Vì sao phải học chính sách công trong thời Covid?

image

Đại dịch COVID-19 đã đặt mọi quốc gia trên thế giới trước những thách thức chưa từng có tiền lệ. Trong vòng một năm rưỡi qua, COVID-19 đã lây lan khắp toàn cầu, khiến hàng trăm triệu người bị nhiễm bệnh và cướp đi sinh mạng của hàng triệu người, gây nên áp lực khổng lồ cho cả hệ thống y tế và nền kinh tế. Chính sách được đa số các quốc gia áp dụng – giãn cách xã hội – mặc dù giúp giảm thiểu sự lây lan, cũng gây tổn thất nặng nề đối với nền kinh tế, các doanh nghiệp, và người dân nói chung. Có khá nhiều tranh cãi xảy ra xung quanh câu chuyện lựa chọn sinh mạng hay sinh kế và ứng xử của nhà nước giữa đòi hỏi bảo vệ sinh mạng của người dân và duy trì nền kinh tế để không gây ra đổ vỡ, dẫn đến mất ổn định xã hội.

Có thể nói, chưa bao giờ chúng ta thấy rõ ảnh hưởng của chính sách công lên cuộc sống thường nhật như lúc này. Chưa bao giờ mỗi người dân chúng ta lại quan tâm, cập nhật từng động thái chính sách hay tích cực tham gia thảo luận chính sách như trong thời gian vừa qua. Thực tế là, mỗi người trong chúng ta, theo các cách thức và mức độ khác nhau, đã trở thành một “nhà” phân tích chính sách, ngay cả khi chúng ta không hoàn toàn ý thức được về điều ấy.

Khủng hoảng COVID-19 và ảnh hưởng chính sách đến toàn dân

Đại dịch COVID-19 đặt ra những bài toán quản trị hóc búa cho các nhà lãnh đạo công và các chuyên gia cố vấn chính sách. Công tác quản trị bình thường đã phức tạp, nay lại khó khăn bội phần khi virus có khả năng biến chủng và lây lan nhanh, khiến việc khoanh vùng, truy vết trở nên rất khó khăn, đòi hỏi nhà nước phải xử lý một lượng dữ liệu cực lớn và đưa ra hành động quyết đoán.

Hơn thế nữa, việc ngăn chặn sự lây lan của dịch bệnh cần sự hậu thuẫn và đồng thuận của toàn dân. Người dân được yêu cầu thực hiện các biện pháp phòng chống dịch như giãn cách xã hội, tự cách ly và hỗ trợ cộng đồng trong thời điểm đại dịch, và có thể là cả một thời gian dài sau đó.

Tuy nhiên, trong bối cảnh các quyết định cần được đưa ra một cách nhanh chóng và quyết đoán, nhà nước không tránh khỏi việc bỏ lỡ một số vấn đề quan trọng, dẫn tới những phản ứng ngược chiều trong thực tiễn. Chẳng hạn như, một số chính sách giãn cách xã hội ưu tiên mục tiêu chống dịch; nhưng đấy lại không phải nỗi lo lớn nhất của tầng lớp thu nhập thấp, những người bắt buộc phải “làm ngơ” chính sách để kiếm ăn từng bữa. Nhiều nghiên cứu cho thấy khoảng cách khá lớn giữa quan điểm của công chúng và của nhà nước trong chính sách chống dịch. Vì lẽ đó, nhà nước vẫn cần lắng nghe những ý kiến đóng góp của người dân – những quan điểm ít khi được đặt lên hàng đầu bởi các chuyên gia kinh tế hay chuyên gia dịch tễ.

Ví dụ, khi Chỉ thị 16 được áp dụng tại Tp. HCM đã gây ra nhiều bất cập trong đời sống người dân, đặc biệt với những cá nhân làm nghề tự do hoặc vô gia cư. Gói hỗ trợ của chính phủ không đủ thời gian đến tay người dân trong lúc họ cần cứu trợ khẩn cấp. Trong những ngày đầu của Chỉ thị 16, các phiên chợ O đồng, quán cơm từ thiện đều không được phép hoạt động. Mạng xã hội dấy lên những tranh luận, cũng như những ý kiến phản biện chính sách. Một vài ngày sau, chiến lược chống dịch tại Tp. HCM đã có những thay đổi quan trọng như việc cho phép chuỗi siêu thị Ođ được hoạt động, mở rộng chuỗi cung ứng nhằm đáp ứng nhu cầu lương thực thực phẩm cho người dân. Điều này cho thấy việc tham gia thảo luận chính sách, dù không xảy ra ở những diễn đàn hay cuộc họp chính thức, vẫn đem lại những kết quả rõ rệt.

