Những câu chuyện “Xanh” của Bắc Âu và bài học phát triển bền vững

image

Theo số liệu của tổ chức Liên Hiệp Quốc năm 2018, 55% dân số thế giới đang sống ở đô thị và dự báo con số này sẽ tăng lên 68% vào năm 2050. Xu thế đô thị hoá diễn ra trên toàn cầu mang lại những lợi ích phát triển về y tế, giáo dục, việc làm, thu nhập… nhưng cũng kéo theo những hệ lụy về hệ sinh thái, môi trường sống, chất lượng nước, không khí… Ô nhiễm môi trường do xây dựng, giao thông và các ngành công nghiệp nặng trở thành mối quan tâm lớn cho sức khỏe cộng đồng và là gánh nặng đối với ngân sách y tế của các thành phố và chính quyền trung ương. Sau thời gian dài chạy theo những mục tiêu phát triển kinh tế, chính quyền ở các thành phố trên thế giới nhận ra sự cần thiết của việc phát triển các đô thị theo hướng thông minh, đổi mới và bền vững; phát triển kinh tế cần đi đôi với đảm bảo an ninh xã hội và môi trường. Trong đó, câu chuyện thành công về phát triển bền vững từ mô hình Thủ đô Xanh (Green Capitals) ở các nước Bắc Âu (gồm Đan Mạch, Phần Lan, Iceland, Na Uy và Thụy Điển) được xem là hình mẫu cho các thành phố khác, là nguồn cảm hứng cho định hướng phát triển bền vững của các nước trong khu vực và trên thế giới.

Thủ đô Xanh với tham vọng phát triển bền vững

Các thủ đô Bắc Âu trong thập kỷ qua đã đưa ra nhiều quyết định chính trị và hành chính táo bạo để giải quyết vấn đề đô thị hóa, biến đổi khí hậu và các thách thức về môi trường. Phương pháp tiếp cận đa phương, lôi kéo sự tham gia của các bên liên quan (“stakeholders”) bao gồm nhà hoạch định chính sách địa phương, các cơ quan chính quyền địa phương, khu vực tư nhân, các tổ chức môi trường và khí hậu cũng như những người dân bình thường, được coi là chìa khóa trong việc thiết lập các mục tiêu và thực thi các chính sách phát triển bền vững.

Đan Mạch khuyến khích người dân sử dụng xe đạp để không có khí thải làm ô nhiễm môi trường. Photographer:
Ricky John Molloy (norden.org)

Oslo, thủ đô của Na Uy, đã áp dụng một chiến lược khí hậu đầy tham vọng với mục tiêu cắt giảm 95% lượng khí thải CO2vào năm 2030. Trong một thập kỷ tới, quốc gia này phấn đấu loại bỏ các nguồn phát thải khí độc hại gây ô nhiễm môi trường trong thành phố. Mục tiêu được thực hiện không phải bằng cách mua thêm hạn ngạch khí thải mà thực hiện cắt giảm lượng khí thải thực tế. Ngân sách cho ứng phó với biến đổi khí hậu đầu tiên cũng đã được đưa vào hoạt động từ năm 2017 như một công cụ quản trị đột phá dù quốc gia này là một trong những nước sản xuất dầu và khí đốt lớn trên thế giới.

Copenhagen, thủ đô của Đan Mạch, đặt mục tiêu trở thành thủ đô không có carbon đầu tiên trên thế giới vào năm 2025. Năm 2009, Copenhagen đã đưa ra “Kế hoạch Khí hậu” đầu tiên và kết quả của quá trình thực hiện đã đạt được mức giảm CO2 lớn. Thành phố cũng có các Chính sách về Môi trường như không khí sạch, ít tiếng ồn, nước sạch từ vòi và nhiều không gian xanh giúp tăng cường sức khỏe và chất lượng sống của người dân một cách đáng kể.

Năm 2010, Stockholm, thủ đô của Thụy Điển, được chọn là Thủ đô Xanh Châu Âu đầu tiên, nhờ vào việc cắt giảm lượng khí thải carbon và các mục tiêu khí hậu đầy tham vọng. Năm 2016, quốc gia này đã thông qua mục tiêu không còn nhiênliệu hóa thạch vào năm 2040. Kể từ năm 1990 cho đến nay, thành phố đã cắt giảm 50% lượng khí thải carbon trên mỗi người dân.

Helsinki, thủ đô của Phần Lan là thành phố có chất lượng không khí sạch thuộc hàng bậc nhất trên thế giới nhờ áp dụng các chiến lược phát triển phù hợp với các Mục tiêu Phát triển Bền vững (SDGs) của Liên Hiệp Quốc. Chính quyền thành phố nỗ lực kiến thiết không gian xanh cho Helsinki với diện tích đất dành cho công viên lớn cùng hàng chục khu dự trữ sinh quyển. Thành phố này là một phần của dự án ‘Sáng kiến không khí sạch’ và thiết lập hệ thống giám sát hệ sinh thái nhằm đảm bảo chất lượng sống cho người dân.

