu thập thông tin trình bày rải rác về ĐKNT trên các tuần báo Thế giới (Sài Gòn) Tân Việt Nam (Hà Nội). Đến năm 1945, khi tài liệu đã khá dầy dặn, ông soạn thành sách Đông Kinh Nghĩa Thục, bút danh Mai Lâm, nhưng do chiến tranh tao loạn, bản thảo bị lạc mất khỏi tay người soạn. Sau đó hơn chục năm, Hoa Bằng mới thể hoàn thành một bản thảo khác về ngôi trường lịch sử này, nhưng rất tiếc cho đến nay vẫn chưa được chính thức ấn hành.(6) Trong một thời gian dài, tên gọi “Đông Kinh Nghĩa Thục” đã một từ cấm kỵ, trở thành nỗi ám ảnh của chính quyền thực dân bắt đầu từ năm 1908 khi bị chính quyền thuộc địa dán cho cái nhãnhội kín” (société sécrète) gắn với những hoạt động cách mạng bạo động như vụ đầu độc lính Pháp ở Hà thành năm ấy.(7) 

Trái: Bìa sách Đông Kinh Nghĩa Thục của Đào Trinh Nhất do nhà Mai Lĩnh xuất bản năm 1937 với ảnh chân dung của Giám học Nguyễn Quyền; Phải: Quyết định cấm 2 tác phẩm Đông Kinh Nghĩa Thục và Đời cách mệnh Phan Bội Châu được ban hành ngày 17 tháng 3 năm 1938 in trong Bulletin administratif de l’Annam, 1938/ 02/15-1938/ 08/09.
Nguồn: Gallica, Thư viện Quốc gia Pháp

Đông Kinh Nghĩa Thục qua lịch sử truyền khẩu (Oral History)

Ngoài một vài ghi chép ngắn về ĐKNT đăng trên Đại Nam đồng văn nhật báo/Đăng cổ tùng báo năm 1907 khi trường còn đang vận hành, cả hai chuyên luận của Đào Trinh Nhất (1937) của Nguyễn Hiến Lê (in lần thứ nhất năm 1956, lần thứ hai 1968), xét về tính chất, đều những công trình lịch sử khẩu truyền (oral histories) biên soạn về sau. Sách của Đào Trinh Nhất kết quả củaVài giờ nói [ch]uyện với Nhà sáng lập Đông Kinh Nghĩa Thục”, một lịch sử truyền khẩu tác giả được trực tiếp nghe ghi chép lại từ cựu Giám học ĐKNT Nguyễn Quyền (1869-1941) khi ấy đang bị an tríBến Tre. Trong bài tựa viết năm 1955, Nguyễn Hiếntự nhận mình “may mắn được vào hàng con cháu một vị lão nho đã hoạt động cho Nghĩa thục, thường được nghe cụ kể lịch sử Nghĩa thục (…),” nói rằngcuốn sách nhỏ độc giả đương đọc đây không phải một cuốn sử, chỉ chứa những tài liệu về sử thôi.”(8) Tuy không dùng khái niệmlịch sử khẩu truyền,” ông đồng thời chỉ ra 3 điều cần lưu ý đối với tính khả tín của loại sử liệu này: một tính chủ quan của người kể; hai tính xác thực của ức; ba khả năng kiểm chứng hạn chế đối với những sự việc được kể.(9)

Giáo dục khai phóng của Đông Kinh Nghĩa Thục

Nếu những điều sâu sắc nhất những đọng lại trong ức sau một hành trình dài của thời gian, thì những điều Giám học Nguyễn Quyền còn nhớ được về ĐKNT sau gần 30 năm nhà trường bị rút giấy phép, những người sáng lập bị bắt bớ, đày tất yếu phải những thành tựu đáng tự hào nhất của nhà trường. Ông tóm tắt mục đíchtôn chỉ giáo hoá của ĐKNT trong 6 điểm như sau.

1. Giảng dạy bằng 3 thứ chữ Pháp, Hán, Việt: Với cấp phổ thông thì chú trọng giảng dạy quốc văn, thay thế hoàn toàn giáo dục Hán văn bằng quốc ngữ “để diễn dịch những thường thức và tư tưởng mới.”