Như những cơn khủng hoảng khác, dù hậu quả nặng nề, COVID-19 cũng đem lại những cơ hội học hỏi, những sáng kiến mới. Đây là phép thử không chỉ đối với nhà nước, những người thi hành công vụ, mà còn đối với người dân nói chung.

Cơ hội nào cho lãnh đạo trẻ?

Giới trẻ chính là đối tượng sẽ phải gánh chịu những hậu quả lâu dài về mặt xã hội và kinh tế khi đại dịch Covid-19 qua đi. Việc tạo cơ hội cho những người trẻ tham gia vào quá trình phục hồi là việc cần làm để Việt Nam có thể tiếp tục phát triển một cách bền vững. Bằng cách tận dụng đam mê, năng lực, và tinh thần đổi mới sáng tạo của giới trẻ, chúng ta mới có thể tăng tốc nhằm đạt được những mục tiêu đề ra cho Việt Nam 2045.

Thế nhưng, ngoài việc mở rộng khung thảo luận chính sách, người tham gia thảo luận chính sách, đặc biệt là giới trẻ, cần được trang bị nền tảng kiến thức, phương pháp tư duy, công cụ phân tích và quan trọng hơn thế là tinh thần trách nhiệm để từ đó có những ý kiến, phản biện chính sách có chất lượng và mang tính xây dựng. Bởi lẽ, nếu thiếu đi hai vế tri thức và tinh thần phụng sự này, các góp ý dễ sa đà vào tranh cãi, chỉ trích, gây nhiễu cho công chúng và các nhà làm chính sách.

Đây cũng là lý do Trường Chính sách Công và Quản lý Fulbright (FSPPM) luôn nỗ lực vun đắp và đề cao những giá trị công xuyên suốt trong chương trình giảng dạy hơn hai thập niên vừa qua như lòng chính trực, công tâm, dung hợp, sáng tạo, trách nhiệm, và phản biện trên tinh thần xây dựng.

Bởi nói như Tiến sĩ Vũ Thành Tự Anh, Giám đốc FSPPM: “Thế giới hậu COVID-19 sẽ không phải là thế giới chúng ta từng biết. Đây chính là lúc các trường chính sách công phải thể hiện vai trò tri thức và lãnh đạo của mình để góp phần kiến tạo xã hội hậu COVID-19, qua đó thực sự sống với những giá trị công và hành động để phụng sự lợi ích công vốn là sứ mệnh của bất kỳ một trường chính sách công nào.

Chương trình Thạc sĩ Chính sách Công của Fulbright được thiết kế dành cho các nhà hoạch định, tham mưu, phân tích và tư vấn chính sách; những nhà quản lý và lãnh đạo của các tổ chức phi chính phủ cũng như các tổ chức tư nhân đang tìm cách hiểu, xoay sở, thậm chí tác động đến chính sách. Để tăng cường chất lượng, tính đa dạng và dung hợp, những ứng viên có thành tích xuất sắc, đến từ khu vực công, công tác tại các vùng có hoàn cảnh khó khăn, nữ giới, và có khó khăn tài chính sẽ được xem xét cấp hỗ trợ tài chính bên cạnh học bổng của FSPPM do Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ tài trợ.

Ngoài ra, FSPPM cũng đưa ra những thay đổi quan trọng nhằm tạo điều kiện cho các ứng viên có thể tiếp cận chương trình trong bối cảnh đại dịch đang diễn biến phức tạp. Đơn cử, hình thức xét tuyển (thay cho thi tuyển) sẽ được áp dụng cho cả hai chuyên ngành: Phân tích Chính sách và Lãnh đạo và Quản lý. Theo đó, ứng viên chuyên ngành Phân tích Chính sách sẽ được miễn thi môn Định lượng và Tiếng Anh. Do không thể tổ chức thi môn Tiếng Anh nên nhà trường cũng không yêu cầu điều kiện Tiếng Anh đầu vào trong hồ sơ dự tuyển của cả 02 chuyên ngành. Bên cạnh thay đổi về hình thức tuyển sinh, trường cũng gia hạn thời gian nhận hồ sơ và điều chỉnh các thời hạn liên quan để ứng viên có thể linh động sắp xếp thời gian ứng tuyển.