Xe buýt tự lái sử dụng dịch vụ mạng di động thế hệ thứ 5 (5G) ở Bắc Âu. Ảnh: norden.org

Với đường biên giới chung, những quốc gia Bắc Âu đã thiết lập các cơ chế hợp tác lâu đời với những khế ước về bảo vệ môi trường chung. Bắc Âu luôn đề cao tinh thần tiên phong trong việc cam kết những mục tiêu không khí thải carbon và đề ra những biện pháp cụ thể để đạt được mục tiêu. Với hệ thống luật pháp ngăn ngừa tham nhũng và giám sát lạm dụng quyền lực chặt chẽ, thiết lập cơ chế quản trị địa phương hiệu quả và sự gần gũi với người dân, kết hợp thực thi các chính sách từ trung ương đến địa phương, khối Bắc Âu đã đạt được những mục tiêu môi trường đầy ấn tượng.

Những yếu tố làm nên thành công là sự cởi mở, tin tưởng lẫn nhau, sự gần gũi về quyền lực, bình đẳng và quản lý bền vững. Những mục tiêu về phát triển bền vững của các nước Bắc Âu đầy tham vọng, được cụ thể hoá ở những con số cũng như mốc thời gian thực hiện…. Những người dân địa phương, những doanh nghiệp, những NGO, những nhà hoạt động môi trường, các cơ quan chính quyền….tất cả đồng lòng tham gia vì mục tiêu phát triển bền vững. Câu chuyện thành công của các nước Bắc Âu gây ấn tượng với cả thế giới; không chỉ các nước đang phát triển ở châu Á mà cả những quốc gia phát triển như Mỹ cũng nói về Bắc Âu như một hình mẫu đáng học tập.

Học được gì từ mô hình Bắc Âu?

Câu chuyện thành công của Bắc Âu không chỉ là câu chuyện của những quốc gia phát triển. Trong bối cảnh đô thị hóa đang diễn ra nhanh chóng, những nền kinh tế như Việt Nam, Trung Quốc hay các nước ASEAN đang phải đối mặt với câu hỏi là liệu các quốc gia này có nên đánh đổi sự bền vững về môi trường, hệ sinh thái, nguồn tài nguyên, chất lượng cuộc sống… cho phát triển kinh tế? Diện tích rừng suy giảm, nguồn tài nguyên cạn kiệt, không khí, nguồn nước ô nhiễm…là những hồi chuông cảnh báo nếu các mục tiêu chỉ dừng ở các con số phát triển kinh tế, mà bỏ qua những cái giá phải trả rất đắt về môi trường, hệ sinh thái, sức khỏe cộng đồng.

Sau Đổi Mới, Việt Nam tập trung vào các mục tiêu phát triển kinh tế, thu hút FDI. Một trong những lợi thế thu hút vốn FDI ào ạt thời kỳ đầu hội nhập đó là chi phí sản xuất thấp với nhân công giá rẻ. Nhưng số lượng dự án FDI đổ vào Việt Nam không tỉ lệ thuận với chất lượng khi nhiều dự án FDI đầu tư với mục đích tận dụng nguồn lao động giá rẻ, sử dụng máy móc công nghệ lạc hậu, gây ô nhiễm môi trường; trong đó, có những sự cố môi trường nghiêm trọng như trường hợp của Formosa Hà Tĩnh, Vedan Đồng Nai…Những bài học đắt giá về sự cố môi trường này đặt ra cho Việt Nam những yêu cầu cấp bách về việc điều chỉnh, quy hoạch thu hút nguồn vốn FDI vào những lĩnh vực kinh tế xanh, hay các lĩnh vực công nghệ sạch, đảm bảo tăng trưởng xanh, và phát triển kinh tế theo hướng bền vững.

Việt Nam đặt mục tiêu tăng trưởng xanh, tiến tới nền kinh tế carbon thấp

Việt Nam đã ban hành Chiến lược quốc gia về tăng trưởng xanh, thời kỳ 2011 – 2020 và tầm nhìn đến năm 2050, xác định tăng trưởng xanh là một nội dung quan trọng của phát triển bền vững. Mục tiêu cụ thể của Chiến lược này là “Tăng trưởng xanh, tiến tới nền kinh tế carbon thấp, làm giàu vốn tự nhiên trở thành xu hướng chủ đạo trong phát triển kinh tế bền vững; giảm phát thải và tăng khả năng hấp thụ khí nhà kính dần trở thành chỉ tiêu bắt buộc và quan trọng trong phát triển kinh tế – xã hội”.