2. Trường chia làm ba cấp: tiểu, trung và đại học. Chữ Pháp và chữ Hán được giảng dạy các bậc trung và đại học. Trường thu nhận cả nam sinh và nữ sinh ở bậc tiểu học; có cả giáo viên nữ giảng dạy.  Tất cả các lớp đều chỉ cốt “học để làm người dân, chớ không học lối từ chương khoa cử.”

3. Nhà trường dạy miễn phí, cấp cả sách vở, giấy bút, “muốn cho ai cũng có thể tới và học được.”

4. Trường dạy “những khoa học thường thức, công nghệ thường thức cho người ta lấy đó mà mưu sanh, tự tồn.”

5. Được phép của nhà cầm quyền, ĐKNT mỗi tuần được tổ chức diễn thuyết công khai một lần về các vấn đề giáo dục, khoa học; các buổi diễn thuyết ban đầu chỉ ở Hà Nội nhưng sau còn phái cả người đi diễn thuyết ở các nơi khác.

6. ĐKNT được tổ chức với mục đích thực nghiệm để sẵn sàng mở rộng ra khắp 3 kỳ.(10)

Tác phẩm khuyết danh Văn minh tân học sách (1904) thể xem cương lĩnh giáo dục của nhà trường ĐKNT. Theo đó, thể thấy trường khuyến khích tinh thần sáng tạo khoa học của người học, khuyến cáo hội nên học theo mẫu hình châu Âu hạ lệnh cho khắp nước hễ ai học được kiểu mới, chế được đồ mới thì cũng theo lối Âu châu cấp cho bằng khen làm lưu chiểu, thưởng cho phẩm hàm để ngợi khen họ, cấp lương bổng để khen thưởng họ, cho giữ quyền sáng tạo để hậu đãi họ.” Quan trọng nhất tinh thần tự do học thuật dựa trên thực học, “cho phép học trò bàn bạc tha hồ, đối đáp tự do, không phải nề . Không cần thể cách hết (…) để cho cái học sinh học thi không trái với công việc thực tế họ phải làm”.(11)

Tất nhiên, những nội dung dạy học ở ĐKNT trong khoảng gần 10 tháng ngắn ngủi thời đó tuy vẫn còn rất khai nhưng cái dũng khí dám từ bỏ lối học từ chương, giáo điều hàng nghìn năm áp đặt, kìm hãm tâm trí người dân cần được ghi nhận như một mốc lịch sử giáo dục quan trọng. Tinh thần khai phóng đó cho phép người học trải nghiệm tự do học thuật, hướng họ vào đường thực học, cho phép họ kiểm nghiệm những điều đã học được trong thực tế, tập cách suy nghĩ cởi mở, với tinh thần phản biện không phải kiêng chi cả. Cùng với quốc văn, Hán văn Pháp văn những ngôn ngữvăn tự cho phép người học mở rộng hoà nhập hiệu quả với thế giới hiện đại không bị cắt đứt khỏi căn rễ văn hoá của mình. ĐKNT đã tiếp nối phát huy tinh thần khai phóng của giáo dục Việt Nam trong khung cảnh thuộc địa của đất nước trong bối cảnh biến động phức tạp của thế giới đầu thế kỷ 20 như thế đó. 

Tiến sĩ Nguyễn Nam, Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu Việt Nam, Đại học Fulbright Việt Nam

______

1. Harvard College, “What is a ‘liberal arts & sciences’ education?”, truy cập 23.02.2022. 

2. Kara A. Godwin and Philip G. Altbach, “A Historical and Global Perspective on Liberal Arts Education: What Was, What Is, and What Will Be,” International Journal of Chinese Education,5 (2016), 9-11. 

3. Đỗ Văn Hỷ, Quốc tử giám và Trí tuệ Việt, Hà Nội: Thanh niên, 1995, tr. 8. 