Khi đối mặt với một cơn khủng hoảng, mỗi người trong chúng ta đều phải thay đổi để thích ứng. Chúng ta có thể thay đổi bằng cách học hỏi từ các chuyên gia, các đất nước phát triển trên thế giới. Nhưng chúng ta vẫn cần đào tạo một đội ngũ trí thức mới: am hiểu chiều sâu lý thuyết, kỹ năng ứng dụng thực tiễn, và khả năng lắng nghe thấu cảm. Chúng tôi tin rằng sau chương trình Thạc sĩ Chính sách Công tại Fulbright, các bạn sẽ trở thành những nhà lãnh đạo kiến tạo thay đổi, luôn không ngừng cải biến cuộc sống xung quanh mình một cách tích cực hơn,” TS. Vũ Thành Tự Anh chia sẻ.

Thạch Thảo

Kết nối với chúng tôi

image

Những điều cần biết về chuyên ngành Lãnh đạo & Quản lý 💛💙 Lãnh đạo và Quản lý (LM) là một trong hai chuyên ngành của chương trình Thạc sĩ Chính sách công (MPP) giảng dạy tại Trường Chính sách công và Quản lý Fulbright. Với nền tảng về kinh tế, chương trình giảng dạy của ngành học được trường thiết kế đặc biệt dành cho các cán bộ quản lý tầm trung và cao cấp, thuộc bất cứ ngành nghề nào. Một thế mạnh lớn của trường Fulbright đó là phương pháp sư phạm có khả năng chuyển tải những kiến thức căn bản về phân tích kinh tế cho những người chưa học về kinh tế trong một thời gian ngắn. Khi đi sâu vào học về lãnh đạo và quản lý, người học có thể hội nhập nhanh nhờ nền tảng phân tích kinh tế vững chắc. Tìm hiểu thêm về chương trình Thạc sĩ Chính sách công, chuyên ngành học Lãnh đạo và Quản lý tại: https://fsppm.fulbright.edu.vn/vn/dao-tao/thac-si-chinh-sach-cong-lanh-dao-quan-ly/ --- Trường Chính sách công và Quản lý Fulbright đang tuyển sinh Chương trình Thạc sĩ Chính sách công năm 2024 niên khóa 2024-2026 với 2 chuyên ngành Phân tích Chính sách; và Lãnh đạo và Quản lý. Ứng viên trúng tuyển sẽ nhận được mức học bổng từ 40% - 100% từ Chương trình. 📌Thời hạn ứng tuyển: 12/3 – 09/6/2024 🌟Link ứng tuyển: https://fsppm.fulbright.edu.vn/don-du-tuyen #FulbrightVietnam #ThacsiChinhSachCong #TuyenSinh2024 #Scholarships

image

(English below) ✨ LỜI CHÚC NĂM GIÁP THÌN 2024 ✨ Bước sang thềm năm mới Giáp Thìn, Đại học Fulbright Việt Nam xin được gửi đến mọi nhà lời chúc tốt đẹp nhất 🐉 Với trái tim tràn đầy hy vọng hoà cùng niềm vui đầu năm, chúng tôi vô cùng trân trọng sự tin tưởng và hỗ trợ vô giá Fulbright nhận được trong hành trình vừa qua, là động lực hướng đến những điều tuyệt vời sẽ tiếp nối trong năm nay 🌟 Nhân dịp năm Rồng, Fulbright xin kính chúc vạn sự hanh thông, mọi niềm mong thành hiện thực 🌟 --- ✨ HAPPY LUNAR NEW YEAR 2024 ✨ As we step into New Year, the Year of the Dragon, Fulbright University Vietnam would like to extend our best wishes to everyone 🐉 With hearts filled with hope and joy as we embark on the new year, we deeply appreciate the invaluable trust and support Fulbright has received on our journey thus far, serving as motivation towards the wonderful things that will continue in the year ahead 🌟 As the Dragon's year unfolds its tale, Fulbright extends wishes, setting sail. Prosperity's breeze, in every gale, May dreams come true, without fail 🌟

Trang web này sử dụng cookies để cung cấp trải nghiệm người dùng tốt hơn.

Các cookies cần thiết (Essential Cookies) được mặc định và là cơ sở để trang web hoạt động chính xác. Cookies phân tích (Analytics cookies) thu thập dữ liệu ẩn danh để cải thiện và theo dõi website. Cookies hiệu suất (Performance cookies) được sử dụng bởi bên thứ ba để tối ưu hóa các ứng dụng (như video và bản đồ) được tích hợp trong trang web của chúng tôi. Để chấp nhận tất cả cookies, vui lòng bấm vào 'Tôi chấp nhận.'

logo_footer