Cuối năm 2020, Quốc hội Việt Nam đã thông Luật Bảo vệ Môi trường (sửa đổi) phản ánh sự thay đổi trong tư duy quản lý môi trường, thể chế hóa chính sách phát triển dựa trên quy luật tự nhiên, không hy sinh môi trường để đổi lấy tăng trưởng kinh tế và đặc biệt lần đầu tiên xác định người dân là một chủ thể trong công tác bảo vệ môi trường. Đồng thời xác định chế tài xử phạt vi phạm pháp luật về bảo vệ môi trường, gây ô nhiễm, suy thoái, sự cố môi trường…

Trong bối cảnh thực thi triển khai luật và các chiến lược phát triển bền vững, liệu những câu chuyện “xanh” của Bắc Âu, những bài học rút ra từ thành quả cho đến những thách thức mà các nước Bắc Âu đang đối mặt có thể là những tham khảo quý giá cho những nền kinh tế đang phát triển như Việt Nam ra sao?

Nhân “Ngày Bắc Âu” tại Việt Nam 2021, Trường Chính sách Công và Quản lý Fulbright phối hợp với Đại sứ quán các nước Bắc Âu tại Việt Nam sẽ tổ chức hội thảo bàn về mô hình phát triển bền vững “Thủ đô Xanh” của Bắc Âu. Tại buổi hội thảo, các diễn giả khách mời, chuyên gia sẽ trao đổi về những khía cạnh khác nhau của quá trình chuyển đổi đô thị xanh ở các thủ đô Bắc Âu. Sự kiện diễn ra vào ngày 24/3 tại Trường Chính sách Công và Quản lý Fulbright là cơ hội để các học giả, chuyên gia nghiên cứu, các nhà hoạch định chính sách và các bên liên quan khác cùng nhau thảo luận, rút ra những kinh nghiệm và bài học từ mô hình phát triển đô thị bền vững của các nước Bắc Âu.

Thúy Hằng

Kết nối với chúng tôi

image

Cùng lắng nghe những cảm nhận, chia sẻ từ các lãnh đạo cấp cao của TP. Hồ Chí Minh, TP. Đà Nẵng, Tỉnh Thừa Thiên Huế và Tỉnh Đồng Tháp, tham dự Tọa đàm Chính sách Cấp cao - Lãnh đạo Quản trị Tài sản công trong kỷ nguyên số trong 2 ngày 16 & 17/3 vừa qua tại Đà Nẵng. Tọa đàm được đồng tổ chức bởi Trường Chính sách công và Quản lý Fulbright (FSPPM), Ngân hàng Thế giới (World Bank) và Tổng cục Kinh tế Liên bang Thụy Sĩ (SECO). --- Trường Chính sách công và Quản lý Fulbright đang tuyển sinh Chương trình Thạc sĩ Chính sách công năm 2024 niên khóa 2024-2026 với 2 chuyên ngành Phân tích Chính sách; và Lãnh đạo và Quản lý. Ứng viên trúng tuyển sẽ nhận được mức học bổng từ 40% - 100% từ Chương trình. 📌Thời hạn ứng tuyển: 12/3 – 09/6/2024 👉Link ứng tuyển: https://fsppm.fulbright.edu.vn/don-du-tuyen #FulbrightVietnam #ThacsiChinhSachCong #TuyenSinh2024 #Scholarships

image

(English below) ✨ LỜI CHÚC NĂM GIÁP THÌN 2024 ✨ Bước sang thềm năm mới Giáp Thìn, Đại học Fulbright Việt Nam xin được gửi đến mọi nhà lời chúc tốt đẹp nhất 🐉 Với trái tim tràn đầy hy vọng hoà cùng niềm vui đầu năm, chúng tôi vô cùng trân trọng sự tin tưởng và hỗ trợ vô giá Fulbright nhận được trong hành trình vừa qua, là động lực hướng đến những điều tuyệt vời sẽ tiếp nối trong năm nay 🌟 Nhân dịp năm Rồng, Fulbright xin kính chúc vạn sự hanh thông, mọi niềm mong thành hiện thực 🌟 --- ✨ HAPPY LUNAR NEW YEAR 2024 ✨ As we step into New Year, the Year of the Dragon, Fulbright University Vietnam would like to extend our best wishes to everyone 🐉 With hearts filled with hope and joy as we embark on the new year, we deeply appreciate the invaluable trust and support Fulbright has received on our journey thus far, serving as motivation towards the wonderful things that will continue in the year ahead 🌟 As the Dragon's year unfolds its tale, Fulbright extends wishes, setting sail. Prosperity's breeze, in every gale, May dreams come true, without fail 🌟

Trang web này sử dụng cookies để cung cấp trải nghiệm người dùng tốt hơn.

Các cookies cần thiết (Essential Cookies) được mặc định và là cơ sở để trang web hoạt động chính xác. Cookies phân tích (Analytics cookies) thu thập dữ liệu ẩn danh để cải thiện và theo dõi website. Cookies hiệu suất (Performance cookies) được sử dụng bởi bên thứ ba để tối ưu hóa các ứng dụng (như video và bản đồ) được tích hợp trong trang web của chúng tôi. Để chấp nhận tất cả cookies, vui lòng bấm vào 'Tôi chấp nhận.'

logo_footer