4. Theo sách Đông Kinh Nghĩa Thục của Nguyễn Hiến Lê (in lần thứ 2, Sài Gòn: Lá Bối, 1968), trong khi chờ đợi giấy phép của chính quyền thuộc địa vốn đang phân vân, dè dặt đối với mục đích, tôn chỉ của trường, các nhà sáng lập ĐKNT đã chủ động mở 2 lớp học tại nhà số 4 phố Hàng Đào khoảng tháng 3 Dương lịch 1907. Phải 2 tháng sau, tức là vào đầu hè năm Đinh Mùi – tháng 5 năm 1907, nhà trường mới có giấy phép chính thức. Đến tháng Chạp năm Đinh Mùi (khoảng đầu năm 1908), chính quyền thực dân Pháp thu hồi giấy phép của trường (tr. 48, 49 và 115). 

5. Bulletin administratif de l’Annam, 1938/ 02/15-1938/ 08/09, tr. 541. 

6. Khi sơ khảo về ĐKNT trong sách Lịch sử Tám mươi năm chống Pháp (Quyển I, Hà Nội: Ban Nghiên cứu Văn Sử Địa, 1956), Trần Huy Liệu cho biết “Một phần tài liệu trong mục này được cung cấp từ quyển Đông Kinh Nghĩa Thục của Mai Lâm chưa xuất bản.” (tr. 142, chú thích 3). 

7. Pierre Tedral, La France devant le Pacifique. La Comédie Indochinoise, Paris: Aux Éditions Vox, 1926, tr. 50. 

8. Nguyễn Hiến Lê, Đông Kinh Nghĩa Thục, sđd, Bài “Tựa” của lần in thứ 1 (không có số trang). 

9. Như trên. 

10. Đào Trinh Nhất, Đông Kinh Nghĩa Thục, Hà Nội: Mai Lĩnh, 1937, tr. 22-23. 

11. Nguyễn Hiến Lê, Đông Kinh Nghĩa Thục, sđd, 52-53. 

Kết nối với chúng tôi

facebook

(English below) ASEAN SOCIAL IMPACT PROGRAM 2023 - VÌ MỘT “HÀNH TINH” KHỎE MẠNH HƠN Chương trình ASEAN Social Impact Program 2023 - ASIP (Tác động xã hội ASEAN) đã chính thức khép lại với phần trình bày ý tưởng của các đội thi. Trước ban giám khảo và các nhà tài trợ tài năng...

image

(English below) ✨ LỜI CHÚC NĂM GIÁP THÌN 2024 ✨ Bước sang thềm năm mới Giáp Thìn, Đại học Fulbright Việt Nam xin được gửi đến mọi nhà lời chúc tốt đẹp nhất 🐉 Với trái tim tràn đầy hy vọng hoà cùng niềm vui đầu năm, chúng tôi vô cùng trân trọng sự tin tưởng và hỗ trợ vô giá Fulbright nhận được trong hành trình vừa qua, là động lực hướng đến những điều tuyệt vời sẽ tiếp nối trong năm nay 🌟 Nhân dịp năm Rồng, Fulbright xin kính chúc vạn sự hanh thông, mọi niềm mong thành hiện thực 🌟 --- ✨ HAPPY LUNAR NEW YEAR 2024 ✨ As we step into New Year, the Year of the Dragon, Fulbright University Vietnam would like to extend our best wishes to everyone 🐉 With hearts filled with hope and joy as we embark on the new year, we deeply appreciate the invaluable trust and support Fulbright has received on our journey thus far, serving as motivation towards the wonderful things that will continue in the year ahead 🌟 As the Dragon's year unfolds its tale, Fulbright extends wishes, setting sail. Prosperity's breeze, in every gale, May dreams come true, without fail 🌟

Trang web này sử dụng cookies để cung cấp trải nghiệm người dùng tốt hơn.

Các cookies cần thiết (Essential Cookies) được mặc định và là cơ sở để trang web hoạt động chính xác. Cookies phân tích (Analytics cookies) thu thập dữ liệu ẩn danh để cải thiện và theo dõi website. Cookies hiệu suất (Performance cookies) được sử dụng bởi bên thứ ba để tối ưu hóa các ứng dụng (như video và bản đồ) được tích hợp trong trang web của chúng tôi. Để chấp nhận tất cả cookies, vui lòng bấm vào 'Tôi chấp nhận.'

logo_footer